Powered by Techcity

Doanh nghiệp FDI vẫn áp đảo khi xuất hàng sang EU

Sau 3 năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt vẫn chủ yếu xuất hàng thô sang châu Âu, nhường sân cho doanh nghiệp FDI.

Đây là một trong những hạn chế được Chính phủ nêu tại báo cáo về thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), vừa gửi Quốc hội.

Sau 3 năm hiệp định này có hiệu lực, Chính phủ cho biết thặng dư thương mại của Việt Nam với các nước EU năm ngoái tăng trên 35% so với 2021, đạt 31,4 tỷ USD.

Nửa đầu năm nay, do sức cầu tại thị trường EU giảm, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai thị trường sụt 10% so với cùng kỳ 2022, chỉ đạt gần 29 tỷ USD. Việt Nam xuất siêu gần 14,3 tỷ USD sang thị trường EU trong 6 tháng đầu, nhưng mức này giảm gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chính phủ cho hay xuất khẩu sang châu Âu tăng trưởng tích cực sau khi EVFTA có hiệu lực, nhưng tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ hiệp định đem lại vẫn thấp, gần 26%. Các doanh nghiệp FDI vẫn chiếm đa số trong tỷ trọng hàng có kim ngạch lớn xuất sang EU, như da giày, điện thoại và linh kiện, máy móc thiết bị.

Trong khi đó, doanh nghiệp Việt chủ yếu xuất hàng dưới dạng thô, làm theo đơn đặt hàng gia công của nhà mua nước ngoài; hoặc xuất khẩu nguyên liệu, hàng bán thành phẩm sang các nước khu vực EU.

“Nhiều doanh nghiệp mới tham gia được một số công đoạn của chuỗi cung ứng; khả năng đáp ứng, tuân thủ các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật và vệ sinh an toàn của hàng xuất khẩu còn hạn chế”, báo cáo nêu. Việc này đặt ra thách thức với các doanh nghiệp nội địa khi ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật, hàng rào phi thuế quan cao hơn. Muốn được hưởng ưu đãi từ hiệp định thương mại đã ký, các doanh nghiệp buộc phải chủ động đáp ứng các tiêu chuẩn này.

Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp Việt xây dựng được thương hiệu xuất khẩu sang EU còn rất ít. Thực tế này cho thấy việc định vị thương hiệu cho hàng “made in Vietnam” tại thị trường khó tính như EU chưa được doanh nghiệp quan tâm, đưa vào chiến lược phát triển.

EVFTA được ví như “đường cao tốc” nối Việt Nam với EU, thị trường quy mô GDP 15.000 tỷ USD. Nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa tận dụng thời cơ, ưu đãi của hiệp định này đem lại, theo Chính phủ, trước tiên do ảnh hưởng từ biến động của dịch Covid-19, xung đột Nga – Ukraine. Xung đột địa chính trị kéo dài làm đứt gãy chuỗi cung ứng, tổng cầu suy giảm và ảnh hưởng trực tiếp tới đơn hàng, khả năng tiếp cận thị trường EVFTA của doanh nghiệp Việt.

Ngoài ra, các doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, giá thành cao, chất lượng thấp so với tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp chưa chú trọng nâng cao trình độ quản trị, chiến lược kinh doanh dài hạn.

Nhiều doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong tiếp cận vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ mục tiêu tận dụng EVFTA của Việt Nam. Họ chủ yếu gia công theo đơn hàng của nhà nhập khẩu, và nhập nguyên liệu sản xuất từ các nước không đạt tiêu chí về quy tắc xuất xứ theo quy định tại EVFTA. Các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, phá giá sản phẩm còn xảy ra khá phổ biến.

Để gỡ nút thắt và tận dụng cơ hội từ hiệp định, Chính phủ cho biết sẽ giao các bộ ngành nghiên cứu chính sách tổng thể, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng nguồn nguyên liệu “nội khối”, đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định của từng hiệp định thương mại.

Tại các địa phương sẽ xúc tiến xây dựng mô hình hệ sinh thái, trước tiên trong 1-2 ngành hàng chính, để tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại.

Cùng đó, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn thông qua các khoản vay tín dụng với lãi suất ưu đãi trong trường hợp muốn nâng cao năng lực sản xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm kiếm, kết nối và hợp tác với các tổ chức tín dụng quốc tế (IFC, ADB, WB hay các nguồn tài chính hợp pháp khác) để chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao từ thị trường EU.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8/2020. Theo cam kết, gần như 100% các dòng thuế theo lộ trình 7-10 năm, số ít dòng thuế còn lại cũng được hưởng hạn ngạch với thuế suất 0%. Hai bên cam kết mở cửa các thị trường dịch vụ, đầu tư như tài chính, thương mại điện tử, logistisc… và ngay cả những lĩnh vực mới như mua sắm Chính phủ, thương mại cũng sẽ lần lượt được mở cửa. Theo đó, cơ hội với hai bên là rất lớn.

Với Việt Nam, cơ hội là đa dạng hóa các mặt hàng nông sản, thủy sản hay dệt may, da giày vào thị trường 27 nước châu Âu, thu hút nhiều hơn dòng vốn ngoại từ các doanh nghiệp khu vực này thời gian tới. Còn với EU, cơ hội là giảm loạt thuế quan EVFTA, ưu thế cho nhà đầu tư châu Âu phát triển mạnh mẽ hơn tại thị trường Việt Nam.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tiếp tục mở rộng, làm sâu sắc hợp tác Việt Nam-EU tương xứng tiềm năng

Chiều 10/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Viêng Chăn, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. Tại cuộc gặp, hai nhà Lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng của quan hệ Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là hợp...

Pháp sẽ trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ mới, toàn diện với Việt Nam

Thông qua quyết định nâng cấp quan hệ Việt Nam-Pháp lên tầm cao mới, Pháp sẽ trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ mới, toàn diện với Việt Nam. Theo Đặc phái viên TTXVN, chiều 7/10 (theo giờ địa phương), tại Điện Elysee, thủ đô Paris của Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp gỡ báo chí chung trước hội đàm. Tổng thống Emmanuel Macron...

Xuất khẩu cá tra sang EU tăng trưởng không ổn định

EU là 1 trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam, tuy nhiên, từ đầu năm đến nay ghi nhận sự tăng trưởng xuất khẩu không ổn định. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 6/2024, xuất khẩu cá tra sang EU đạt gần 7 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ. Lũy kế xuất khẩu cá tra sang thị trường này tính đến ngày 15/6/2024, đạt 77 triệu USD, giảm...

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang EU tăng gần 33%

Trong số các mặt hàng cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu sang EU trong 5 tháng đầu năm 2024, cá ngừ đóng hộp đang là sản phẩm chủ lực, chiếm gần 49% tổng kim ngạch. Theo thông tin mới được công bố bởi Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) trong số các mặt hàng cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu sang EU trong 5 tháng đầu năm 2024, cá ngừ đóng hộp đang là...

Việt Nam tiếp tục là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại EU

Chiếm 61,5% thị phần, Việt Nam tiếp tục là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho thị trường EU. Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trong 4 tháng đầu năm, EU đã nhập khẩu 18.474 tấn hồ tiêu từ thị trường ngoại khối trị giá 83,7 triệu EUR, tăng 22,9% về lượng và 27% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Tính riêng trong tháng 4, lượng hồ tiêu nhập khẩu vào EU đạt...

Cùng tác giả

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.    Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Cùng chuyên mục

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Thúc đẩy phát triển thương mại bền vững ngành gỗ Việt Nam – Trung Quốc

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam (tương đương 2 tỷ USD trong năm 2023). Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu bao gồm dăm gỗ, gỗ ván và veneer, với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ hai Theo số liệu từ Cục Xuất...

Khởi động thi công đường tỉnh 327

Ngày 24/12, tại TP Đông Triều, Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đã khởi động, ra quân thi công xây dựng đường tỉnh 327 nối nút giao cổng tỉnh đến đường trục chính trung tâm TP Đông Triều. Đây là công trình do ngân sách tỉnh Quảng Ninh đầu tư, nhằm tiếp tục tạo đà phát triển mới cho thành phố trẻ Đông Triều, kiến tạo hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại,...

Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025. Để đạt được con số nêu trên,...

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương. Xuất nhập khẩu xuất sắc về đích Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục mới với con số ước tính 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân...

Xuất khẩu thủy sản tiến tới mục tiêu 11 tỉ USD

Năm 2024 là lần thứ hai xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỉ USD, trong đó con tôm mang về 4 tỉ USD, cá tra 2 tỉ USD, cá ngừ 1 tỉ USD. Năm 2025, ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đạt 11 tỉ USD. Tại lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức tối 23-12, Thứ trưởng Bộ Nông...

29 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo bao bì sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024

Trong 68 tác phẩm tham gia Cuộc thi sáng tạo bao bì, nhãn mác hàng hóa, giỏ quà và câu chuyện sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024, Ban Giám khảo cuộc thi đã chấm điểm và thống nhất trao giải cho 29 tác phẩm. Cụ thể, 14 tác phẩm đoạt giải (1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 8 giải khuyến khích) nội dung thi câu chuyện sản phẩm; 3 tác phẩm đoạt giải nội dung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất