Powered by Techcity

Điều chỉnh giá điện có tác động tới chính sách kích cầu tiêu dùng?

Không ít ý kiến băn khoăn, việc điều chỉnh giá bán lẻ điện mới đây của Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ có tác động ra sao tới mục tiêu kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cũng như chính sách kích cầu tiêu dùng của Chính phủ. Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã trả lời báo giới xung quanh vấn đề này.

TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Ảnh: TH

Thưa ông, mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức tăng 4,5%. Việc tăng giá điện sẽ làm giảm chi tiêu của người dân, trong khi Chính phủ đang thực thi chính sách kích cầu tiêu dùng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Điện là mặt hàng chiến lược, do Nhà nước quản lý giá. Nhà nước, cũng như ngành Điện, áp dụng chính sách giá điện bậc thang phù hợp với các nhóm dân cư, hướng tới bảo vệ và hỗ trợ người có thu nhập thấp khi điều chỉnh giá điện; đồng thời khuyến khích người tiêu dùng sử dụng điện tiết kiệm; càng sử dụng nhiều, giá điện càng cao.

Giá bán lẻ điện bình quân hiện được chia thành 6 nhóm, theo mức tiêu thụ điện của các hộ dân cư. Hộ dân có thu nhập thấp, mức tiêu thụ điện ít được hưởng giá bán lẻ điện thấp hơn mức giá bình quân chung. Giá bán lẻ điện được tính lũy tiến, với chính sách giá bậc thang, theo lượng điện tiêu thụ, phù hợp với mức thu nhập của các hộ dân cư nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm.

Ví dụ, theo giá điện mới: Hộ dân sử dụng dưới 50 kWh/tháng, giá điện phải thanh toán là 1.806 đồng/kwh; hộ dân sử dụng từ 51 – 100 kWh/tháng, giá điện phải thanh toán là 1.866 đồng/kwh; hộ dân sử dụng từ 301 – 400 kWh/tháng, giá điện phải thanh toán là 3.050 đồng/kWh.

Việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện ngày 8/11 vừa qua, những hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng không đáng kể, vì mức chi phí chỉ tăng thêm 3.900 đồng/tháng đối với hộ sử dụng dưới 50 kwh/tháng; tăng thêm 7.900 đồng/tháng đối với hộ sử dụng 100 kwh/tháng; ngay cả những hộ có mức sử dụng điện cao với 400 kwh/tháng cũng chi trả thêm 42.000 đồng/tháng.

Như vậy, việc chi trả thêm cho tiền điện khi giá điện tăng 4,5% không ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu cho các mục đích tiêu dùng khác của hộ gia đình. Việc tăng giá điện hầu như không có tác động ngược tới chính sách kích cầu tiêu dùng của Chính phủ.

Ngày 4/5, EVN đã tăng 3% giá bán lẻ điện bình quân; ngày 8/11, Tập đoàn này lại điều chỉnh tăng 4,5%. Trong năm 2023, EVN đã hai lần tăng giá điện với tổng mức tăng 7,5%. Việc tăng giá điện thời gian qua có đúng thời điểm và tác động thế nào tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thưa ông?

Tỷ trọng chi cho tiêu dùng điện trong tổng chi tiêu dùng của hộ gia đình chiếm 3,31%. Khi giá bán lẻ điện bình quân tăng 10% sẽ tác động làm lạm phát của nền kinh tế (chỉ số CPI) tăng 0,331 điểm phần trăm.

Việc EVN tăng 4,5% giá bán lẻ điện bình quân vừa qua sẽ tác động làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,15 điểm phần trăm.

Hiện lạm phát của nền kinh tế bình quân 10 tháng năm 2023 chỉ ở mức 3,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức lạm phát mục tiêu 4,5% của năm 2023. Với sự chủ động chuẩn bị nguồn hàng phục vụ tiêu dùng cuối cùng cho tháng cuối năm, cùng với chính sách khuyến mại, giảm giá để kích cầu tiêu dùng, việc điều chỉnh tăng giá điện sẽ không ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát của năm nay.

Giá điện tăng sẽ tác động làm tăng lạm phát và giảm tăng trưởng của nền kinh tế. Vào thời điểm sắp hết năm, khi bức tranh lạm phát và tăng trưởng kinh tế cả năm đã khá rõ nét, lúc này là thời điểm để các nhà quản lý đưa ra quyết định có điều chỉnh giá các mặt hàng chiến lược do Nhà nước quản lý hay không, thưa ông?

Công nhân Công ty Truyền tải điện kiểm tra thiết bị TBA 220 kV Xuân Mai. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Như tôi đề cập ở trên, chỉ số CPI bình quân 10 tháng năm nay chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, vì vậy ngày 8/11/2023, EVN điều chỉnh tăng 4,5% giá bán lẻ điện bình quân là đúng thời điểm.

Điện là mặt hàng nhiên liệu quan trọng không chỉ trong tiêu dùng mà được sử dụng trong gần như tất cả các ngành, các hoạt động sản xuất. Tăng giá điện sẽ làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hệ quả tất yếu làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Với công nghệ sản xuất hiện nay của nền kinh tế, nếu giá điện tăng 10% làm GDP giảm 0,45 điểm phần trăm. Qua hai lần EVN tăng giá điện với tổng mức tăng 7,5% sẽ tác động làm GDP giảm 0,33 điểm phần trăm. Tuy vậy, tác động làm giảm tăng trưởng diễn ra khi nền kinh tế vận hành trong điều kiện bình thường. Thực tế trong năm nay, doanh nghiệp thiếu vắng đơn hàng, nhu cầu tiêu dùng trong nước yếu nên việc tăng giá điện có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nhưng không nhiều đến mức làm GDP giảm 0,33 điểm phần trăm.

Theo Bộ Công Thương, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 tăng 9,27% so với năm 2021. Ông dự báo, liệu giá bán lẻ điện sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới?

Đầu năm 2022, khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra, châu Âu đang chờ đón viễn cảnh một mùa đông khắc nghiệt; đồng thời lo ngại cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ diễn ra nên giá nguyên nhiên liệu đầu vào của sản xuất nhiệt điện trên thị trường thế giới tăng cao đã tác động rất mạnh đến giá thành sản xuất điện trong nước. Chẳng hạn, trong năm 2022, giá than dùng cho sản xuất điện tăng 264% và giá xăng dầu tăng 143% so với năm 2021. Cuối tháng 3 năm nay, Bộ Công Thương công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN tăng 9,27% so với năm 2021.

Năm 2023, giá các mặt hàng thế giới có xu hướng giảm. Trong 9 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước, giá than giảm 52,05%; giá khí tự nhiên giảm 64,79%; giá dầu thô giảm 18,78% sẽ làm giảm giá thành sản xuất nhiệt điện từ than, khí và dầu trong nước.

Điện sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch của Việt Nam chiếm khoảng 43% tổng sản lượng điện của nền kinh tế. Khi giá than, khí tự nhiên và giá dầu thô giảm làm cho giá thành điện sản xuất từ nhiên liệu hoá thạch giảm, kéo theo giá bán lẻ điện bình quân giảm so với năm 2022.

Bộ Công Thương đang xin ý kiến các Bộ, ngành để trình Chính phủ dự thảo Quyết định Quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Dự thảo quyết định đề xuất giảm thời gian điều chỉnh giá điện, trao quyền cho EVN điều chỉnh giá bán điện đối với biên độ giảm giá bán lẻ điện từ 1% trở lên, tăng giá bán lẻ điện từ 3% đến dưới 5% và trong khung giá. Đây là giải pháp xoá bỏ bất cập về giá bán lẻ điện hiện nay, dần hướng giá điện vận hành theo cơ chế thị trường cạnh tranh, có tăng, có giảm, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tạo nền tảng quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội.

Vì vậy, EVN phải căn cứ vào giá thành sản xuất điện thực tế, hợp lý để quyết định tăng hay giảm giá bán lẻ điện. Khi giá nguyên liệu đầu vào dùng cho sản xuất điện giảm, EVN không có lý gì để tiếp tục tăng giá điện trong thời gian tới.

Theo ông, Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và các hộ dân cư cần có những giải pháp gì để đảm bảo đủ điện với giá ổn định cho phát triển kinh tế – xã hội?

Điện là mặt hàng chiến lược đặc biệt quan trọng của nền kinh tế. Nhu cầu sử dụng điện luôn tăng, đặt ngành Điện vào tình trạng cung không đủ cầu. Tình trạng này sẽ ngày càng gay gắt nếu giá bán lẻ điện thấp hơn giá thành sản xuất, ngành Điện bị thua lỗ, không đủ nguồn tài chính để đầu tư mở rộng năng lực sản xuất; không thu hút được nguồn vốn từ các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất, truyền tải và cung ứng điện.

Vừa qua tình trạng thiếu điện do đợt nắng nóng và ngành Điện không chủ động, chuẩn bị cung ứng đủ điện đã gây thêm khó khăn cho nền kinh tế, kìm hãm tăng trưởng. Hạn chế đầu tư vào cơ sở hạ tầng truyền tải và lưới điện trong thời gian qua là minh chứng về việc chúng ta đang tự huỷ hoại tiềm năng tăng trưởng của đất nước. Ngân hàng Thế giới ước tính kinh tế Việt Nam bị thiệt hại khoảng 0,3% GDP, tương đương 1,4 tỷ USD do thiếu điện trong đợt nắng nóng cuối tháng 5 đến giữa tháng 6/2023.

Để đảm bảo cung ứng đủ điện cho nền kinh tế, Chính phủ cần khẩn trương xây dựng Luật Điện lực sửa đổi để hoàn thiện chính sách về quy hoạch, đầu tư, điều hành giá điện, phát triển thị trường điện cạnh tranh, xử lý các vướng mắc, thể chế hóa cơ chế phát triển, tạo đột phá khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo; tách bạch vai trò quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng thời, Chính phủ cần khẩn trương xây dựng, ban hành các chính sách, giải pháp để giá điện dần vận hành theo cơ chế thị trường. Nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hoá hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh.

Xin trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn

Cùng chủ đề

Trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Sáng 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Trường hợp cần thiết, có thể điều chỉnh bội chi lên mức khoảng 4-4,5% GDP Bộ trưởng cho biết, năm 2025 có ý...

VCCI: Nên giữ giá điện 3 tháng điều chỉnh một lần

VCCI cho rằng nên duy trì quy định 3 tháng thay đổi giá điện một lần, thay vì rút ngắn về 2 tháng theo tính toán của Bộ Công Thương, để phù hợp việc tổng hợp số liệu của ngành điện. Tại dự thảo mới nhất về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân gửi Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân...

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 15/1/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội; Thống đốc...

Tạo động lực cho người dân phát triển sản xuất

Thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn lực để thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm bố trí ngân sách ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh Quảng Ninh để triển khai cho vay. Nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình tín dụng chính sách đã được trải dài đến tất cả các thôn, bản, khu phố trên toàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển...

Quảng Ninh: Trên 68.000 khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng của bão số 3 được giảm lãi suất

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3869/QĐ-UBND ngày 27/12/2024 về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn từ nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Ninh nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của bão số 3. Theo đó, toàn bộ khách hàng vay vốn các chương trình từ nguồn vốn ngân sách địa...

Cùng tác giả

‘Kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất’

Thủ tướng yêu cầu cần nghiên cứu hướng tuyến, phương án kết nối, xây dựng tuyến đường kết nối giữa sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội nhanh nhất, thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất. Chiều tối 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, địa phương về dự án đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô...

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Cuộc chiến phòng vé của phim Việt đầu năm 2025

Đầu năm nay, ngay từ những ngày Tết, khán giả đã chứng kiến một cuộc đua khốc liệt của các bộ phim Việt tại phòng vé. Đây là điều mà chỉ cách đây khoảng trên dưới 10 năm, phim Việt chưa từng mơ đến trong cuộc cạnh tranh luôn không cân sức với những bộ phim bom tấn nhập khẩu, đặc biệt là mùa phim Tết. Ngay trong những ngày đầu tiên của năm Ất Tỵ, cuộc đua không khoan...

Á hậu Hồng Đăng bị biến thái quấy rối trên đường

Hồng Đăng kể khi đang trên đường tới phòng tập, cô bị quấy rối, sau đó cô nhờ người dân trích camera để tìm kiếm thủ phạm. Ngày 23/2, trên trang cá nhân, Á hậu Trịnh Thị Hồng Đăng chia sẻ thông tin cô bị quấy rối trên đường. Theo lời kể của Hồng Đăng, sự việc xảy ra lúc 17h ngày 22/2, sau khi cô xong việc, đi bộ đến phòng tập cách nơi á hậu ở khoảng 5 phút....

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Cùng chuyên mục

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc

Theo quyết định của Bộ Công Thương, hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 19,38-27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày. Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38-27,83%. Trong khi đó, thép HRC nhập từ Ấn...

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Giá tiền ảo Pi Network lao dốc, sàn liên tục báo lỗi, ‘Pi thủ’ vỡ mộng

Đồng tiền ảo Pi Network bị mất giá thảm hại chỉ sau 1 ngày lên sàn, ngoài ra sàn giao dịch OKX liên tục báo lỗi khiến những người đầu tư thất vọng nặng nề. Giá giảm hơn một nửa Thời điểm tối 21/2, sau hơn 1 ngày lên sàn OKX (Hong Kong), tiền ảo Pi Network được giao dịch quanh mức 0,6 USD/Pi, đây là mức thảm hại so với giá 2 USD/Pi vào thời điểm mở cửa. Trước đó, ngay...

NHNN: Tiếp tục giảm lãi suất, bám sát chặt diễn biến tỷ giá để điều tiết

Thống đốc kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp chỉ đạo để hài hòa thương mại với các đối tác lớn, tránh rủi ro về thuế vì tỷ giá hiện đang chịu sức ép lớn bởi chính sách thuế của Mỹ. Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế tổ chức sáng nay (21/2), Thống đốc...

Tăng cường các giải pháp kiểm soát thương mại điện tử, phòng chống trốn thuế và các vi phạm pháp luật về kinh tế

Chiều ngày 21/2, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tăng cường giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế, thương mại điện tử, trốn thuế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước theo tinh thần Kết luận số 123-KL/TW, ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.  Tham dự Hội nghị có các đồng chí...

Hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản

Chiều ngày 21/2, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT phối hợp với các địa phương có biển tổ chức hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đối với đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) NTTS trên địa bàn tỉnh. Báo cáo trình bày tại hội nghị của Sở NN&PTNT cho biết, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch khu vực biển NTTS với diện tích 45.146ha. Đến thời điểm này, duy nhất HTX thuỷ...

Giá tôm hùm chạm đáy, người nuôi lỗ nặng

Người nuôi tôm hùm ở Phú Yên, Khánh Hòa cho biết từ năm ngoái đến nay, dù được thu mua đều đặn, giá tôm vẫn chạm đáy khiến họ liên tục thua lỗ. Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc bùng nổ từ năm 2024 và tiếp tục tăng cao trong tháng 1 năm nay, đạt 70 triệu USD (gần 1.800 tỷ đồng), theo VASEP. Mức này tăng gấp 9 lần cùng kỳ năm ngoái, chiếm 98% tổng lượng xuất...

Đẩy nhanh tiến độ giao biển nuôi trồng thủy sản

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, diện tích khu vực biển phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) là 45.146 ha. Để kịp thời cấp phép, giao biển NTTS, ngay sau Tết Nguyên đán 2025, các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ, chủ động gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ, đơn vị, tổ chức nuôi trồng, từ đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất