Powered by Techcity

Điểm sáng Bình Liêu – Báo Quảng Ninh điện tử

Trải qua hàng trăm năm, cộng đồng các dân tộc thiểu số Tày, Dao, Sán Chỉ… với tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán và những lễ hội riêng đã tạo nên một Bình Liêu đa sắc màu văn hóa. Trân trọng vốn quý này, nhiều năm qua, Bình Liêu đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc để phát triển du lịch, kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Môn thể thao dân tộc là hoạt động không thể thiếu trong những lễ hội, ngày hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện Bình Liêu.

Với trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số, sở hữu các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Tày, Dao, Sán Chỉ, những năm qua, Bình Liêu đã tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp làm tốt công tác bảo tồn văn hóa. Theo đó, huyện đã chủ động nghiên cứu, phục dựng, duy trì tổ chức các lễ hội, ngày hội truyền thống thường niên, như: Lễ hội đình Lục Nà; liên hoan hát then – đàn tính gắn với không gian văn hóa dân tộc Tày; hội Soóng cọ gắn với không gian văn hóa dân tộc Sán Chỉ, hội Kiêng gió gắn với hát pả dung và không gian văn hóa người Dao từ nhiều năm nay.

Lễ hội cũng là dịp để bà con gặp gỡ, vui chơi, giao lưu sau những ngày lao động vất vả qua các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc (đánh quay, ném còn, đi cà kheo, đẩy gậy, kéo co…) và tái hiện những nếp sinh hoạt, nghi lễ truyền thống của đồng bào các dân tộc, như: Lễ cấp sắc của người Dao, các nghi lễ đám cưới, rước dâu của người Dao, Sán Chỉ, lễ thôi nôi của người Tày…

Đặc biệt, vài năm trở lại đây, các Hội hoa Sở, Hội mùa vàng, Ngày hội Văn hóa – Thể thao các dân tộc huyện Bình Liêu được hình thành gắn chủ trương phát triển du lịch của huyện với chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc cũng góp phần quảng bá, tạo cơ hội để du khách trải nghiệm, khám phá thiên nhiên, văn hóa của mảnh đất biên giới vùng Đông Bắc này.

Thi thêu trang phục truyền thống tại ngày hội Kiêng gió của đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu.

Nét đặc sắc của Bình Liêu không phải nơi nào cũng có được chính là không gian lưu trữ của những làn điệu mượt mà, đằm thắm như làn điệu hát then của người Tày, hát pả dung của người Dao Thanh Phán, điệu soóng cọ của người Sán Chỉ… đã được người dân chắt chiu, gìn giữ và lưu truyền qua biết bao nhiêu thế hệ.

Năm 2019, UNESCO chính thức ghi nhận Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (trong đó, then Tày Bình Liêu – Quảng Ninh là một đại diện). Mới đây, nghệ thuật trình diễn dân gian hát soóng cọ của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia. Đây chính là động lực quan trọng để các làn điệu dân ca của dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ của huyện Bình Liêu ngày càng được lan tỏa, phát huy.

Truyền dạy hát then – đàn tính trong trường học tại Bình Liêu được duy trì từ nhiều năm nay.

Vì vậy, không chỉ tổ chức biểu diễn tại các dịp lễ hội, ngày hội giao lưu văn hóa ở trong và ngoài huyện, Bình Liêu đẩy mạnh công tác truyền dạy trong nhà trường, thành lập và duy trì các câu lạc bộ văn nghệ tại 100% các xã, thị trấn đến thôn, khu phố.

Đặc biệt, tháng 5 vừa qua, UBND huyện Bình Liêu phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”. Thông qua hội thảo đã góp phần nghiên cứu, định vị then Tày Bình Liêu trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Đồng thời, đề xuất các giải pháp bảo vệ, trao truyền, quảng bá, phát huy, phát triển các giá trị then của người Tày huyện Bình Liêu trong bối cảnh hiện nay, cũng như các giải pháp khai thác diễn xướng then phục vụ phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu.

Điểm sáng Bình LiêuTrải qua hàng trăm năm, cộng đồng các dân tộc thiểu số Tày, Dao, Sán Chỉ… với tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán và những lễ hội riêng đã tạo nên một Bình Liêu đa sắc màu văn hóa. Trân trọng vốn quý này, nhiều năm qua, Bình Liêu đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc để phát triển du lịch, kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Với trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số, sở hữu nền văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Tày, Dao, Sán Chỉ, những năm qua Bình Liêu tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp làm tốt công tác bảo tồn văn hóa. Theo đó, huyện đã chủ động nghiên cứu, phục dựng, duy trì tổ chức các lễ hội, ngày hội truyền thống thường niên như: Lễ hội đình Lục Nà; liên hoan hát then - đàn tính gắn với không gian văn hóa dân tộc Tày; hội Soóng Cọ gắn với không gian văn hóa dân tộc Sán chỉ, hội Kiêng gió gắn với hát pả dung và không gian văn hóa người Dao từ nhiều năm nay. Lễ hội cũng là dịp để bà con gặp gỡ, vui chơi, giao lưu sau những ngày lao động vất vả qua các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc (đánh quay, ném còn, đi cà kheo, đẩy gậy, kéo co…) và tái hiện những nếp sinh hoạt, nghi lễ truyền thống của đồng bào các dân tộc như: Lễ cấp sắc của người Dao, các nghi lễ đám cưới, rước dâu của người Dao, Sán Chỉ, lễ thôi nôi của người Tày… Đặc biệt, vài năm trở lại đây, các Hội hoa Sở, Hội mùa vàng, Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Bình Liêu được hình thành gắn chủ trương phát triển du lịch của huyện với chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc cũng góp phần quảng bá, tạo cơ hội để du khách trải nghiệm, khám phá thiên nhiên, văn hóa của mảnh đất biên giới vùng Đông Bắc. Nét đặc sắc của Bình Liêu không phải nơi nào cũng có được chính là không gian lưu trữ của những làn điệu mượt mà, đằm thắm như làn điệu hát then của người Tày, hát pả dung của người Dao Thanh Phán, điệu soóng cọ của người Sán Chỉ… đã được người dân chắt chiu, gìn giữ và lưu truyền qua biết bao nhiêu thế hệ. Năm 2019 UNESCO chính thức ghi nhận Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam là di sản văn hoa phi vật thể đại diện của nhân loại (mà then Tày Bình Liêu - Quảng Ninh là đại diện). Mới đây, nghệ thuật trình diễn dân gian hát soóng cọ của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia. Đây chính là động lực quan trọng để các làn điệu dân ca của dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ của huyện Bình Liêu ngày càng được lan tỏa, phát huy. Vì vậy, không chỉ tổ chức biểu diễn tại các dịp lễ hội, ngày hội giao lưu văn hóa ở trong và ngoài huyện, Bình Liêu đẩy mạnh công tác truyền dạy trong nhà trường, thành lập và duy trì các câu lạc bộ văn nghệ tại 100% các xã, thị trấn đến thôn, khu phố. Đặc biệt, tháng 5 vừa qua, UBND huyện Bình Liêu phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”. Thông qua hội thảo đã góp phần nghiên cứu, định vị then Tày Bình Liêu trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Đồng thời, đề xuất các giải pháp bảo vệ, trao truyền, quảng bá, phát huy, phát triển các giá trị then của người Tày huyện Bình Liêu trong bối cảnh hiện nay, cũng như các giải pháp khai thác diễn xướng then phục vụ phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu.Nhằm thực hiện công tác bảo tồn văn hóa một cách toàn diện, huyện Bình Liêu đã xây dựng Đề án bảo tồn văn hóa các dân tộc trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, tập trung ưu tiên, tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc tự bảo vệ và phát huy di sản văn hoá, trao truyền văn hóa truyền thống từ kiến trúc nhà ở, không gian sống, trang phục truyền thống, ẩm thực, dân ca, các phong tục tập quán... tạo các sản phẩm văn hóa đáp ứng phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng địa phương. Đến nay, huyện đã hoàn thành “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu tộc người Tày Bình Liêu phục vụ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tiếp tục xây dựng “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa  người Dao gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Sông Moóc, xã Đồng Văn giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” và “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Sán Chỉ gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lục Ngù, xã Húc Động giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Qua đó, sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái - trải nghiệm, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa, du lịch biên giới của tỉnh.Duy Khoa
Người dân, du khách tìm hiểu về những đồ lễ của thầy then ở Bình Liêu trong khuôn khổ Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”. 

Nhằm thực hiện công tác bảo tồn văn hóa một cách toàn diện, huyện Bình Liêu đã xây dựng Đề án bảo tồn văn hóa các dân tộc trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, tập trung ưu tiên, tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc tự bảo vệ và phát huy di sản văn hoá, trao truyền văn hóa truyền thống từ kiến trúc nhà ở, không gian sống, trang phục truyền thống, ẩm thực, dân ca, các phong tục tập quán… tạo các sản phẩm văn hóa đáp ứng phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng địa phương.

Đến nay, huyện đã hoàn thành “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu tộc người Tày Bình Liêu phục vụ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tiếp tục xây dựng “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Dao gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Sông Moóc, xã Đồng Văn giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” và “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Sán Chỉ gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lục Ngù, xã Húc Động giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Qua đó, sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái – trải nghiệm, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa, du lịch biên giới của tỉnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cán đích sớm 5 chỉ tiêu về văn hóa, con người Quảng Ninh

Năm 2024 là năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 30/10/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững”. Ngay sau khi có Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 8/3/2024 của UBND tỉnh về thực hiện chủ đề công tác năm 2024 đối với nhiệm vụ “Phát...

Hội nghị gặp mặt người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 14/10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị gặp mặt, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh. Đồng chí Nguyễn Văn Hồi, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Ủy ban MTTQ tỉnh thông tin về tình hình...

Bình Liêu: Đón đoàn famtrip 50 doanh nghiệp tới khảo sát, kết nối du lịch

Ngày 13/10, huyện Bình Liêu đón tiếp và tổ chức tham quan, khảo sát cho đoàn famtrip gồm 50 doanh nghiệp du lịch chuyên dòng khách nước ngoài vào Việt Nam. Tham gia chuyến khảo sát gồm nhiều doanh nghiệp có tiếng, như: Hanspan Travel Indochina, New Asia Tour, Exo Travel, Travel Authentic Asia…  Trong chương trình khảo sát, huyện Bình Liêu giới thiệu cho các đơn vị, doanh nghiệp khảo sát sản phẩm mới - Bình Liêu Nature Trekking, sản...

Thúc đẩy tiềm năng du lịch biên giới ở Bình Liêu

Với tiềm năng vốn có, sự quan tâm đầu tư, tiềm năng du lịch biên giới ở Bình Liêu đang có điều kiện phát triển mạnh mẽ, đặc biệt khi cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) đi vào hoạt động nhộn nhịp. Sau một thời gian quan tâm đầu tư, thúc đẩy, ngày 25/6/2024, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) phối hợp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc)...

Phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào DTTS ở Quảng Ninh hiện có hơn 16,2 vạn người, chiếm 12,31% dân số toàn tỉnh. Sự đa dạng về văn hóa DTTS đang mở ra nhiều cơ hội để phát triển du lịch, mang lại sinh kế bền vững cho người dân các địa phương.  Đầu năm 2024, được sự vận động, hỗ trợ của chính quyền địa phương, 6 hộ dân đồng bào Sán Chỉ thôn Khe Lục (xã Đại Dực, huyện Tiên Yên) mạnh dạn...

Cùng tác giả

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Jennie (Blackpink) trở lại vị trí Top 1 danh tiếng

Nhờ màn tái xuất bùng nổ với “Mantra", Jennie (Blackpink) quay trở lại vị trí Top 1 bảng xếp hạng danh tiếng nữ thần tượng Kpop sau 9 tháng. Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc vừa công bố bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu tháng 10 của các thành viên nhóm nhạc nữ Kpop. Bảng xếp hạng được xác định thông qua phân tích mức độ tham gia của người tiêu dùng, phạm vi phủ sóng truyền thông và...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Cùng chuyên mục

Tour ngắm chim lên đến chục nghìn USD ở Việt Nam

Tour ngắm chim giá lên tới chục nghìn USD ở Việt Nam ngày càng được khách nhà giàu quan tâm, tạo doanh thu lớn, nhưng chưa nhiều doanh nghiệp khai thác. "Trung bình mỗi du khách chi cho một tour ngắm chim dài ngày từ 4.000 USD đến 10.000 USD, chưa bao gồm vé máy bay", chuyên gia điểu học Nguyễn Hoài Bảo nói. Ông Bảo là CEO Wildtour, công ty khai thác các birdwatching tour (tour ngắm chim) từ năm...

Đến Đà Lạt ngắm vẻ đẹp ma mị của Suối Tía

Suối Tía là nơi hiếm hoi ở Đà Lạt sở hữu rừng cây chò ngập nước và hệ sinh thái đa dạng. Mỗi mùa, suối Tía mang một vẻ đẹp riêng. Nguồn

Từ 15/11, khởi hành tuyến tàu cao tốc nối Hạ Long – Cát Bà

Ngày 18/10, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tàu cao tốc Tuần Châu Express do Công ty Cổ phần đầu tư Havaco đã chạy thử nghiệm tuyến Hạ Long (Quảng Ninh) – Cát Bà (TP Hải Phòng). Dự kiến ngày 15/11, tàu sẽ chính thức đi vào hoạt động. Chuyến tàu chạy hàng ngày, khởi hành từ Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu lúc 7 giờ 30 phút đến Vịnh Đồng Hồ (trung tâm thị trấn Cát...

Hơn 3.000 khách Trung Quốc đến Hạ Long bằng du thuyền 5 sao

Đúng 8h sáng ngày 18/10, du thuyền 5 sao Costa Serena đã cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, đưa 3.040 khách du lịch từ Hong Kong, Trung Quốc, đến Hạ Long. Đây là lần thứ 2 trong năm 2024, du thuyền Costa Serena quốc tịch Ý, nổi tiếng với các chuyến hành trình tại khu vực châu Á đưa khách đến Hạ Long theo hành trình Hong Kong – Hạ Long và Hạ Long - Hong Kong. Đón tiếp...

Cát Bà đón khách Tây trở lại sau bão

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 (Yagi) gây ra, song chính quyền và các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tại quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, TP Hải Phòng) đã chủ động sớm khắc phục, sửa sang cơ sở vật chất, bổ sung nhân lực bắt đầu khởi động mùa cao điểm đón khách du lịch quốc tế nghỉ dưỡng mùa Đông - Xuân. Phục hồi Hơn một tháng sau bão số...

Khách sạn duy nhất của Việt Nam lọt top tốt nhất châu Á 2025

Khu nghỉ dưỡng The Anam Cam Ranh vừa được cẩm nang du lịch uy tín của Mỹ - Fodor’s Travel - vinh danh vào top 100 khách sạn tuyệt vời nhất thế giới năm 2025. Ngày 16/10, Fodor’s Travel - chuyên trang du lịch 80 năm tuổi của Mỹ - công bố top 100 khách sạn tốt nhất thế giới năm 2025. Đơn vị phân loại theo từng châu lục. Châu Á có 22 cơ sở lưu trú đạt giải....

Phú Quốc đứng thứ hai trong 10 đảo ‘tuyệt vời nhất châu Á’

Readers" Choice Awards 2024 công bố Phú Quốc là đại diện Việt Nam duy nhất trong top đảo tuyệt vời nhất thế giới, đứng thứ hai trong 10 hòn đảo châu Á lọt top. Giải thưởng do Tạp chí du lịch Condé Nast Traveler tổ chức đầu tháng 10. Việt Nam được vinh danh tại hai hạng mục, trong đó xếp thứ 15 trong top các quốc gia đáng du lịch nhất thế giới. Đặc biệt, Phú Quốc năm thứ...

Trải nghiệm Audio guide ở Bảo tàng Quảng Ninh

Tham quan không cần hướng dẫn viên (HDV) mà du khách vẫn có cho mình một hành trình thú vị, tour riêng, tự chọn theo kiểu "mắt thấy, tai nghe" nhiều thông tin thú vị liên quan... là cách mà Audio guide dành cho du khách tham quan Bảo tàng Quảng Ninh. Nhiều du khách gọi vui là Audio tour. Cùng đoàn gia đình ở Bắc Ninh ra tham quan Bảo tàng Quảng Ninh và lần đầu trải nghiệm hình thức...

Gia tăng trải nghiệm mới cho du khách

Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới thu hút du khách bậc nhất thế giới. Sau bão Yagi, điểm đến này đã nhanh chóng khắc phục thiệt hại, sớm đưa các hoạt động đón khách cơ bản trở lại bình thường. Để thu hút du khách trong mùa thu đông này, nhiều sản phẩm mới dự kiến sẽ được đưa vào khai thác nhằm đa dạng hoá trải nghiệm cũng như cơ hội lựa chọn của...

5 chuyên cơ hạng sang chở các tỷ phú ‘đổ bộ’ Đà Nẵng

5 chuyên cơ chở các tỷ phú thế giới tới Đà Nẵng dự hội nghị của thương hiệu máy bay hạng sang Gulfstream và tham quan các điểm du lịch địa phương. 5 chuyên cơ của Gulfstream gồm G600, G500, G650ER và hai chiếc G700 "đổ bộ" sân bay Đà Nẵng hôm 15/10. Sun Air, đại diện Gulfstream tại Việt Nam, cho biết các chuyên cơ chở 50 khách hàng gồm các tỷ phú khắp thế giới cùng đối tác...

Tin nổi bật

Tin mới nhất