Powered by Techcity

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở rộng thị trường, giảm sự lệ thuộc và tìm kiếm cơ hội tăng trưởng ở những khu vực tiềm năng khác như châu Âu, Trung Đông, châu Phi, Đông Nam Á…

Các doanh nghiệp ngành xuất khẩu thủy sản nỗ lực mở rộng thị trường mới.

Tìm cơ hội trong thách thức

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Intimex, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cho biết, việc tạm dừng thuế đối ứng là tin vui, nhưng doanh nghiệp vẫn không thể chủ quan. Thực tế, dù Hoa Kỳ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị xuất khẩu, gần 1,5 tỷ USD của Intimex năm 2024, nhưng vẫn là thị trường chiến lược.

“Với đặc thù ngành hàng nông sản – cà phê, tính cạnh tranh không chỉ đến từ chất lượng, mà còn từ thuế suất. Brazil hoàn toàn có thể vượt mặt chúng ta, nếu họ tận dụng được lợi thế thuế thấp hơn. Vì vậy, doanh nghiệp nông sản buộc phải thay đổi để tồn tại”, ông Đỗ Hà Nam chia sẻ.

Cũng theo ông Đỗ Hà Nam, để ứng phó với chính sách thuế quan từ Hoa Kỳ, đơn vị đang đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường sang châu Âu, Trung Đông và các quốc gia có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Song song đó, doanh nghiệp cũng nâng cao chất lượng, hạ giá thành và phát triển thương hiệu, để tăng khả năng cạnh tranh. Đặc biệt, Intimex còn tăng nhập khẩu thực phẩm từ Hoa Kỳ về Việt Nam để góp phần cân bằng cán cân thương mại, một hướng đi vừa chiến lược vừa thực tế.

Ông Phạm Quang Anh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Quốc tế Dony (bìa phải) kiểm tra các mẫu áo của công ty phục vụ thị trường xuất khẩu.

Công ty Cổ phần Quốc tế Dony, từng chiếm tới 40% thị phần xuất khẩu tại Hoa Kỳ vào năm 2021, nay chỉ giữ ở mức 20%. Ông Phạm Quang Anh, Tổng Giám đốc Công ty cho biết, việc “bỏ trứng vào một giỏ” tại Hoa Kỳ chứa đựng nhiều rủi ro, nhất là khi cạnh tranh từ Trung Quốc ngày càng khốc liệt. Vì vậy, đơn vị không chỉ khai phá các thị trường truyền thống như Đức, Canada, mà còn bứt phá tại những “vùng đất hứa” như Trung Đông, Nga, Đông Nam Á, đặc biệt là châu Phi, nơi họ xuất khẩu lô hàng đầu tiên năm 2024, với 110.000 sản phẩm.

Năm 2025, công ty tiếp tục gây bất ngờ khi xuất khẩu thành công lô áo khoác đầu tiên sang Trung Quốc, thị trường được xem là đầy tiềm năng, nhưng cũng không ít thách thức. “Quan niệm thị trường Hoa Kỳ lớn, thị trường khác nhỏ chưa hẳn đúng. Trung Đông tuy quy mô dân số nhỏ nhưng lại có những khách hàng lớn với đơn hàng giá trị cao. Doanh nghiệp cần biết cách “săn cá mập”, không chỉ chạy theo thị trường đông dân”, ông Quang Anh chia sẻ thêm.

Đổi sân chơi phù hợp

Thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng “đổi sân chơi”. Bởi khi mở rộng thị trường thường đi kèm nhiều chi phí và rủi ro. Ông Phạm Quang Anh phân tích: “Tìm thị trường mới là bài toán đầu tư lớn. Với 10.000 USD, doanh nghiệp phải chọn giữa nơi quen thuộc như Hoa Kỳ hay một châu Phi đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều ẩn số. Chi phí không chỉ đến từ marketing, truyền thông, mà còn cả bán hàng, logistics và xây dựng niềm tin với đối tác. Đưa một chiếc áo vào thị trường mới có thể tốn gấp đôi so với thị trường quen thuộc, nhưng nếu không thử, doanh nghiệp sẽ mãi bị động và không tránh được rủi ro khi thị trường cũ có biến động”.

Theo ông Quang Anh, muốn mở rộng thị trường mới, vai trò hỗ trợ từ Nhà nước là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế, đào tạo nhân lực, tạo kênh thông tin dễ hiểu về chính sách thương mại… Ông Quang Anh dẫn chứng: “Vừa qua, hội chợ tại Hồng Kông mà Dony tham gia, dưới sự hỗ trợ từ Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, doanh nghiệp đã học được rất nhiều khi tìm kiếm và mở rộng quan hệ với nhiều đối tác ở các nước”.

Tương tự, ông Đỗ Hà Nam cũng đề xuất giải pháp. Trước mắt, các bộ, ngành cần yêu cầu báo cáo cụ thể về tác động của thuế đối ứng đối với từng ngành hàng, từ đó cần phân loại rõ doanh nghiệp nào có khả năng chuyển đổi thị trường, doanh nghiệp nào không để có chính sách hỗ trợ phù hợp như tài chính, xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ kỹ thuật sản xuất…

Ở góc độ khác, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký VINAFRUIT, chỉ ra tầm quan trọng của việc chủ động cắt giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh. Ví dụ, với trái sầu riêng, mặt hàng có thuế suất tại Hoa Kỳ cao hơn 10% so với Thái Lan, Việt Nam chỉ có thể giữ thị phần nếu kiểm soát đầu vào tốt, giảm giá thành nhưng vẫn giữ chất lượng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lường trước cả những kịch bản xấu. Cụ thể, nếu Hoa Kỳ dừng nhập hàng, doanh nghiệp phải xoay trục nhanh sang các nước ASEAN hoặc khu vực châu Á.

Doanh nghiệp mạnh rạn mở rộng thị trường mới để tìm kiếm lối thoát cho việc quan ngại từ chính sách thuế.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lại chọn phát huy sức mạnh từ “sân nhà”. Ông Lâm Quốc Thanh, Tổng Giám đốc SATRA cho biết, đơn vị này đang mở rộng hệ thống bán lẻ, liên kết với nhà sản xuất để đẩy mạnh tiêu dùng nội địa. “Nếu tận dụng tốt thị trường trong nước, chúng ta không chỉ giảm lệ thuộc vào xuất khẩu mà còn nâng cao giá trị, gia tăng sản phẩm Việt và ủng hộ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ông Quốc Thanh nói.

Chia sẻ giải pháp mở rộng thị trường nội địa, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh cho biết, để doanh nghiệp nội địa phát triển song song với xuất khẩu, cần có chính sách tài chính công bằng. Xuất khẩu vay USD chỉ hơn 1%, trong khi sản xuất nội địa phải chịu lãi suất tiền đồng 9 – 10%, như vậy là bất hợp lý. Vì vậy, cần một chiến lược lớn hơn là xây dựng sàn giao dịch hàng hóa đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam như một phần của trung tâm tài chính quốc tế.

“Chúng ta có lợi thế hàng hóa nhưng nếu muốn nâng tầm, phải sẵn sàng đầu tư vào con người, vào công nghệ và học từ thất bại của người đi trước như Singapore hay thành công của Ấn Độ”, ông Phan Minh Thông nói.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh toàn cầu hóa và căng thẳng thương mại như hiện nay, việc doanh nghiệp chủ động mở rộng thị trường, giảm phụ thuộc vào Hoa Kỳ là xu hướng không thể đảo ngược. Không còn con đường nào khác ngoài đổi mới tư duy, cải tiến sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất và linh hoạt thích ứng. Khi thương mại không còn chỉ là cuộc chơi của số lượng, mà là “cuộc chiến” của chiến lược, ai dám đi trước, dám thay đổi, người đó mới có thể tồn tại và phát triển.




Chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán nhận định, thay vì áp dụng các biện pháp trả đũa khi bị Hoa Kỳ đề xuất áp thuế 46%, Việt Nam nên lựa chọn hướng tiếp cận linh hoạt và chủ động đàm phán thương mại. Việc xem xét ưu đãi thuế quan tương đương cho một số mặt hàng của Hoa Kỳ, như cách Việt Nam đang áp dụng với các đối tác thương mại tự do khác có thể là “bước xuống thang” hiệu quả, tạo điều kiện để phía Hoa Kỳ điều chỉnh chính sách thuế. Đồng thời, Việt Nam cũng nên cân nhắc mở cửa hơn nữa cho một số ngành công nghiệp Hoa Kỳ tham gia vào thị trường nội địa. Ở chiều ngược lại, Chính phủ cũng nên có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong nước bằng cách giảm thuế xuất khẩu, đồng thời khẩn trương tìm kiếm và phát triển các thị trường mới để giảm sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng không nên có tâm lý chủ quan cho rằng Hoa Kỳ sẽ không áp thuế vì Việt Nam là quốc gia nhỏ. Tuy nhiên, nếu chủ quan sẽ khiến chúng ta không chuẩn bị đầy đủ cho các kịch bản rủi ro. Cuối cùng, điểm mấu chốt là Việt Nam cần thiết phải giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu giá rẻ từ Trung Quốc trong ngành dệt may và da giày. Việc chạy theo giá rẻ để cạnh tranh chỉ kéo theo doanh thu thấp và thu nhập bấp bênh cho người lao động. Nếu đầu tư cải thiện chất lượng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bán sản phẩm với giá cao hơn, đồng thời nâng mức sống cho công nhân. Mặt khác, các chính sách tín dụng ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp xuất khẩu như các gói vay lãi suất thấp, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, hai bên cùng có lợi

Thủ tướng nhấn mạnh tiếp tục đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại công bằng, bền vững với Hoa Kỳ; tinh thần là phải bình tĩnh, sáng suốt, kiên định; hài hòa lợi ích, vì lợi ích của mỗi nước. Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về thúc đẩy quan hệ thương mại công bằng, bền vững với Hoa Kỳ.Đây là...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus của Hoa Kỳ

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Quỹ Warburg Pincus duy trì, tăng cường đầu tư vào các dự án đang triển khai, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu. Ngày 18/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey David Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hoa Kỳ), kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng...

Thủ tướng: Đề nghị Warburg Pincus thúc đẩy thương mại bền vững Việt Nam-Hoa Kỳ

Cảm ơn phía Hoa Kỳ đã lùi thời hạn áp thuế đối ứng để hai bên đàm phán, Thủ tướng khẳng định quan hệ kinh tế-thương mại hai nước không cạnh tranh trực tiếp mà bổ sung lẫn nhau. Sáng 18/4, tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN-Hoa Kỳ (USABC), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Quỹ mở rộng đầu tư nhiều hơn, nhanh...

Ngành gỗ chủ động giảm tác động từ chính sách thuế quan

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, nếu Hoa Kỳ áp thuế đối ứng đối với Việt Nam có thể ngay lập tức khiến các đơn hàng sụt giảm. Mức thuế cao sẽ khiến các sản phẩm gỗ từ Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh, khách hàng sẽ tìm nguồn cung ứng từ các quốc gia bị áp mức thuế thấp hơn. Về lâu dài điều này sẽ khiến thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam bị...

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 753/QĐ-TTg về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ. Đoàn đàm phán bao gồm: Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, Trưởng đoàn; Thứ trưởng Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Phó Trưởng đoàn; Thứ trưởng Tài chính Cao Anh Tuấn, Thành viên; Thứ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung, Thành viên; Thứ trưởng Khoa học...

Cùng tác giả

Lễ khai mạc Du lịch biển đảo Cô Tô năm 2025

Ngày 26/4, tại huyện Cô Tô đã diễn ra Lễ khai mạc Du lịch biển đảo Cô Tô năm 2025 với chủ đề: “Cô Tô - Nơi sóng gọi mặt trời” với sự tham gia của khoảng 2.200 người dân và du khách.  Sự kiện là điểm nhấn mở đầu chuỗi hoạt động kích cầu du lịch của huyện Cô Tô trong năm 2025, đồng thời là hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước:...

Ca sĩ Duy Mạnh ra mắt ‘Bố chuột’ sau ồn ào đòi bồi thường 2,5 tỷ đồng

Ca sĩ Duy Mạnh sẽ ra mắt ca khúc "Bố chuột" với ca từ châm biếm hài hước từ vụ việc chiếc xe ô tô của anh bị cháy và nguyên nhân được cho là do chuột.Chia sẻ với PV, ca sĩ Duy Mạnh nói ca khúc kể lại câu chuyện về hình ảnh "con chuột" vốn là tâm điểm gây tranh cãi giữa anh và một hãng xe.Là người sống thẳng thắn, Duy Mạnh nói không muốn giữ...

Công ty CP Than Hà Tu tổ chức Đại hội Đảng bộ khóa XXIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Ngày 26/4, Đảng bộ Công ty CP Than Hà Tu đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự đại hội có đồng chí Vũ Anh Tuấn, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy Than Quảng Ninh. Nhiệm kỳ 2020 - 2025, vượt qua nhiều khó khăn, Đảng bộ Công ty CP...

Đại hội Chi bộ các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh

Chiều 26/4, Chi bộ các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh đã tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Nguyễn Văn Hồi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh, dự và phát biểu chỉ đạo. Chi bộ các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Đảng ủy được...

Thủ tướng: Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trong năm 2026

Sáng 26/4, kết luận phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng phải “thần tốc, táo bạo hơn nữa”, phát triển ngành công nghiệp đường sắt phục vụ 2 mục tiêu 100 năm của đất nước. Thực hiện các Nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,...

Cùng chuyên mục

Canada điều tra chống bán phá giá với thép Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá với dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ Việt Nam. Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) vừa khởi xướng điều tra chống bán phá giá với một số mặt hàng dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nguyên đơn khởi kiện là Sivaco Wire Group - một nhà sản xuất dây thép hàng đầu...

Giá vàng tăng cao, vì sao người dân không mang bán?

Sáng nay (26/4), giá vàng trong nước lại tăng trở lại lên mốc 119,5 triệu đồng/lượng vàng nhẫn và 120,5 triệu đồng/lượng vàng miếng. Đáng ngạc nhiên, dù giá vàng đang ở mức cao nhưng người dân ít bán ra; nhiều nhà đầu tư kỳ vọng giá vàng lên 150 triệu đồng/lượng.Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 118,5 - 120,5 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng nửa triệu đồng/lượng...

Giá nguyên liệu tăng, Vinamilk dự kiến điều chỉnh giá bán tăng dưới 4%

Trong bối cảnh chi phí nguyên liệu nhập khẩu như vitamin, khoáng chất từ châu Âu và Mỹ tăng khoảng 4,5% trong quý 1-2025, Vinamilk chỉ điều chỉnh giá bán lên khoảng 2,6%. Dự kiến cả năm, mức tăng giá bán sẽ chỉ ở 3,4%. Chiều 25/4, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 theo hình thức trực tuyến.Giá nguyên liệu tăng, Vinamilk muốn ổn định giá...

Cân nhắc thời điểm áp thuế tiêu thụ đặc biệt nước ngọt

Các loại nước uống có đường phổ biến sẽ bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% theo đề xuất của Bộ Tài chính đưa ra trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi và có thể sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với các loại nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên...

Các sân bay dự kiến đón 2,4 triệu lượt khách dịp lễ 30-4, 1-5

Dịp cao điểm lễ 30-4, 1-5 năm nay có kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày từ 30-4 đến 4-5.Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) dự kiến phục vụ khoảng 2,4 triệu lượt khách trong giai đoạn cao điểm từ ngày 29-4 đến 4-5. Các sân bay có lượng khách tăng cao gồm Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương và Côn Đảo.ACV đã ban hành chỉ thị...

Dưa lê hoàng kim Hàn Quốc lần đầu được nhập về Việt Nam

Lần đầu vào Việt Nam và giá khoảng 400.000 đồng một kg, lô 10 tấn dưa lê hoàng kim Hàn Quốc được người tiêu dùng ủng hộ. Khác với hình dáng dưa lê tròn của Việt Nam, loại dưa lê hoàng kim Hàn Quốc về Việt Nam theo đường chính ngạch có mẫu mã thon dài, vỏ vàng óng, ruột trắng ngà, đặc biệt có thể ăn cả hạt. Mỗi trái nặng 180-220 gram, được bán với giá 99.000 đồng,...

Động thổ Dự án Cụm công nghiệp Đầm Hà B

Chiều 25/4, tại huyện Đầm Hà, Công ty Cổ phần Shinec đã tổ chức lễ động thổ Dự án đầu tư hạ tầng và kinh doanh Cụm công nghiệp Đầm Hà B. Đồng chí Cao Tường Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự và thực hiện nghi thức động thổ dự án. Cụm công nghiệp do Công ty Cổ phần Shinec làm chủ đầu tư, có tổng nguồn vốn trên 600 tỷ...

Thúc đẩy cơ khí TKV đổi mới và phát triển

Khối công nghiệp cơ khí của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) hiện có 11 đơn vị, trong đó có 10 công ty sản xuất và 1 Viện nghiên cứu chuyên ngành. Doanh thu hằng năm của cơ khí TKV đạt khoảng 6.000 tỷ đồng. Để thúc đẩy ngành cơ khí đổi mới và phát triển, TKV đang có nhiều giải pháp tham gia vào sản xuất, lắp ráp ô tô và đường sắt...

Thống nhất trình Chính phủ công nhận tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nông thôn mới

Sáng 25/4, tại Hà Nội, đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Trung ương đã tổ chức cuộc họp thẩm định xét, công nhận tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham dự cuộc họp. Sau 14 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng...

Gần 40.000 gian hàng online “trắng” đơn hàng

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu dữ liệu Metric, quý I vừa qua, hơn 38.000 cửa hàng trên các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam không ghi nhận bất kỳ đơn hàng nào.Theo báo cáo của công ty nghiên cứu dữ liệu Metric, quý I vừa qua, hơn 38.000 cửa hàng trên các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam không ghi nhận bất kỳ đơn hàng nào.Tuy nhiên, nhóm cửa hàng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất