Powered by Techcity

Đoàn kết, chung tay tạo bứt phá trên hành trình xây dựng NTM

Bước vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, nhiều địa phương của Quảng Ninh có xuất phát điểm rất thấp, khó khăn chồng chất khó khăn. Song nhờ khơi dậy sức mạnh đoàn kết trong cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, các địa phương đã tăng tốc phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả ấn tượng.

Huyện Tiên Yên đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao.

Cách đây 14 năm, khi bắt tay vào thực hiện xây dựng NTM, huyện Tiên Yên có tới 4 xã và 18 thôn thuộc diện ĐBKK; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 11,9%; thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 18 triệu đồng/năm. Nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân, thậm chí cả cán bộ, đảng viên còn mơ hồ và trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Thế nhưng với quyết tâm phải thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền và đoàn thể từ huyện, xã tới từng thôn, bản đã xây dựng mục tiêu, lộ trình, tìm tòi giải pháp thực hiện, phân công cụ thể, rõ người, rõ việc; lấy việc gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động của cán bộ, đảng viên toàn huyện làm khâu đột phá.

Từ quyết tâm chính trị của huyện đã tạo sức lan tỏa, lôi cuốn nhân dân đồng thuận chung tay xây dựng các công trình động lực, các mô hình phát triển kinh tế, sản xuất hộ gia đình, với các sản phẩm cụ thể, thiết thực và thuyết phục. Đặc biệt, người dân đã từng bước thay đổi nhận thức, sửa đổi thói quen cũ lạc hậu, xóa bỏ dần tâm lý trông chờ, ỷ lại, sang chủ động, tích cực phát triển kinh tế hộ gia đình, tự nguyện tham gia ngày càng đông đảo các hoạt động cộng đồng.

Giai đoạn 2010-2019, nhân dân trong toàn huyện đã chung tay đóng góp trên 115.000 ngày công, hiến trên 460.000m2 đất các loại và góp trên 132 tỷ đồng. Trong 3 năm (2020-2023), nhân dân tiếp tục hiến trên 150.000m2 đất, đóng góp trên 229 tỷ đồng; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng mới 74 nhà ở đại đoàn kết…

Bằng sự nỗ lực chung tay của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn, Tiên Yên đã tạo được đột phá trong chương trình xây dựng NTM. Kết thúc năm 2019, huyện đã hoàn thành vượt kế hoạch trước một năm, đưa 4 xã và 18 thôn ra khỏi diện ĐBKK. Tiên Yên trở thành huyện dân tộc, miền núi phía Bắc đầu tiên về đích NTM. Đến năm 2023, huyện tiếp tục được công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, về đích trước 2 năm so với mục tiêu đề ra.

Mô hình du lịch cộng động đầu tiên tại xã Đại Dực, huyện Tiên Yên.
Mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên tại xã Đại Dực, huyện Tiên Yên.

Bí thư Huyện ủy Tiên Yên Nguyễn Chí Thành cho biết: Kết quả trên là sự ghi nhận hành trình bền bỉ xây dựng NTM của khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn huyện. Đồng thời, khẳng định quyết tâm, hành động đổi mới, sáng tạo và sự  tâm huyết, kết tinh trí tuệ, hành động bền bỉ và hiệu quả của các thế hệ lãnh đạo huyện, cán bộ các xã, thị trấn, thôn, khu qua các thời kỳ; của đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức, nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện trong suốt hành trình vừa qua. 

Cùng với Tiên Yên, các địa phương từng thuộc diện khó khăn nhất của tỉnh như Bình Liêu, Ba Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà, Cô Tô cũng có nhiều bứt phá trong thực hiện xây dựng NTM nhờ khơi dậy được sức mạnh đoàn kết trong cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. 

Bí thư Huyện ủy Đầm Hà Đỗ Thị Ninh Hường cho biết: Đầm Hà là địa phương có xuất phát điểm thấp khi bước vào thực hiện chương trình xây dựng NTM. Song bằng sự đoàn kết, cố gắng, nỗ lực vươn lên, Đầm Hà đã đưa việc xây dựng NTM thực sự trở thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp trong toàn huyện, được cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, tích cực tham gia. Đến hết năm 2022, huyện có 8/8 xã đạt chuẩn NTM, 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Thu nhập bình quân toàn huyện hết năm 2023 đạt trên 80 triệu đồng/người. Đầm Hà vinh dự là huyện đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao theo Bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Những con đường liên thôn, liên xã của huyện Bình Liêu được mở rộng từ sự đóng góp hiên đất của nhân dân.
Những con đường liên thôn, liên xã của huyện Bình Liêu được mở rộng từ sự đóng góp, hiến đất của nhân dân.

Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân quản lý và dân hưởng lợi”, thời gian qua các địa phương đã tạo được những phong trào sôi nổi do chính người dân tham gia vào công cuộc xây dựng NTM, như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, “Dân vận khéo”, “Đẹp nhà, sạch đường, sạch đồng ruộng”, “Thắp sáng đường quê”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Ngày Chủ nhật xanh”, “Thanh niên chung sức xây dựng NTM”…

Qua các phong trào, hàng trăm nghìn m2 đất đã được nhân dân hiến tặng để làm các công trình giao thông, nhà văn hóa; hàng trăm nghìn ngày công được các lực lượng quân đội, đoàn thể, cùng nhân dân đóng góp; hàng trăm tỷ đồng được huy động để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, nhà tình nghĩa, xây mới nhà vệ sinh, đường bê tông liên thôn, kênh mương nội đồng, tu sửa nhà văn hoá, trạm y tế…

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của nhân dân đã góp phần quan trọng để Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, về đích sớm hơn 1 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra. Đồng thời, vinh dự được Trung ương, các tỉnh ghi nhận, lựa chọn mô hình để nhân rộng khi là địa phương đầu tiên của miền Bắc có đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM (Đông Triều); huyện đảo đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn NTM (Cô Tô); xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đầu tiên trong cả nước (xã Việt Dân). Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Đến hết năm 2023, Quảng Ninh có thêm 21 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 16 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; thêm 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM và 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hướng đến nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh

Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn Quảng Ninh được xác định là một hành trình chỉ có điểm khởi đầu không có điểm kết thúc. Bằng sự sáng tạo, tư duy đổi mới, cùng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, sự đồng lòng của nhân dân, hành trình xây dựng NTM đang ngày càng bền vững, toàn diện và có chiều sâu. Vượt khó nâng cao các tiêu chí Khi bắt đầu thực hiện xây dựng...

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 23/10, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương đã tổ chức hội nghị trực tuyến, đôn đốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024. Đồng chí Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, dự và chủ trì hội nghị. Theo báo cáo tại hội nghị, đến hết tháng 9/2024, cả nước có 8.320 xã (77,4%) đạt chuẩn NTM đã có quyết định công nhận (trong đó 34,6% xã đạt chuẩn NTM nâng cao...

Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024

Ngày 19/7, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh đánh giá tình hình triển khai nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm; phương hướng thực hiện các tháng cuối năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghiêm Xuân Cường chủ trì hội nghị. Năm 2024, tổng vốn ngân sách tỉnh bố trí thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là...

Trụ đỡ xây dựng nông thôn mới

Sau hơn 13 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các vùng nông thôn Quảng Ninh đã đổi thay từng ngày. Sự đổi thay đó không chỉ cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, to, đẹp hơn mà thu nhập của người dân đã tăng lên mỗi ngày.  Với những cách làm bài bản, sáng tạo của tỉnh, chương trình xây dựng NTM của Quảng Ninh đã tiến một bước tiến dài, ngoài về cơ...

Khí thế mới, sức sống mới ở vùng nông thôn mới

Bằng việc huy động tốt mọi nguồn lực xã hội, phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng trong xây dựng NTM, những năm qua, khắp các miền quê trên địa bàn tỉnh đã có những đổi thay rõ nét. Diện mạo làng quê khang trang, môi trường, cảnh sắc sáng, xanh, sạch, đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.  Khi người dân đồng lòng Thành công của chương trình xây...

Cùng tác giả

Xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ: Cơ hội lớn, thách thức nhiều

Xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ đứng trước nhiều cơ hội gia tăng kim ngach, nhưng cũng không ít rủi ro thời gian tới. Cơ hội lớn... Trong thời gian qua, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng hai con số và vẫn đang phát triển mạnh tại thị trường Hoa Kỳ. Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 10/2024, tổng sản lượng thuỷ...

Ngọc Trinh: ‘Tôi vực dậy sau biến cố’

Lấy chủ đề gia đình quen thuộc nhưng dưới góc nhìn chị dâu - em chồng, bộ phim "Chị dâu" quy tụ dàn diễn viên kỳ cựu như Việt Hương, Hồng Đào, Lê Khánh. Tác phẩm gây chú ý khi có sự xuất hiện của Ngọc Trinh. Chiều 26/11, diễn viên Việt Hương, Hồng Đào, Lê Khánh, Đinh Y Nhung và Ngọc Trinh cùng đạo diễn Khương Ngọc có mặt tại buổi ra mắt phim Chị dâu. Ngọc Trinh trở lại...

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Cùng chuyên mục

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Hạ Long quyết tâm tăng tốc, bứt phá để phát triển KT-XH bền vững

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tập trung tuyên truyền về Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV và kết quả phát triển KT-XH năm 2024, nhiệm vụ năm...

Chiều 26/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin báo chí thường kỳ thông tin về công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 23 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng một số nội dung quan trọng khác. Tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đã thông tin nhanh tới đại diện các cơ quan báo chí trên địa...

Làm rõ lý do Bộ trưởng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới. Chấn chỉnh, kiến nghị xử lý 696 cá nhân vi phạm qua thanh tra Sáng 26/11,...

Khiếu kiện đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương

Khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Sáng 26/11, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đơn thư chủ...

Năm 2025, TP Hạ Long quyết tâm thu ngân sách đạt 10.000 tỷ đồng

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất