Powered by Techcity

Điểm sáng gạo Việt – Báo Quảng Ninh điện tử

Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu không tác động lớn đến gạo Việt. Với sự khẳng định về chất, gạo Việt có những bước đi chắc hơn và bền hơn tại thị trường xuất khẩu.

Gạo Việt tiếp tục thu trái ngọt

Việc Ấn Độ mở kho khiến giá gạo trên thị trường thế giới lao dốc. Trong khi đó, tại Việt Nam giá gạo thông dụng đã ổn định trở lại sau vài ngày giảm, còn giá gạo thơm đặc biệt là ST24 và ST25 tiếp tục tăng, hiện đạt mức cao kỷ lục đến 1.300 USD/tấn nhưng doanh nghiệp vẫn không đủ gạo để xuất.

Điểm sáng gạo Việt. (Ảnh: N.H)

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giá dòng gạo ST, đặc biệt là ST25 đã tăng tới 5.000 đồng/kg so với tháng trước và đang ở mức rất cao. Giá gạo nguyên liệu hiện tại đang ở mức 25.000 – 26.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu thị trường lại rất cao kể cả nội địa và xuất khẩu.

Nếu như đầu năm nay, giá gạo ST25 xuất khẩu chỉ khoảng 750 – 800 USD/tấn thì hiện tại đã lên tới 1.300 USD/tấn. Đây là mức giá cao chưa từng có trong lịch sử xuất khẩu của ngành gạo Việt Nam. Không chỉ xuất khẩu mà nội địa cũng tiêu thụ rất mạnh, giá gạo chất lượng cao khoảng 35.000 đồng/kg.

Bên cạnh dòng ST thì các sản phẩm gạo thơm chất lượng cao của Việt Nam cũng đang được tiêu thụ mạnh ở các thị trường Hồng Kông, Singapore, Philippines, Trung Đông và cả một số nước châu Phi với giá tốt.

Theo ông Phạm Thái Bình – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An, dòng gạo ST giá đang ở mức rất cao, phổ biến quanh mốc 1.000 USD/tấn. Các dòng gạo thơm, gạo chất lượng cao cũng từ 600 – 700 USD/tấn. Các sản phẩm này vẫn xuất khẩu tốt và không bị ảnh hưởng bởi lệnh “mở kho” của Ấn Độ.

Còn theo ông Nguyễn Vĩnh Trọng – Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), khi có thông tin về việc Ấn Độ quay lại thị trường gạo thế giới, giá gạo trắng thông dụng xuất khẩu của Việt Nam giảm 5 – 10 USD/tấn, giá nội địa giảm 100 – 200 đồng/kg. Tuy nhiên, giá gạo thơm như Jasmine, Đài Thơm 8 vẫn ổn định do nguồn cung ít và nhu cầu cao từ các thị trường như Philippines, Hồng Kông (Trung Quốc), châu Phi.

Không chỉ xuất khẩu ổn định, theo thông tin từ bộ phận Thương vụ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, tiếp nối thành công của việc đưa ST25 – thương hiệu gạo đầu tiên của Việt Nam chinh phục thị trường Nhật Bản vào năm 2022, một thương hiệu gạo thứ 2 của Việt Nam là A AN đã chính thức thâm nhập thị trường khắt khe vào bậc nhất thế giới này.

Theo đó, ngay từ đầu tháng 10/2024, Tập đoàn Tân Long đã thành công trong việc xuất khẩu 1.000 tấn gạo JAPONICA chất lượng cao mang thương hiệu A AN vào thị trường Nhật Bản – thị trường khắt khe bậc nhất thế giới.

Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Đức Minh – cho biết gạo Việt Nam bắt đầu nhận được đánh giá cao từ các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản. Những thị trường này đã tăng sản lượng nhập khẩu gạo của Việt Nam qua từng năm.

Sự kiện ra mắt thương hiệu gạo thứ hai của Việt Nam tại Nhật Bản cho thấy Tân Long không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng gạo. Trong thời gian tới, Tân Long phấn đấu không chỉ dừng lại ở ST25, Japonica mà còn nhiều dòng gạo khác mang thương hiệu A AN – thương hiệu nội địa Việt Nam sẽ từng bước chinh phục những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu.

Vào khoảng năm 2015, trong cơ cấu giống lúa của Việt Nam, diện tích trồng dòng gạo IR50404 vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhờ năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt. Nhưng vì bị đánh giá là gạo phẩm cấp thấp nên giá gạo của Việt Nam khi đó vẫn thua gạo Thái Lan một bậc. Sự thay đổi diễn ra khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo các địa phương tăng diện tích trồng lúa chất lượng cao.

Gạo ST25 được trồng nhiều vào vụ Thu Đông. Bên cạnh câu chuyện thương hiệu và chất lượng, năm nay, do tình hình thời tiết không thuận lợi nên lượng lúa thu về không đủ để cung theo kế hoạch, giá lúa tăng liên tục. Từ đầu tháng 9 đến nay, gạo ST bất ngờ tăng giá mạnh, riêng Gạo Ông Cua ST25 tăng đến 3.500 đồng/kg.

Tiếp tục tăng chất chứ không chạy theo lượng

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ trong 9 tháng, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã vượt 7 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt gần 4,4 tỉ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu gạo bình quân đạt 624 USD/tấn, tăng 13%.

Xét về lượng và kim ngạch, đây đều là mức cao hơn so với trung bình nhiều năm và hiện chỉ thấp hơn con số kỷ lục của năm 2023. Số lượng lúa đã thu hoạch của Việt Nam trong 9 tháng qua khoảng 33 triệu tấn trong tổng số sản lượng ước tính của cả năm 2024 là 43 triệu tấn.

Ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – cho biết, nhu cầu gạo thế giới duy trì ở mức cao, gạo xuất khẩu của Ấn Độ tập trung ở phân khúc khác gạo Việt Nam nên ảnh hưởng không lớn.

“Nguồn cung gạo phục vụ xuất khẩu không còn nhiều, chủ yếu là sản lượng gạo vụ Thu Đông và một ít của vụ Đông Xuân sớm. Trước thời điểm Ấn Độ công bố lệnh cấm xuất khẩu gạo, hằng năm, Việt Nam vẫn sản xuất trên 43 triệu tấn thóc, xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo với giá ổn định”, ông Nguyễn Như Cường cho hay.

Ông Nguyễn Như Cường cũng khẳng định quan điểm phát triển ngành lúa gạo những năm tới là sản xuất theo kế hoạch, tùy nhu cầu thị trường và bảo đảm quyền lợi của nông dân, doanh nghiệp trong chuỗi giá trị bền vững chứ không chạy theo số lượng xuất khẩu để lấy thành tích.

Việt Nam tiếp tục giữ vị trí cao trong danh sách các nước xuất khẩu gạo của thế giới với sản lượng dự kiến năm 2024 đạt 43 triệu tấn,… Đáng chú ý, Đông Nam Á có 4 quốc gia trong số 10 nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Trong danh sách này, Thái Lan đứng thứ 2 với 16,5 triệu tấn, tiếp theo là Việt Nam đứng thứ ba thế giới với 7,6 triệu tấn.

Năm 2022, 100 tấn gạo Việt Nam lần đầu tiên được bày bán chính thức tại các siêu thị, cửa hàng tại thị trường Nhật Bản. Với thương hiệu gạo thứ 2 của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản đã tiếp tục khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản quốc gia, tự tin chinh phục những thị trường khó tính. Đây được coi là tín hiệu lạc quan không chỉ đối với Tập đoàn Tân Long, mà còn đối với ngành xuất khẩu lúa gạo nói riêng và nông sản nói chung của Việt Nam.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt: Cần sự đồng hành của 3 nhà

Dù là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, tuy nhiên, thương hiệu quốc gia cho gạo Việt vẫn còn vắng bóng và việc này rất cần sự đồng hành của 3 nhà. Xuất khẩu gạo tăng cả về lượng và giá trị Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam đạt gần 8,5 triệu tấn với giá trị 5,31...

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Không chỉ nhiều ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm, thời điểm này, có những doanh nghiệp nhận được khoảng 60% đơn hàng của năm sau. Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản tăng cao Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu rau, quả tháng 10 năm 2024 ước đạt 700 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 10 tháng đầu năm...

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế. 10 tháng năm 2024, xuất siêu 23,3 tỷ USD Theo dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10 đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% (tương ứng tăng 3,35 tỷ USD) so với tháng 9. Ở chiều xuất...

Gạo Việt đối diện với những ‘cơn sóng’ nhẹ

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh; Indonesia bất ngờ ‘quay xe’ huỷ chào thầu mua 340.000 tấn gạo. Gạo Việt đối diện với những cơn sóng nhẹ. Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm 72% Theo Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), sau khi xuất khẩu gạo đạt liên tiếp trên 1 triệu tấn/tháng trong tháng 3 và tháng 4, trong các tháng gần đây đã chững lại ở mức trên dưới 800.000 tấn/tháng....

Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Cơ hội kinh doanh của khu vực ASEAN đang được đánh giá có nhiều sức hút. Trong đó, Việt Nam nổi lên là một điểm sáng. Vượt qua Trung Quốc, ASEAN đang là địa chỉ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong trong lĩnh vực sản xuất. Ngay cả Trung Quốc cũng tập trung nguồn vốn đầu tư nhiều hơn vào khu vực Đông Nam Á. Những chỉ dấu mới này cũng đã có tác động...

Cùng tác giả

Thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với Saudi Arabia, UAE, Qatar

Thủ tướng mong muốn cùng các nước Trung Đông chia sẻ tầm nhìn, khát vọng trong phát triển đất nước và có thể học hỏi lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, chiến lược quốc gia. Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia , Các Tiểu Vương quốc...

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc...

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia;...

Truyện thiếu nhi kinh điển Chile được dịch sang tiếng Việt

Tập một "Papelucho" - sách văn học thiếu nhi kinh điển của Chile - ra mắt độc giả trong nước ngày 20/12. Papelucho xuất bản lần đầu vào năm 1947 và hoàn thành 12 cuốn vào năm 1974. Bộ truyện kể lại những chuyến phiêu lưu của chú bé Papelucho tràn đầy năng lượng, giàu suy tư, hài hước và trí tưởng tượng. Cậu không ngần ngại dấn thân vào rắc rối, từ đó nảy ra những giải pháp lạ...

Quảng Yên: Cập nhật kiến thức mới cho 179 trưởng thôn, khu phố

Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trưởng thôn, khu phố trong nhiệm kỳ 2025-2027, nhất là trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trưởng thôn, khu phố tham gia hoạt động lần đầu, chiều 24/12, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã Quảng Yên đã khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho 179 trưởng thôn, khu phố ở 19 xã, phường trên địa bàn thị xã. Tham...

“Lời nguyền” quán quân ở Rap Việt nhìn từ sự tỏa sáng của RHYDER, Hurrykng

Sau sự tỏa sáng của RHYDER, Pháp Kiều, Captain... một “lời nguyền” về quán quân Rap Việt hiện được lan truyền khắp mạng xã hội. Theo đó, nhiều fan rap cho rằng, các quán quân Rap Việt đang bị bỏ xa về danh tiếng so với dàn thí sinh đi thi nhưng chẳng đoạt giải gì. Tại Rap Việt mùa 1, vị trí quán quân thuộc về Dế Choắt (tên thật là Châu Hải Minh). Vượt qua rất nhiều đối thủ...

Cùng chuyên mục

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Thúc đẩy phát triển thương mại bền vững ngành gỗ Việt Nam – Trung Quốc

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam (tương đương 2 tỷ USD trong năm 2023). Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu bao gồm dăm gỗ, gỗ ván và veneer, với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ hai Theo số liệu từ Cục Xuất...

Khởi động thi công đường tỉnh 327

Ngày 24/12, tại TP Đông Triều, Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đã khởi động, ra quân thi công xây dựng đường tỉnh 327 nối nút giao cổng tỉnh đến đường trục chính trung tâm TP Đông Triều. Đây là công trình do ngân sách tỉnh Quảng Ninh đầu tư, nhằm tiếp tục tạo đà phát triển mới cho thành phố trẻ Đông Triều, kiến tạo hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại,...

Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025. Để đạt được con số nêu trên,...

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương. Xuất nhập khẩu xuất sắc về đích Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục mới với con số ước tính 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân...

Xuất khẩu thủy sản tiến tới mục tiêu 11 tỉ USD

Năm 2024 là lần thứ hai xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỉ USD, trong đó con tôm mang về 4 tỉ USD, cá tra 2 tỉ USD, cá ngừ 1 tỉ USD. Năm 2025, ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đạt 11 tỉ USD. Tại lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức tối 23-12, Thứ trưởng Bộ Nông...

29 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo bao bì sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024

Trong 68 tác phẩm tham gia Cuộc thi sáng tạo bao bì, nhãn mác hàng hóa, giỏ quà và câu chuyện sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024, Ban Giám khảo cuộc thi đã chấm điểm và thống nhất trao giải cho 29 tác phẩm. Cụ thể, 14 tác phẩm đoạt giải (1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 8 giải khuyến khích) nội dung thi câu chuyện sản phẩm; 3 tác phẩm đoạt giải nội dung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất