Powered by Techcity

Dệt may “vượt đáy” thị trường

Sản xuất, kinh doanh khó khăn kéo dài do các doanh nghiệp bị tác động bởi các yếu tố như tổng cầu dệt may thế giới giảm mạnh, sự bất ổn về địa chính trị tại một số nước làm đứt gãy nguồn cung, đẩy chi phí tăng cao,… gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động của các doanh nghiệp. Ðể có thể hoàn thành mục tiêu đề ra, doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa nhằm nắm bắt cơ hội xoay chiều, thúc đẩy sản xuất.

Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Ðịnh.

Tính tới thời điểm hiện tại, đa phần các doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng “ăn đong” đơn hàng, thậm chí, chấp nhận các đơn hàng nhỏ lẻ, trái sở trường nhằm duy trì sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động,…

Ứng phó khó khăn

Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Thân Ðức Việt cho biết, chưa bao giờ ngành dệt may lại đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như thời gian vừa qua khi đơn hàng giảm mạnh, đơn giá cũng giảm sâu tới 30-40% so với thời điểm trước dịch Covid-19. Mặc dù May 10 vẫn luôn cân bằng bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và các thị trường khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ðài Loan (Trung Quốc), Canada nhưng vẫn gặp khó. Thí dụ như thế mạnh của đơn vị là chuyên sản xuất áo sơ-mi, nhưng 10 tháng qua lại bị thiệt hại nặng nhất về mặt hàng này. Nếu như trước kia, áo sơ-mi chiếm tỷ trọng 60% của đơn vị nhưng hiện chỉ chiếm 39%; May 10 phải làm đơn hàng quần, áo polo, áo T-shirt ở xí nghiệp sơ-mi nhằm bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động.

Cũng theo ông Thân Ðức Việt, xu thế và hành vi tiêu dùng đã ảnh hưởng đến thị trường, bởi tại thị trường Mỹ hiện nay có xu thế “work from home”, họ không dùng sản phẩm thời trang công sở như áo sơ-mi khi đi làm do các doanh nghiệp cắt giảm tối đa chi phí từ điện, nước, bộ phận văn phòng, thiết kế làm việc tuần hai buổi, còn IT và kế toán hai tuần đến công ty một lần. Với xu thế này đã ảnh hưởng rất lớn tới sức mua và khó kích cầu, bên cạnh đó, những yếu tố về tỷ giá, lạm phát, địa chính trị, chiến tranh cũng ảnh hưởng đến khách hàng của đơn vị. Do đó, doanh nghiệp bắt buộc phải xác định lại sản phẩm thế mạnh, tăng sức cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tương tự, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Nhà Bè Phạm Phú Cường khẳng định, chưa khi nào doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện nay khi thị trường giảm sâu, đơn hàng nhỏ, giá giảm,… Ðể thúc đẩy tăng trưởng, đơn vị yêu cầu mỗi người, mỗi bộ phận cần phải đột phá, sáng tạo trong điều hành và quản trị để ứng phó với khó khăn. Hiện nay, veston của May Nhà Bè đã chuyển về các nhà máy ở địa phương sản xuất, còn tại Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất hàng Lacoste không có đường may và thời trang săn bắn với đơn giá CM có thể lên tới 30-50 USD/sản phẩm. May Nhà Bè sẵn sàng nhận những mặt hàng khó, không cho khách hàng vào một giỏ, không nhận đơn hàng quá 15% khả năng sản xuất,… nhằm hạn chế tối đa rủi ro. Ðồng thời, công ty cũng căn cứ vào khu vực, địa lý, tay nghề công nhân để đưa dòng sản phẩm vào sản xuất, vì vậy, đầu năm 2023, đơn vị đã sản xuất tám dòng sản phẩm, hiện tại đang thực hiện 10 dòng sản phẩm.

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vinatex Phú Hưng Trần Hữu Phong, trong những tháng cuối năm 2023, ngành sợi vẫn chưa có nhiều tín hiệu khởi sắc. Mặc dù thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc có dấu hiệu mua nhưng sức mua khá yếu ớt, trong khi chi phí sản xuất sợi của Việt Nam vẫn cao, tiếp tục đối diện nhiều thách thức. “Nguyên liệu chiếm 60-70% giá thành, đây là yếu tố quyết định kết quả sản xuất, kinh doanh của ngành sợi. Hiện nay giá bông tồn kho của đơn vị tương đối cao do phải nhập nguyên liệu với giá cao; khi thị trường thay đổi quá nhanh, đơn hàng đã chốt nhưng khách hàng vẫn hủy gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp”, ông Trần Hữu Phong nhấn mạnh.

Khẳng định vị thế, gia tăng năng suất

Xuất khẩu dệt may Việt Nam tháng 8/2023 đạt đỉnh ở mức 4,06 tỷ USD, bước sang tháng 9 tuy có giảm nhưng xuất sang thị trường Mỹ và Trung Quốc tăng lần lượt 2% và 11% so với cùng kỳ; ngành khăn-gia dụng tiếp tục duy trì được lợi thế về giá nguyên liệu và thị trường đầu ra; ngành dệt-nhuộm không có nhiều thay đổi so với chín tháng đầu năm; ngành may đa số các đơn vị non tải trong quý IV/2023 nhưng có dấu hiệu khách hàng tăng cường trao đổi, đặt hàng.

Còn ngành sợi, giá bông đưa vào sản xuất quý III và IV/2023 hiện đã tiệm cận giá thị trường và ở mức thấp hơn so với sáu tháng đầu năm giúp ngành sợi có hiệu quả hơn. Do vậy, vấn đề đặt ra với doanh nghiệp dệt may đó là công tác thị trường và năng suất lao động, khi chúng ta đang bị cạnh tranh nặng nề bởi các quốc gia đối thủ.

Liên quan tới vấn đề này, ông Trần Hữu Phong cho rằng, có những đơn vị gặp khó khăn nhưng vẫn tiêu thụ được sản phẩm, vì vậy, các đơn vị cần xác định lại thị trường rõ ràng hơn, có quyết tâm với mục tiêu đề ra. Ðối với doanh nghiệp có thị trường, cần cải thiện chất lượng nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp. Về công tác quản trị sản xuất, chất lượng là gốc, chất lượng không tốt không thể làm được thị trường.Tương tự, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sợi Phú Bài Trần Thị Kim Chi phân tích: Làm sợi trong thời gian tới cần phải tính toán thận trọng do nguyên liệu tồn kho quá lớn, giá cao khiến doanh nghiệp sợi rất áp lực. Sợi Phú Bài cũng chịu ảnh hưởng lớn của tỷ giá, lợi nhuận giảm nên đơn vị nhận thấy cần tiếp tục sản xuất sợi chất lượng cao, tốt, tiết giảm chi phí, lựa chọn khách hàng. Ðơn vị luôn bám sát thị trường, nhận thấy mặt hàng nào đang cần sẽ tăng cường sản xuất. Trước kia, Sợi Phú Bài đang tồn kho 1.500 tấn sợi cotton, đến nay chỉ tồn kho 300 tấn sợi cotton chi số cao từ năm ngoái chưa bán. Sợi năm 2023 sản xuất ra đều tiêu thụ hết; dây chuyền của nhà máy mới đang chạy sợi tái chế. Có thể nói, dòng sợi tái chế vẫn tốt hơn dòng sợi pha thường. Với quan điểm như vậy, đơn vị không quá chủ quan nhưng cũng không bi quan trước tình hình biến động khó lường như hiện nay.

Ðánh giá về tình hình thị trường những tháng cuối năm, Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu cho rằng, thị trường dệt may chưa có nhiều điểm sáng, đơn hàng chưa có dấu hiệu tăng, đa phần các đơn vị đều ở tình trạng non tải trong hai tháng cuối năm, thậm chí có đơn vị phải “ăn đong” đơn hàng từng tháng. Giá gia công vẫn ở mức thấp hơn khoảng 30% so với trước đây, câu chuyện cạnh tranh về giá với các quốc gia xuất khẩu dệt may khác như Pakistan, Indonesia và nhất là Bangladesh càng trở nên khốc liệt. Bên cạnh đó, yêu cầu của các nhà mua hàng cũng ngày càng tăng, đơn hàng nhỏ, khó, đòi hỏi chất lượng cao vẫn là xu thế trong ngắn hạn. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm đòi hỏi doanh nghiệp phải tận dụng tốt các cơ hội thị trường, tổ chức sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động, đáp ứng các đơn hàng nhỏ lẻ, yêu cầu chất lượng cao; xây dựng kế hoạch sản xuất linh hoạt và bố trí nguồn nhân lực phù hợp để tối ưu hóa chi phí lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải tiếp tục bám sát thị trường, đưa ra những giải pháp xử lý linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, hoàn thành tốt các kế hoạch đề ra.



Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2024, với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Thắng lợi nhờ chuyển dịch đơn hàng bất ngờ Sáng 25/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức gặp mặt báo chí thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, phong trào công nhân lao động năm 2024 và...

Kích cầu sản xuất, tiêu dùng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn “vàng” để thúc đẩy tiêu dùng, kích cầu mua sắm. Hiện nhiều hoạt động khuyến mại, kích cầu tiêu dùng được các đơn vị, doanh nghiệp triển khai nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bình ổn giá cả, ổn định thị trường cuối năm và kích cầu tiêu dùng. Để chuẩn bị cho mùa tiêu dùng cuối năm, đại diện các siêu thị, cửa hàng kinh doanh...

Trấn Thành: ‘Tôi không độc chiếm thị trường phim Tết’

Trấn Thành cho biết không cố chiếm lĩnh thị trường rạp Tết Ất Tỵ khi trong ba phim Việt phát hành dịp này, có đến hai dự án của anh. Đạo diễn xuất hiện trong buổi ra mắt Yêu nhầm bạn thân (Kaity Nguyễn, Ngọc Vàng, Thanh Sơn đóng) với vai trò đồng sản xuất, chiều 16/12 tại TP HCM. Dự án là phim thứ hai của anh Tết năm nay, bên cạnh Bộ tứ báo thủ - Trấn Thành...

Đội QLTT số 8: Siết chặt quản lý thị trường dịp cuối năm

Những tháng cuối năm, dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại... có chiều hướng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm qua mắt lực lượng chức năng, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8 (Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ) đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc trên địa bàn quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi...

Sẵn sàng nguồn hàng phục vụ thị trường Tết

Còn khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hiện nay các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn Quảng Ninh đã “nước rút” bước vào guồng sản xuất hàng Tết để phục vụ nhu cầu tiêu dùng lớn dịp cuối năm này. Đặc biệt, năm nay sẽ có nhiều sản phẩm mới được các doanh nghiệp đưa ra thị trường với mẫu mã đa dạng, hình thức phong phú, chất lượng, đáp...

Cùng tác giả

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại

Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Nhân dịp...

Du khách đón năm mới trên Vịnh di sản

Hòa chung không khí tưng bừng chào đón năm mới 2025 trên mọi miền tổ quốc, nhiều du khách đã lựa chọn du thuyền trên Vịnh Hạ Long để quây quần bên gia đình, người thân. Với họ, đó là trải nghiệm khác biệt, thú vị và vô cùng đáng nhớ.  Nguồn

Thủ tướng: Cần nghiên cứu để đưa ra chính sách bảo hiểm nông nghiệp hiệu quả

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ các bộ, ngành cần nghiên cứu để đưa ra chính sách bảo hiểm nông nghiệp đạt hiệu quả và đi vào cuộc sống thực tế giúp nông dân. Tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân năm 2024 tổ chức ngày 31/12, người đứng đầu Chính phủ đã trả lời nhiều câu hỏi, thắc mắc của người nông dân liên quan đến hoạt động sản xuất...

‘Tập trung tham mưu, chỉ đạo thực hiện quyết liệt phòng, chống lãng phí’

Tổng Bí thư yêu cầu, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, chủ trương, định hướng lớn của Đảng về nội chính, về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Chiều 31/12, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực các tỉnh, thành phố...

Tổng Bí thư: Tăng cường phòng, chống tham nhũng gắn với sắp xếp tinh gọn bộ máy

Năm 2024, Ban Chấp hành TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra TW thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện TW quản lý, trong đó lần đầu tiên kỷ luật 2 nguyên lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước. Ngày 31/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 27 để thảo luận, cho ý...

Cùng chuyên mục

Các đơn vị, địa phương hoàn tất khâu chuẩn bị tổng kiểm kê tài sản công

Bắt đầu từ 0h00 ngày 01/01/2025, cùng với cả nước, tất cả các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bắt đầu đợt tổng kiểm kê tài sản công theo Quyết định số 213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 114/KH-UBND của UBND tỉnh. Đến thời điểm này, các đơn vị, địa phương đã hoàn tất mọi khâu chuẩn bị, sẵn sàng bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ này. Là địa phương có...

Thu ngân sách đạt 53.271 tỷ đồng, Quảng Ninh vượt dự toán Trung ương giao

Chiều tối 31/12, ngày làm việc cuối cùng của năm, đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với các cơ quan khối tài chính để nghe báo cáo về kết quả thu ngân sách năm 2024. Theo báo cáo từ Sở Tài chính, đến 14h ngày 31/12, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 53.271 tỷ đồng, vượt dự toán Trung ương giao (53.212...

Số thu ngân sách nhà nước vượt gần 20% dự toán

Thu cả năm ước đạt 2.025,4 nghìn tỷ đồng (trong đó, thu ngân sách trung ương ước đạt 123,7% dự toán, thu ngân sách địa phương ước đạt 114,4% dự toán), tăng 19,1% (324,4 nghìn tỷ đồng) so dự toán, tăng 15,5% so thực hiện năm 2023. Đánh giá công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Tài chính cho thấy, việc điều hành chính sách tài khóa vẫn theo phương...

Năm 2025 sẽ nối thông cao tốc Bắc-Nam

Năm 2025 là năm tăng tốc và về đích để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT sẽ phấn đấu khởi công 19 dự án, hoàn thành 50 dự án. Trong năm 2025, Bộ GTVT dự kiến sẽ hoàn thành các dự án thành phần, nối thông tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông và cùng với...

Tập trung nhiều chính sách tín dụng cho nông nghiệp

Nghị định số 55/2015/NĐ-CP sửa đổi tới đây sẽ đưa các nhóm đối tượng mới vào được hưởng ưu đãi về vốn, tín dụng như nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn... Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 hôm nay (31/12), các vấn đề về tín dụng dành cho nông dân, Hợp tác xã (HTX) và các doanh nghiệp nông nghiệp được quan tâm, đặc biệt sau những thiệt hại lớn do cơn...

Bất cập Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Quỹ bình ổn giá xăng dầu ra đời nhằm góp phần bình ổn mặt bằng giá xăng dầu, từ đó góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định tăng trưởng và an sinh xã hội. Tuy nhiên, vai trò của quỹ này hiện khá mờ nhạt, việc điều hành trích lập và chi sử dụng quỹ những năm qua chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, tạo kẽ hở để các...

Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hỗ trợ đóng góp lớn trong tổng trị giá xuất nhập khẩu Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp hỗ trợ đóng góp lớn trong tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước, tính chung 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 369,93 tỷ USD, tăng...

Trước thềm “kỷ nguyên mới”, BĐS nghỉ dưỡng bên vịnh Hạ Long xuất hiện nhiều giao dịch tiệm cận trăm tỷ

Giới chuyên gia nhận định, năm 2025, thị trường BĐS nghỉ dưỡng tại thành phố di sản Hạ Long - Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bước vào “kỷ nguyên mới” khi ngành du lịch bứt phá. Ý kiến này càng được củng cố, khi trước thềm năm mới, nhiều giao dịch “khủng” được ghi nhận, cao nhất lên tới 98,5 tỷ cho một căn biệt thự biển. BĐS nghỉ dưỡng Hạ Long đón nhiều giao dịch trăm tỷ Trong những tháng...

Móng Cái: Các cửa khẩu, lối mở hoạt động bình thường trong ngày Tết Dương lịch

Theo tin từ Ban Quản lý Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, trong ngày Tết Dương lịch 01/01/2025, các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn thành phố cơ bản vẫn hoạt động bình thường. Trước đó, qua trao đổi với Cục Thương vụ và Quản lý cửa khẩu TP Đông Hưng (Trung Quốc) về lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025 của các lực lượng chức năng cửa khẩu...

Tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%. Bám sát Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát. Theo đó, để tạo điều kiện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất