Powered by Techcity

Doanh nghiệp logistics trước áp lực phải xanh

Ông Ngô Khắc Lê, Phó Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam cho biết: Nếu không thực hiện nhanh tiêu chí để “xanh hóa” ngành logistics, tới đây doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, dần bị loại khỏi hoạt động kinh doanh, thương mại và xuất nhập khẩu trong nước cũng như toàn cầu.

Cảng Đình Vũ (Hải Phòng). Ảnh: An Đăng/TTXVN

Trước việc người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm thân thiện với môi trường và xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh hơn đang diễn ra trên toàn cầu, logistics xanh ngày càng được quan tâm và đầu tư một cách chuyên nghiệp.

Phân tích từ các chuyên gia thương mại, logistics xanh là mô hình hướng tới mục tiêu tạo ra giá trị bền vững cho doanh nghiệp, đồng thời, cân bằng hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường. Cụ thể, logistics xanh trong chuỗi cung ứng kết hợp yếu tố thân thiện môi trường vào quản lý và sử dụng thiết bị giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, rác thải…

Ngoài ra, ứng dụng logistics xanh trong chuỗi cung ứng giúp tối ưu chi phí và gia tăng hiệu quả vận chuyển. Theo đó, doanh nghiệp có thể triển khai vận tải xanh bằng cách kết hợp đơn hàng đi chung một chuyến, lựa chọn tuyến đường giao thông hợp lý sao cho xe đầy hàng ở hai chiều vận chuyển… Nhờ vậy, giúp giảm số lượng xe tải trống hoặc chở hàng nửa chừng trên đường giúp tiết kiệm nhiên liệu và chi phí vận chuyển; giảm tắc đường và ô nhiễm từ giao thông.

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, với tốc độ xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng liên tục và là quốc gia xuất khẩu hàng đầu về gạo, cà phê, dệt may, da giày, điện thoại và linh kiện…đã tác động đến tăng trưởng ngành logistics. Qua đó, nhu cầu  dịch vụ vận chuyển quốc tế, vận tải nội địa và dịch vụ phân phối gia tăng. Đặc biệt, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có kỳ vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhưng mức độ hiệu quả của thị trường chưa cao, đây chính là đặc điểm tiềm năng cho sự phát triển dịch vụ logistics theo hướng tối ưu hóa chi phí.

Tuy nhiên, do cơ cấu dịch vụ vận tải chưa cân đối, thiếu bền vững, tỷ trọng loại hình vận tải đường bộ còn chiếm tỷ trọng cao hơn đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển, đường hàng không. Lượng phát thải khí nhà kính vận tải đường bộ cao gấp 21,95 lần so với vận tải đường hàng không, gấp 19,94 lần so với đường biển và gấp tới 245,49 lần so với vận tải đường sắt.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trung bình mỗi năm hoạt động vận tải ở Việt Nam phát thải hơn 50 triệu tấn CO2; trong đó, vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng 85% lượng khí phát thải. Lượng phát thải này được dự báo tăng trung bình 6-7% mỗi năm, đồng thời, lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam bị đánh giá cao hơn nhiều so các quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới. Dự báo, phát thải CO2 của các ngành vận tải đạt 60 triệu tấn CO2 vào năm 2024 và 90 triệu tấn CO2 vào năm 2030.

Ông Trần Thanh Hải cũng chỉ ra: Logistics xanh không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu bắt buộc trong tương lai nên trong quá trình thực hiện doanh nghiệp phải đối diện với nhiều rào cản về nhận thức cũng như động lực để chuyển đổi. Ngược lại, có những doanh nghiệp nhận thức tốt nhưng quy mô nhỏ, tài chính hạn hẹp nên chưa thể đầu tư hợp lý. Hơn nữa, dù yêu cầu cao về vấn đề thân thiện môi trường nhưng khách hàng lại không sẵn lòng chi tiêu nhiều cho dịch vụ logistics bền vững.

Tương tự, ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết: Tại nhiều nền kinh tế đang phát triển; trong đó, có Việt Nam, logistics xanh là khái niệm tương đối mới chưa được hiểu đầy đủ và chính xác. Vì vậy, việc tìm hiểu rõ bản chất và ứng dụng logistics xanh sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hình ảnh thương hiệu, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.

Trước bối cảnh chuyển đổi xanh là xu hướng và yêu cầu bắt buộc với doanh nghiệp, ông Ngô Khắc Lê cho rằng, doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức, đẩy mạnh truyền thông và duy trì thường xuyên đồng hành hành của Chính phủ, cơ quan quản lý, nhất là chính sách cụ thể như chính sách thuế… Ngoài ra, doanh nghiệp cần khai thác tốt và hiệu quả về giao thông đường thủy nội địa, đường ven biển… Qua đó, vừa tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển, vừa giảm khí phát thải từ phương tiện vận chuyển. Mặt khác, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số; triển khai mạnh logistics xanh, logistics thông minh và logistics phục vụ hiệu quả trong xuất nhập khẩu hàng hóa.

Là doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải, ông Lê Thanh Hà, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Giao nhận vận tải Vàng chia sẻ, trong bối cảnh hiện nay nếu doanh nghiệp không thực hiện tiêu chí về môi trường và logistics xanh trong tương lai sẽ dần bị loại khỏi quỹ đạo kinh doanh và thương mại. Đây không chỉ là yêu cầu của riêng Việt Nam mà cả thế giới về một xu hướng chung.

Đặc biệt, doanh nghiệp của Việt Nam đang gặp sự cạnh tranh lớn, từ một số thị trường mới nổi và cần lưu ý kỹ vấn đề này. Chẳng hạn khối dệt may, da giày mất nhiều đơn hàng bởi doanh nghiệp Bangladesh và một số nước châu Âu sử dụng công nghệ sản xuất xanh, yêu cầu giảm thải, chất lượng cao về môi trường. 

Ông Lê Sơn Hiếu, Giám đốc Công ty Vận chuyển hàng quốc tế Việt An Express cho hay, thúc đẩy logistics xanh để tăng trưởng toàn diện và bền vững không chỉ là yêu cầu của riêng Việt Nam mà là xu hướng chung của toàn thế giới. Do đó, nếu thực sự muốn khai thác được tiềm năng của logistics xanh, doanh nghiệp cần có sự đầu tư chiến lược để vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa xây dựng được hình ảnh, thương hiệu đẹp, uy tín hơn. Đồng thời, tối ưu hóa tuyến đường và quản lý kho hàng bằng việc sử dụng phần mềm quản lý vận tải –  TMS hay các giải pháp phần mềm để phân tích và tối ưu hóa tuyến đường, giúp giảm số km đi không cần thiết.

Nhấn mạnh về kế hoạch hành động xanh đến năm 2030 của Việt Nam, ông Trần Thanh Hải khuyến cáo: Doanh nghiệp cần hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức liên quan nhằm giảm phát thải từ giao thông vận tải, phát triển logistics xanh. Mặt khác, thúc đẩy chuyển đổi sang phương tiện vận tải và nhà kho sử dụng năng lượng sạch, năng lượng thân thiện với môi trường.

Đồng thời, hoàn thiện và triển khai đồng bộ giải pháp quản lý chất lượng nhiên liệu, hệ thống tiêu chuẩn khí thải; hạ tầng giao thông vận tải theo hướng tăng khả năng kết nối và đa phương thức. Hơn nữa, doanh nghiệp cần tối ưu hóa hoạt động vận tải và kho bãi, giảm lưu thông vô ích; đẩy mạnh chính quyền số trong giao thông vận tải, xây dựng cơ sở dữ liệu logistics. Cùng đó, phát triển đồng bộ hệ thống thu phí điện tử không dừng; lắp đặt hệ thống điều hành giao thông thông minh… để ngành logistics phát triển bền vững.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Phát triển logistics là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược

Thủ tướng chỉ rõ, phải nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của logistics trong quá trình phát triển đất nước, nhất là với Việt Nam là trung tâm của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sáng 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Khu thương mại tự do, giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics” do Bộ...

Thủ tướng mong Trùng Khánh tiếp tục tăng liên kết với Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao vị trí chiến lược và vai trò của Trung tâm logistics Trùng Khánh trong việc kết nối giao thương; mong muốn hai bên tiếp tục tăng liên kết với Việt Nam. Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm...

Tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 06/02/2024 về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài chính, Ngoại giao; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hiệp hội Doanh...

Dáng vóc trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển và logistics Quảng Yên

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TX Quảng Yên lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định xây dựng Quảng Yên trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển và logistics trong tương lai. Bởi vậy, Quảng Yên đã và đang nỗ lực triển khai các giải pháp căn cơ nhằm hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra. Lợi thế nổi trội, riêng có Là đô thị khu vực cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh, Quảng Yên...

Logistics chuyển mình đón đầu cơ hội

Năm 2023 đang dần khép lại trong bối cảnh vẫn còn những khó khăn từ bất ổn bởi kinh tế toàn cầu nhưng ngành logistics đã làm tốt vai trò mạch máu của nền kinh tế, đảm bảo lưu thông hàng hóa. Với đặc thù là ngành dịch vụ trải dài trên nhiều lĩnh vực đòi hỏi mức độ ứng dụng công nghệ lớn, do đó, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, giúp doanh nghiệp dịch vụ logistics...

Cùng tác giả

Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực

Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103. Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025); thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh...

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Cùng chuyên mục

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Sầu riêng vướng quy định mới khiến xuất khẩu rau quả lao dốc

Quy định mới và kiểm tra chặt chẽ từ các thị trường khiến xuất khẩu sầu riêng giảm 80%, kéo kim ngạch rau quả hai tháng đầu năm ước còn 677 triệu USD. Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối diện với giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu ước tính đạt 677 triệu USD, giảm 17% so với cùng...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 8 tháng 1 năm 2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày...

Giá lợn hơi ngày 24.2: Tiếp tục tăng, sát mốc 80.000 đồng/kg

Giá lợn hơi trên cả nước ngày 24.2 tiếp tục tăng mạnh, thiết lập các mức giá cao kỷ lục và tiến gần đến mốc 80.000 đồng/kg. Miền Bắc Tại miền Bắc, giá lợn hơi duy trì ổn định, dao động trong khoảng 71.000 - 73.000 đồng/kg. Các tỉnh như Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình ghi nhận mức giá cao nhất khu vực, đạt 73.000 đồng/kg. Miền Trung - Tây Nguyên Khu vực miền Trung - Tây...

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất