Powered by Techcity

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD.

Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 7 tháng năm 2024 ước đạt 23,64 tỷ USD, tăng 4,58% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc đạt hơn 18,4 tỷ USD tăng 3,97%, xuất khẩu xơ sợi đạt 2,54 tỷ USD tăng 3,71%, xuất khẩu vải đạt 1,47 tỷ USD tăng 7,08%… Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may 7 tháng ước đạt 14,22 tỷ USD, tăng 14,85% so cùng kỳ năm 2023.

Dự báo, xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ tiếp tục khả quan, bởi theo yếu tố chu kỳ, nhu cầu hàng hóa thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều tăng, riêng châu Âu đạt tốc độ tăng trưởng thấp nhất, chỉ 0,8%.

Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Xí nghiệp Veston Hưng Hà (Tổng công ty May 10 – CTCP). Ảnh: Hà Thư

Nhận định về các thị trường xuất khẩu của dệt may Việt Nam, ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam – cho rằng, nửa đầu năm 2024, 5 thị trường xuất khẩu chính của ngành đều ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ: Thị trường Mỹ đạt 7,4 tỷ USD (tăng 3,1%), châu Âu đạt 2 tỷ USD (tăng 0,8%), Nhật Bản đạt 1,97 tỷ USD (tăng 4,9%), Hàn Quốc đạt 1,65 tỷ USD (tăng 2,6%), Trung Quốc đạt 1,68 tỷ USD (tăng 4,6%).

Bên cạnh đó, còn có một thị trường mới đạt kim ngạch xuất khẩu 1,5 tỷ USD sau 6 tháng, đó là ASEAN. Cuối năm nay, có khả năng thị trường Canada cũng đạt 1 tỷ USD, bởi 6 tháng đã đạt 580 triệu USD. “Đến cuối năm, nhiều khả năng Việt Nam có 7 thị trường xuất khẩu có kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD, trong đó, thị trường Mỹ vẫn phấn đấu đạt 15 – 16 tỷ USD trong năm nay”, ông Lê Tiến Trường nhận định.

Cũng theo đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam, đến tháng 7/2024, cùng với tình hình đơn hàng khá tích cực, Việt Nam là nước duy nhất trong 4 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới có thị phần tăng trưởng ở các quốc gia. Trong đó tại Mỹ tăng từ 17,6% lên 18,3%, bằng với Trung Quốc; Bangladesh giảm gần 1%, chỉ còn 9,8% thị phần; Ấn Độ đi ngang với 7% thị phần. Thị trường châu Âu tuy nhập khẩu dệt may giảm khoảng 5,5% nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn giữ được thị phần tại khối này với khoảng 4,4%.

Đến nay, đơn hàng tháng 8 cũng khả quan, dự kiến sẽ tốt hơn tháng 7. Tháng 9 là tháng giao mùa, có thể giảm hơn một chút. Đến tháng 10,11,12 đơn hàng dự báo sẽ tương đối dồi dào nhưng phụ thuộc rất nhiều vào biến động kinh tế vĩ mô của các nước”, ông Lê Tiến Trường nhận định.

Một điểm quan trọng nữa có thể thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong những tháng còn lại của năm là các hãng thời trang lớn có mức giảm tồn kho rất tích cực trong quý II/2024; đặc biệt, Nike giảm tới 11%, Levi’s giảm 7%. Kết quả kinh doanh và lợi nhuận của các hãng thời trang được cải thiện ở mức khá bền vững.

Hai hãng thời trang có mức tăng trưởng lợi nhuận nổi bật nhất là H&M với khoảng 49%, Uniqlo khoảng 36%. Lợi nhuận của các hãng thời trang tăng lên cũng hy vọng việc cải thiện giá đặt hàng của các nhà sản xuất, trong đó có nhà sản xuất của Việt Nam. Thực tế 7 tháng qua, tuy đơn hàng dồi dào, tổ chức sản xuất tốt hơn, nhưng giá của từng đơn hàng chưa cải thiện, thậm chí có những mã hàng còn thấp hơn cả năm 2023.

Trên nền tảng đủ hàng, phần lớn doanh nghiệp dệt may có hiệu quả tích cực hơn so với năm 2023. Ở góc độ quản lý, có đơn hàng được coi như đảm bảo một điều kiện cần để doanh nghiệp duy trì hoạt động, giữ khách hàng, thị phần, thị trường cùng với lao động, đón cơ hội phát triển trở lại.

Với quy mô xuất khẩu đứng thứ ba trên thế giới, sử dụng hơn 2 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu hàng tháng phải đạt từ 3,5 đến 4 tỷ USD, rõ ràng những ảnh hưởng của thị trường, kinh tế thế giới đến ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam rất lớn. Trong bối cảnh thị trường biến động khó lường và nhanh chóng, sự tỉnh táo, không chủ quan và có chiến lược ứng phó với từng tình huống cũng là lưu ý được các chuyên gia đưa ra với doanh nghiệp dệt may trong nước để tránh rủi ro.



Nguồn

Cùng chủ đề

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Tháng đầu năm, 6 mặt hàng tỷ USD được Việt Nam nhập khẩu là gì?

Tháng đầu năm, Việt Nam cũng đã nhập khẩu nhiều nhóm mặt hàng có giá trị cao trên tỷ USD nhưng chủ yêu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Nhập khẩu 6 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD Thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2025 đạt 30,06 tỷ USD, giảm 14,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,89 tỷ USD, giảm 22,2%;...

Việt Nam vươn lên vị trí đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore

Theo thống kê của Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Việt Nam vươn lên vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 3,39 tỷ SGD, tăng 16,83%. Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, tình hình thương mại của Singapore với thế giới trong tháng 1/2025 duy trì được đà tích cực từ những tháng cuối năm 2024 khi tất cả các chỉ tiêu tổng kim ngạch hai...

Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu ô tô

Thông tin từ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, xuất khẩu ô tô tại Việt Nam cho biết đang tích cực mở rộng thị trường quốc tế, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. Theo đại diện Tập đoàn Thaco, ngay từ đầu năm 2025 Thaco Auto đã xuất khẩu thành công loạt sản phẩm ra nước ngoài. Cụ thể, 120 xe tải Kia Frontier K2500 đã được đưa sang thị trường...

Thịt gà Việt Nam sắp được xuất khẩu Singapore

Bộ Công Thương cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore vừa có buổi làm việc với Cơ quan quản lý thực phẩm của Singapore (SFA) về việc xúc tiến mở cửa thị trường các sản phẩm thịt lợn, thịt gà và trứng gia cầm của Việt Nam vào Singapore. Đại diện SFA cho biết, Singapore hiện mới chỉ tự chủ được khoảng 10% tổng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm nội địa, 90% còn lại là nhập khẩu...

Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 8 tháng 1 năm 2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày...

Trấn Thành, Lan Ngọc là 2 “thế lực” ở gameshow giải trí

Ngay khi Running Man Vietnam công bố có mùa 3, khắp mạng xã hội khán giả hâm mộ đã nhắc tên Trấn Thành, Lan Ngọc. Trấn Thành và Ninh Dương Lan Ngọc, cùng với Jun Phạm, BB Trần, Trương Thế Vinh, Ngô Kiến Huy, Liên Bỉnh Phát đã làm nên sức hút đặc biệt cho Running Man Vietnam mùa 1. Trấn Thành được ví là “linh hồn” của chương trình giải trí này, do khả năng hài hước, nhạy bén, thông...

Giá lợn hơi ngày 24.2: Tiếp tục tăng, sát mốc 80.000 đồng/kg

Giá lợn hơi trên cả nước ngày 24.2 tiếp tục tăng mạnh, thiết lập các mức giá cao kỷ lục và tiến gần đến mốc 80.000 đồng/kg. Miền Bắc Tại miền Bắc, giá lợn hơi duy trì ổn định, dao động trong khoảng 71.000 - 73.000 đồng/kg. Các tỉnh như Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình ghi nhận mức giá cao nhất khu vực, đạt 73.000 đồng/kg. Miền Trung - Tây Nguyên Khu vực miền Trung - Tây...

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì họp Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

Sáng 24/2, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường, chủ trì phiên họp thứ nhất năm 2025 của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương để cho ý kiến về kết quả công tác cải cách tư pháp thời gian qua, nhất là năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2025, Chương trình công tác năm 2025 và Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; đồng...

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 8 tháng 1 năm 2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày...

Giá lợn hơi ngày 24.2: Tiếp tục tăng, sát mốc 80.000 đồng/kg

Giá lợn hơi trên cả nước ngày 24.2 tiếp tục tăng mạnh, thiết lập các mức giá cao kỷ lục và tiến gần đến mốc 80.000 đồng/kg. Miền Bắc Tại miền Bắc, giá lợn hơi duy trì ổn định, dao động trong khoảng 71.000 - 73.000 đồng/kg. Các tỉnh như Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình ghi nhận mức giá cao nhất khu vực, đạt 73.000 đồng/kg. Miền Trung - Tây Nguyên Khu vực miền Trung - Tây...

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tháng đầu năm, 6 mặt hàng tỷ USD được Việt Nam nhập khẩu là gì?

Tháng đầu năm, Việt Nam cũng đã nhập khẩu nhiều nhóm mặt hàng có giá trị cao trên tỷ USD nhưng chủ yêu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Nhập khẩu 6 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD Thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2025 đạt 30,06 tỷ USD, giảm 14,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,89 tỷ USD, giảm 22,2%;...

Trung Quốc tăng mua cua Cà Mau

Trước Tết Nguyên đán, giá cua gạch Cà Mau tại vựa lên tới 1,1 triệu đồng một kg nhờ nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc bùng nổ. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết kim ngạch xuất khẩu cua sang Trung Quốc trong tháng 1 đạt 18,5 triệu USD, cao gấp 18 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo các doanh nghiệp, sự tăng trưởng này đến từ nhu cầu tiêu dùng...

Đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng tiến độ

Từ ngày 1/1/2025, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh bắt đầu truy cập vào phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính để triển khai nhập dữ liệu kiểm kê tài sản. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và tỉnh, cùng với các địa phương, các sở, ngành trong tỉnh đang nỗ lực thực hiện tổng kiểm kê, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng tiến độ đặt ra. Sở GD&ĐT hiện...

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất