Powered by Techcity

Doanh nghiệp Việt trước thách thức “xanh hóa” của EU

Việc xuất khẩu sang thị trường EU sẽ gặp nhiều thách thức khi doanh nghiệp phải đáp ứng các đòi hỏi về tiêu chuẩn xanh, bền vững đầy khắt khe.

Thách thức từ cơ chế điều chỉnh biên giới carbon

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam với 500 triệu người. Sau 3 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, Việt Nam đã xuất hàng hóa sang EU với giá trị gần 128 tỷ USD.

Tuy nhiên, từ đầu năm nay, những lợi thế này đã phần nào bị ảnh hưởng, bởi doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều thác thức để đáp ứng được các quy định mới, tiêu chuẩn cao về chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững… gọi chung là tiêu chuẩn xanh của EU.

Đặc biệt từ 1/10, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu thực hiện thí điểm quy định mới. Theo đó, các nhà nhập khẩu sẽ phải mua chứng chỉ khí thải theo mức giá carbon hiện nay tại EU, còn gọi là cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Điều này đặt ra thách thức không nhỏ trước những yêu cầu bắt buộc về tiêu chuẩn và chi phí khổng lồ.

Doanh nghiệp Việt trước thách thức “xanh hóa” của EU - Ảnh 1.
Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều thác thức để đáp ứng được các quy định “xanh hóa” của EU. Ảnh minh họa.

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) sẽ đánh thuế carbon tất cả hàng hóa nhập khẩu vào EU, dựa trên cường độ phát thải CO2 tại nước sở tại. Phát thải được tính trong quá trình sản xuất ra hàng hoá cũng như từ nguyên liệu đầu vào.

CBAM đã được áp dụng thí điểm từ tháng 10 vừa qua và thực hiện đầy đủ từ năm 2026, dự kiến sẽ tạo thêm chi phí đáng kể đối với các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, CBAM sẽ tập trung vào các nhóm hàng hóa là sắt thép, nhôm, phân bón, hydrogen, điện và xi măng…

Ông Đỗ Tiến Trình – Tổng Giám đốc Công ty Xi măng VICEM Bút Sơn cho biết: “Phải tăng thêm chi phí tín chỉ carbon từ 10 – 50 Euro trên tấn sản phẩm nếu không khai báo trung thực phát thải CO2. Rất nhiều những khó khăn thách thức. Thứ nhất là rào cản về mặt công nghệ. Thứ hai là liên quan đến những cơ chế chính sách của nhà nước”.

Xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, hydrogen, điện chính là những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Tuy nhiên, sau đó CBAM có thể sẽ mở rộng phạm vi áp dụng sang nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nữa.

Các tiêu chuẩn môi trường mới của EU

Theo Nghị viện châu Âu, EU cam kết nhằm giảm 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 so với các mức ghi nhận năm 1990 và đạt mục tiêu trung hòa khí carbon vào năm 2050. Thuế carbon được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất để điều chỉnh lượng xả thải carbon hằng năm.

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) cho phép Liên minh châu Âu đơn phương áp giá carbon đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia ngoài khu vực, nhưng vẫn phù hợp với quy định của WTO. Bên cạnh đó là hàng loạt tiêu chuẩn môi trường mới nữa sẽ được EU áp dụng trong thời gian tới.

Thỏa thuận xanh của EU gồm một gói các hành động nhằm giảm phát thải khí nhà kính và giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên trong khi đạt được tăng trưởng kinh tế, mà cơ chế CBAM chỉ là một nội hàm trong đó.

Ông Valdis Dombrovskis – Phó Chủ tịch Điều hành Ủy ban châu Âu, Cao uỷ Thương mại Liên minh châu Âu cho biết: “Chúng tôi xây dựng những quy định để hướng tới chuyển đổi sản xuất xanh, nhưng cũng đảm bảo rằng những quy định đó sẽ không trở thành rào cản cho thương mại. Ví dụ như cơ chế CBAM không có tính phân biệt đối xử. Các hàng hoá sản xuất trong EU hay hoàng hoá nhập khẩu vào EU sẽ đều phải chịu mức giá các bon bằng nhau. CBAM cũng sẽ khấu trừ giá carbon mà nhà sản xuất đã thanh toán ở những quốc gia khác. Rõ ràng là đã được thiết kế để bảo vệ môi trường mà không trở thành rào cản thương mại”.

Cũng trong khuôn khổ thoả thuận xanh, tháng 6 vừa qua, EU đã ban hành quy định chống phá rừngEUDR, có hiệu lực từ ngày 30/12/2024, ngăn chặn việc nhập khẩu các mặt hàng gây mất rừng và suy thoái rừng. Các công ty kinh doanh gỗ, cà phê, ca cao, cao su, đậu nành, gia súc, dầu cọ… tại EU phải chứng minh hàng hóa không liên quan đến hoạt động phá rừng hoặc góp phần làm suy thoái rừng.

Ông Valdis Dombrovskis – Phó Chủ tịch Điều hành Ủy ban châu Âu, Cao uỷ Thương mại Liên minh châu Âu cho hay: “Cộng đồng xã hội ở Liên minh châu Âu mong muốn rằng các hoạt động thương mại liên quan tới EU sẽ không dẫn tới những hệ quả xấu như phá rừng ở những quốc gia khác. Nhưng khi xây dựng quy định này, chúng tôi cũng đặc biệt lưu tâm tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ sản xuất nông nghiệp, bằng cách cung cấp những hướng dẫn, lộ trình rất rõ ràng và đảm bảo rằng quy định chống phá rằng sẽ không tạo ra những gánh nặng không cần thiết”.

Doanh nghiệp thích ứng

Là đối tác đứng thứ 11 về hàng hóa nhập khẩu vào EU, Việt Nam hiện có 4 nhóm hàng hóa xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU là nhôm, thép, xi măng và phân bón. Đặc biệt, riêng các sản phẩm từ sắt thép chiếm 96% giá trị của 4 mặt hàng xuất khẩu này.

Nhiều ngành hàng thuộc nhóm sản xuất công nghiệp phát thải cao như dệt may, da giày… cũng sẽ phải thích ứng với các quy định này. Tín hiệu đáng mừng là hiện nay, nhiều ngành của Việt Nam đã, đang thực hiện xanh hóa và nhiều quy định của EU đang được thực hiện.

Sử dụng bùn thải làm nguyên liệu thay thế bớt cho đất sét; đốt lò bằng rác, để giảm bớt đốt than… thời gian qua, Công ty Xi măng VICEM Bút Sơn đã giảm được khoảng 20% lượng khí các bon thải ra môi trường. Nhưng để xuất khẩu sang EU được thuận lợi, doanh nghiệp cho biết, còn phải giảm thêm nhiều.

Doanh nghiệp Việt trước thách thức “xanh hóa” của EU - Ảnh 2.
Ngành cà phê Việt Nam dự kiến sẽ chịu nhiều tác động nhiều nhất của quy định chống phá rừng của EU. Ảnh minh họa.

Ngành cà phê Việt Nam, diện tích canh tác chủ yếu manh mún nhỏ lẻ, dự kiến sẽ chịu nhiều tác động nhiều nhất của quy định chống phá rừng của EU. Các doanh nghiệp ngành này cho biết đang sẵn sàng chuyển đổi xanh nhưng cần một căn cứ chung từ cơ quan quản lý nhà nước.

Ông Nguyễn Nam Hải – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam cho hay: “Các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các bộ ngành địa phương, phải xây dựng được cơ sở dữ liệu chung để chúng ta triển khai”.

Những tiêu chuẩn xanh của EU bao trùm hầu hết sản phẩm được xem là thế mạnh của Việt Nam. Sau EU, nhiều thị trường khác cũng sẽ thay đổi theo.

Mặc dù quá trình chuyển đổi xanh của EU tạo ra lộ trình từng bước để có thể dần thích ứng, nhưng quỹ thời gian không còn nhiều khi có những quy định sẽ áp dụng ngay từ năm 2024 hoặc năm 2025. Vì thế, các doanh nghiệp không nên chờ đợi đến khi EU bắt đầu áp dụng, mới gấp rút ứng phó mà ngay từ bây giờ nên chủ động chuyển đổi sang sản xuất xanh.

Những đòi hỏi, tiêu chuẩn ngày càng cao của người tiêu dùng, của thị trường sẽ là dài hạn và không thể đảo ngược. Các doanh nghiệp Việt cần nắm rõ những biến động mới để xoay xở để thích ứng. Chính phủ cũng cần sớm ban hành xây dựng các tiêu chí, hướng dẫn rõ ràng để lượng hóa tiêu chuẩn xanh, cũng như có chính sách ưu đãi để các doanh nghiệp có động lực chuyển đổi sang sản xuất xanh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bài 2: Vẫn còn những thách thức

Với sự vào cuộc của các cấp ủy, công tác phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước (DNNNN) đã tạo được những hiệu quả rõ nét. Tuy nhiên, đánh giá tổng thể, thực tế và khách quan cho thấy, đây vẫn là nhiệm vụ khó với nhiều thách thức. Những khó khăn này được nhìn nhận không chỉ của riêng Quảng Ninh, mà còn là thực tế tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Những “khoảng...

Tiếp tục mở rộng, làm sâu sắc hợp tác Việt Nam-EU tương xứng tiềm năng

Chiều 10/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Viêng Chăn, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. Tại cuộc gặp, hai nhà Lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng của quan hệ Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là hợp...

Pháp sẽ trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ mới, toàn diện với Việt Nam

Thông qua quyết định nâng cấp quan hệ Việt Nam-Pháp lên tầm cao mới, Pháp sẽ trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ mới, toàn diện với Việt Nam. Theo Đặc phái viên TTXVN, chiều 7/10 (theo giờ địa phương), tại Điện Elysee, thủ đô Paris của Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp gỡ báo chí chung trước hội đàm. Tổng thống Emmanuel Macron...

Cơ hội và thách thức cho kinh tế Việt Nam

Câu chuyện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất được ví như cơn bão vĩ mô, vừa mang lại cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nhưng đồng thời cũng đem đến những thách thức. Tuần trước, FED thông báo cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản. Khi đồng USD giảm giá, áp lực mất giá của đồng VND sẽ giảm bớt. Thời gian vừa qua, NHNN cũng giảm dần việc bơm tiền qua kênh...

Xuất khẩu tôm trước thách thức “lội ngược dòng”

Xuất khẩu tôm đã vượt qua khó khăn, đạt được mức tăng trưởng gần hai tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2024. Tuy nhiên, để duy trì tốc độ tăng trưởng, hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm từ 4 đến 4,3 tỷ USD, chắc chắn các doanh nghiệp, người nuôi và cơ quan quản lý cần những chiến lược hợp lý, chính xác, thích ứng nhanh với tình hình thay đổi của thị trường,...

Cùng tác giả

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Jennie (Blackpink) trở lại vị trí Top 1 danh tiếng

Nhờ màn tái xuất bùng nổ với “Mantra", Jennie (Blackpink) quay trở lại vị trí Top 1 bảng xếp hạng danh tiếng nữ thần tượng Kpop sau 9 tháng. Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc vừa công bố bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu tháng 10 của các thành viên nhóm nhạc nữ Kpop. Bảng xếp hạng được xác định thông qua phân tích mức độ tham gia của người tiêu dùng, phạm vi phủ sóng truyền thông và...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Cùng chuyên mục

Khát vọng khởi nghiệp xanh bền vững

Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh" năm 2024 cho thấy sự nỗ lực, tinh thần khởi nghiệp sáng tạo và cống hiến của những người phụ nữ đã không ngại khó khăn, thử thách để xây dựng các dự án khởi nghiệp mang tính đột phá và tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi xanh. Đây không chỉ là thành quả của sự cố gắng không ngừng, mà còn là minh chứng cho...

Dịch vụ lắp đặt điều hòa tại Quảng Ninh chuyên nghiệp, giá tốt

Khi đời sống con người được cải thiện, điều hòa trung tâm cũng ngày càng trở nên phổ biến. Theo quy luật cung cầu của thị trường, có không ít nhà thầu tham gia vào lĩnh vực này. Dịch vụ lắp đặt điều hòa tại Quảng Ninh thu hút rất nhiều nhà thầu triển khai, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Nếu bạn đang tìm hiểu về dịch vụ này, hãy cùng Sefico khám...

Quà Tết Nut Corner – Nâng tầm thương hiệu, cam kết chất lượng

Với những ưu điểm nổi bật, Nut Corner xứng đáng trở thành giải pháp quà Tết lý tưởng không thể bỏ qua trong dịp đầu xuân năm mới. Thị trường quà Tết năm 2025 ngày càng trở nên sôi động bởi năm nay, Tết sẽ đến sớm hơn. Việc tìm kiếm doanh nghiệp cung cấp giải pháp quà tặng phù hợp với ngân sách, nâng tầm thương hiệu được các công ty thực hiện trong những tháng cuối năm. Trong...

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng yêu cầu huy động chuyên gia, lực lượng chuyên môn, cán bộ khuyến nông cơ sở đến từng hộ dân, cơ sở sản xuất bị thiệt hại do bão, lũ để trực tiếp hướng dẫn người dân khôi phục sản xuất. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 108/CĐ-TTg ngày 18/10/2024 về việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp...

Dồn lực giải ngân những tháng cuối năm

9 tháng năm 2024, tỷ lệ giải ngân tại Quảng Ninh chưa đạt như kỳ vọng. Hơn 2 tháng cuối năm là thời hạn niên độ giải ngân năm sẽ kết thúc, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và các mục tiêu của tỉnh, Quảng Ninh đang dồn lực cho công tác này. Khởi động cho kế hoạch giải ngân đầu tư công năm 2024, Quảng Ninh đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng, ban hành nghị quyết, kế hoạch,...

Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Chìa khoá cạnh tranh với hàng nhập ngoại

Việc hàng nước ngoài tràn vào Việt Nam với giá cạnh tranh là chuyện bình thường, đòi hỏi hàng Việt phải tự nâng cao chất lượng để chinh phục người tiêu dùng. Hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam với giá rẻ Là một bà nội trợ, hàng tháng, nhu cầu mua sắm của chị Hoàng Thị Mai (Cầu Giấy), rất lớn. Trước đây, chị thường đến siêu thị để mua hàng, nhưng hiện nay, chị thích mua hàng qua các...

Hàng Việt xuất khẩu bị ‘vạ lây’ hàng Trung Quốc?

Nhiều ngành hàng Việt đang đối diện với các vụ kiện điều tra phòng vệ thương mại hoặc chống lẩn tránh thuế, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Theo các doanh nghiệp, cần sớm có giải pháp hạn chế nguy cơ hàng Việt bị đưa vào tầm ngắm điều tra chống lẩn tránh thuế. Chỉ sau hơn 5 tháng chính thức điều tra chống bán phá giá với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ VN, mới đây...

Giá bán rau, thịt, cá… tại chợ tăng, người dân đi siêu thị để ‘săn’ khuyến mãi

Giá bán nhiều mặt hàng như rau củ, thịt, cá... tại các chợ đang có xu hướng tăng. Tuy vậy, nhiều siêu thị khẳng định nguồn cung thực phẩm thiết yếu cho cuối năm không thiếu, và vẫn cố gắng duy trì áp dụng khuyến mãi. Giá nhiều loại thực phẩm có xu hướng tăng khiến nhiều người tiêu dùng chịu áp lực lớn với bài toán chi tiêu nên chọn tăng đi siêu thị để kỳ vọng săn được...

Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia sâu rộng và cam kết mạnh mẽ với quốc tế về các chương trình hành động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Để thực hiện các cam kết này, cần có sự chung tay hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị. Cùng với việc tạo cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất xanh, Việt Nam...

Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại trong 9 tháng

9 tháng năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón, tương đương gần 530,66 triệu USD, tăng 8,5% về khối lượng, tăng 8% về kim ngạch so với cùng kỳ. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2024 cả nước xuất khẩu trên 1,29 triệu tấn phân bón các loại, tương đương gần 530,66 triệu USD, giá trung bình 410,3 USD/tấn, tăng 8,5% về khối lượng, tăng 8% về...

Tin nổi bật

Tin mới nhất