Powered by Techcity

Doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với chế biến sản phẩm rong biển

Trong chiến lược phát triển ngành thủy sản, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, sản lượng rong, tảo biển các loại đạt khoảng 180.000 tấn; năm 2030 là 500.000 tấn.

Hệ sinh thái rong và cỏ biển thuộc Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận). (Ảnh: TTXVN phát)
Hệ sinh thái rong và cỏ biển thuộc Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận). (Ảnh: TTXVN phát)

Trên thế giới, nuôi trồng rong biển được phát triển khá mạnh tại Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines…

Hàn Quốc đã đặt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD sản phẩm này chế biến vào năm 2027. Trong khi Việt Nam có hàng trăm loài rong biển, nhiều loài có giá trị kinh tế cao cùng với nhiều vùng biển thuận lợi cho phát triển kinh tế loại thủy sản này nhưng vẫn chưa mang lại giá trị tương xứng với tiềm năng.

Hơn 200 loài rong trên thế giới có thể sản xuất thương mại, với 27 loài chính mang lại giá trị khoảng 8,3 tỷ USD mỗi năm. Thương mại toàn cầu rong biển dự kiến có tốc độ phát triển gần 11% mỗi năm.

Việt Nam hiện cũng có hơn 820 loài rong tự nhiên; trong đó gần 90 loài có giá trị kinh tế. Rong chia làm 3 nhóm loài chính gồm rong sụn, rong câu, rong nho. Rong biển Việt Nam được phát triển hơn 10 năm trở lại đây.

Diện tích rong biển của Việt Nam năm 2023 đạt 16.500 ha, với sản lượng 150.000 tấn. Rong biển được nuôi trồng nhiều ở vùng biển Bắc Bộ, tiếp đến là Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ…; tập trung ở một số địa phương như Quảng Ninh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kiên Giang…

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết chi phí đầu tư để nuôi rong biển rất thấp, tuy nhiên đây lại là ngành hàng có giá trị kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường tốt.

Ngư dân vận chuyển rong xanh lên phơi trên bãi cát. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Rong biển không chỉ làm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón… mà đây còn là ngành kinh tế xanh bởi không chỉ đem lại giá trị kinh tế về sản phẩm hàng hóa, rong biển còn là kho báu về tín chỉ carbon.

Rong biển có khả năng hấp thụ carbon gấp 2-5 lần thực vật trên cạn như cây rừng; một số loài có thể lưu trữ gấp 20 lần so với cây rừng.

Theo các chuyên gia, rong biển giúp làm sạch môi trường biển rất hiệu quả. Nếu nuôi trồng rong biển được, phát triển được du lịch tức là đã cải thiện được môi trường biển nơi đó. Rong biển đang được đánh giá là sản phẩm nuôi trồng đa mục đích.

Tuy mang lại đa giá trị, song rong biển ở Việt Nam hầu như đang bị lãng quên, ít được quan tâm hơn so với các đối tượng như cá hoặc giáp xác. Nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm rong biển vẫn theo hình thức tự phát và chưa hình thành liên kết chuỗi.

Cũng bởi do còn khá khiêm tốn doanh nghiệp đầu tư vào chế biến sản phẩm này, chưa phát triển thành ngành công nghiệp chế biến với sản phẩm giá trị gia tăng cao. Do đó, giá rong biển nguyên liệu còn thấp và bấp bênh.

Người dân ven biển cũng chưa mặn mà với rong biển. Vừa qua, sau hậu quả nặng nề của cơn bão số 3, các vùng biển ở Quảng Ninh đã được doanh nghiệp hỗ trợ giống rong biển, hỗ trợ ngư dân “lấy ngắn nuôi dài” trong khôi phục sản xuất.

Ông Phạm Quốc Chính, Chủ tịch STP Group đánh giá rong biển có thể nuôi trồng xen canh. Do đó, ngư dân vẫn sẽ bám nghề, bám biển khi nuôi trồng đa tầng, đa đối tượng để phát huy giá trị cao hơn.

Trong chiến lược phát triển ngành thủy sản, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, sản lượng rong, tảo biển các loại đạt khoảng 180.000 tấn; năm 2030 là 500.000 tấn.

Để đạt được các mục tiêu đó, thời gian tới, ngành hàng rong biển nước ta tập trung phát triển nuôi trồng với đối tượng chính là rong nho, rong câu chỉ vàng, rong sụn hay một số giống rong nhập.Đến nay, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ được công nghệ và chủ động sản xuất hàng loạt cây mầm rong sụn biển chất lượng cao thông qua quy trình kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật, sản xuất giống số lượng lớn phục vụ trồng thâm canh đại trà với mục đích thương mại.

Thành công có giá trị lớn trong đáp ứng nhu cầu trồng rong sụn của các địa phương.

Để khai thác được tiềm năng này, ông Nguyễn Văn Nguyên, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản cho rằng cần ưu tiên quy hoạch trồng rong biển; nghiên cứu, chọn, nhập giống cải tạo; có các chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả nghề trồng rong cũng như xây dựng, kết nối mạng lưới sản xuất rong biển.

Theo ông Trần Đình Luân, Việt Nam có diện tích mặt biển lớn, nhiều giống rong chất lượng là điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển vùng trồng rong biển. Thời gian tới cần mở rộng nghiên cứu, chọn tạo các giống rong chất lượng, phục vụ cho những mục đích khác nhau.

Đặc biệt là việc khép kín liên kết chuỗi từ cây giống, vùng trồng, sản xuất, thương mại, tiêu thụ, đặc biệt là có sự tham gia của doanh nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm đầu ra có giá trị gia tăng cao./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cầu nối giúp các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam

Sáng 4/12, tại thủ đô Tokyo, mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có các cuộc ăn sáng làm việc với hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hoan nghênh sự hợp tác, đóng góp quý báu của Keidanren cũng như vai trò của...

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 7%-25% tùy từng mặt hàng so với Kế hoạch phục vụ Tết năm 2024 nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Nhu cầu mua sắm những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán thường tăng cao, vì vậy để bình ổn thị trường, các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh đang tích cực triển khai kế hoạch thu mua,...

Giảm thuế VAT: Kích thích, hỗ trợ sản xuất cho doanh nghiệp

Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa được Quốc hội thông qua chiều 30/11 đã cho phép tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 trong thời gian từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 30/6/2025. Theo các chuyên gia kinh tế, việc giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% có ý nghĩa và tác động tới...

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về nguyên liệu sản xuất và vật liệu san lấp

Chiều 30/11, đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự chương trình Cà phê Doanh nhân tháng 11/2024 với chủ đề tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về nguyên liệu sản xuất và vật liệu san lấp, do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh tổ chức tại thành phố Đông Triều. Trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn, đại diện các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và nhà thầu thi công...

Kiến nghị tiếp tục giảm thuế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Đánh giá dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) có tác động lớn đến các doanh nghiệp, đại biểu Quốc hội cho rằng, nên cân nhắc việc áp thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp để tạo điều kiện môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển, phục hồi hậu đại dịch Covid-19. Sáng 28/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự...

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Ngày 4/12, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và phu nhân đã hội kiến Nhà Vua Naruhito và Hoàng hậu tại Hoàng cung. Trong không khí thân thiện, Nhà vua Nhật Bản đã bày tỏ cảm ơn vì sự hỗ trợ của Việt Nam đối với hậu quả của trận động đất ở bán đảo Noto. Nhà vua Nhật Bản cũng gửi lời chia buồn về những thiệt hại do cơn bão tại Việt Nam vào tháng...

Tổng Bí thư tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản và cá nhân Chủ tịch Maeda Tadashi đối với phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Chiều 4/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Tổng...

Chưa hoàn thành thủ tục cấp phép, Temu tạm dừng hoạt động bán hàng tại Việt Nam

Đại điện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số cho biết đã yêu cầu sàn thương mại điện tử xuyên biên giới-Temu tạm dừng việc bán hàng tại Việt Nam cho đến khi hoàn thành các thủ tục cấp phép. Trao đổi với PV, đại điện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số cho biết đã yêu cầu sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu tạm dừng bán hàng tại Việt Nam cho đến...

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng yêu cầu các dự án luật cần đảm bảo vừa có thể quản lý được nhưng cũng cần đảm bảo thông thoáng để huy động các nguồn lực trong xã hội, phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước. Ngày 4/12, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024 để xem xét 6 đề nghị xây dựng luật và 1 dự thảo pháp lệnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh...

Bình Dương vượt Hà Nội về thu hút FDI

Bình Dương vượt qua Hà Nội để vươn lên thứ hai cả nước về thu hút vốn ngoại, với 42,39 tỷ USD, trong khi TP HCM vẫn là đầu tàu về thu hút FDI. Theo số liệu thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến hết tháng 11, Hà Nội thu hút được gần 42,2 tỷ USD, đứng thứ ba cả nước về "điểm đến" của nhà đầu tư ngoại. Nhưng so...

Cùng chuyên mục

Chưa hoàn thành thủ tục cấp phép, Temu tạm dừng hoạt động bán hàng tại Việt Nam

Đại điện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số cho biết đã yêu cầu sàn thương mại điện tử xuyên biên giới-Temu tạm dừng việc bán hàng tại Việt Nam cho đến khi hoàn thành các thủ tục cấp phép. Trao đổi với PV, đại điện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số cho biết đã yêu cầu sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu tạm dừng bán hàng tại Việt Nam cho đến...

Bình Dương vượt Hà Nội về thu hút FDI

Bình Dương vượt qua Hà Nội để vươn lên thứ hai cả nước về thu hút vốn ngoại, với 42,39 tỷ USD, trong khi TP HCM vẫn là đầu tàu về thu hút FDI. Theo số liệu thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến hết tháng 11, Hà Nội thu hút được gần 42,2 tỷ USD, đứng thứ ba cả nước về "điểm đến" của nhà đầu tư ngoại. Nhưng so...

Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” sớm, thặng dư 11 tháng đạt gần 16,5 tỷ

Theo số liệu về giá trị xuất khẩu và nhập khẩu, cán cân thương mại các sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 16,46 tỷ USD, tăng tới 52,8% so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 11/2024 ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với tháng 11 năm 2023; đưa...

Cảnh báo loạt thay đổi thuế với bán hàng online từ 2025

Người bán hàng online cần lưu ý thay đổi thuế 2025: Sàn TMĐT nộp thuế thay, ngưỡng chịu VAT tăng 200 triệu đồng, siết quản lý livestream bán hàng. Từ năm 2025, các cá nhân kinh doanh, bán hàng online cần đặc biệt lưu ý đến những quy định mới về thuế vừa được Quốc hội thông qua, nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay...

Luật Điện lực: Thu hút mọi thành phần kinh tế đầu tư công trình nguồn điện

Luật điện lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư công trình nguồn điện, lưới điện theo quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh... Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Đây là dự án Luật quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế, đảm bảo cho các mục tiêu tăng trưởng, phát triển...

Giá xăng dầu ngày mai sẽ có bất ngờ?

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày mai (5/12) được dự báo sẽ quay đầu giảm chỉ sau một phiên tăng. Trong khi đó, giá dầu biến động trái chiều. Cập nhật dữ liệu giá xăng dầu nhập khẩu trên thị trường Singapore đến ngày 3/12 cho thấy, giá xăng RON 95 giao dịch ở mức 83,69 USD/thùng, giảm hơn 1 USD/thùng so với 7 ngày trước; xăng RON 92 ở mức 80,83 USD/thùng, giảm hơn 0,6 USD/thùng. Trên thị...

Bước nhảy vọt của ngành hàng rau quả

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dự báo cả năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 7,2 tỷ USD - con số kỷ lục từ trước tới nay, cao hơn 1,6 tỷ USD so với năm 2023. Bước nhảy vọt này đang mở ra chặng đường phát triển mới cho ngành hàng rau quả trong những năm tiếp theo trên hành trình hướng tới kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD. Số liệu của Tổng...

Tăng trưởng GDP trên 7%: Áp lực đã biến những điều không thể thành có thể!

Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt trên 7%, vượt mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra và vượt xa dự báo của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Kiên định với mục tiêu tăng trưởng Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc được tổ chức vào ngày 1/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa thông tin dự báo, 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 đạt và vượt...

Giá vàng bất ngờ tăng

Sáng nay (4/12), giá vàng bất ngờ đồng loạt tăng nhẹ. Theo đó, giá vàng miếng SJC lên mốc 85,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn trên 84 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 83 - 85,5 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng so với sáng qua. Giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn như Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Doji, Công ty vàng Phú...

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lo ngại đề xuất của Bộ Công Thương

Các thương nhân phân phối, bán lẻ xăng dầu cho rằng, việc Bộ Công Thương đề xuất thương nhân phân phối không được mua hàng lẫn nhau vô hình trung biến những doanh nghiệp này rơi vào vị thế phụ thuộc, làm thuê cho các thương nhân đầu mối. Doanh nghiệp bán lẻ lo bị thâu tóm Nhóm doanh nghiệp phân phối, thương nhân bán lẻ xăng dầu vừa tiếp tục có văn bản kiến nghị gửi Bộ trưởng Công Thương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất