Powered by Techcity

Đề xuất cấm thỏa thuận mua bán người từ khi là bào thai

Nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ đồng tình với quy định nghiêm cấm hành vi “thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai” trong dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Quang cảnh phiên họp chiều 22/10. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 22/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Mở rộng khái niệm để xử lý hiệu quả tội phạm mua bán người

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, khái niệm “mua bán người” trong dự thảo Luật cơ bản đã bảo đảm tính thống nhất, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, phúc đáp yêu cầu thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống mua bán người, bảo đảm tiệm cận với các điều ước quốc tế về phòng chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên.

Đặc biệt, khái niệm “mua bán người” trong dự thảo Luật đã mở rộng hơn một số nội dung so với Bộ luật Hình sự và pháp luật hiện hành, trong đó có nội dung người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chỉ cần yếu tố hành vi và mục đích là đã bị coi là mua bán người và như vậy, họ cũng được bảo vệ như người dưới 16 tuổi. Quy định này cũng phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, với khái niệm “mua bán người” được quy định rộng hơn so với quy định của Bộ luật Hình sự sẽ làm cơ sở để hoàn thiện pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự nhằm xử lý hiệu quả hơn loại tội phạm này và nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về phòng chống mua bán người. Đồng thời, để bảo đảm tính nghiêm minh và tăng cường công tác phòng ngừa, khái niệm “mua bán người” trong dự thảo Luật còn có nội dung rộng hơn quy định của một số điều ước quốc tế, như: bổ sung mục đích vô nhân đạo khác, thủ đoạn khác.

Một số ý kiến đề nghị bổ sung hành vi “thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai” vào khái niệm mua bán người tại khoản 1 Điều 2 làm cơ sở đấu tranh phòng, chống hiệu quả thực trạng thỏa thuận mua bán người khi còn đang là bào thai.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, những năm qua, tình trạng mua bán bào thai nhằm mục đích mua bán đứa trẻ sau khi được sinh ra đang là thực tế đáng lo ngại. Việc thỏa thuận mua bán này thực chất là tiền đề của hành vi mua bán người (mua bán người từ giai đoạn còn đang là bào thai), nhưng việc xử lý hành vi này lại chưa được pháp luật điều chỉnh. Tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội, khoản 2 Điều 3 dự thảo Luật đã quy định hành vi nghiêm cấm “thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai”.

Quang cảnh phiên họp chiều 22/10. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Về khái niệm nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân (khoản 6 và khoản 7 Điều 2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, nếu quy định theo hướng nạn nhân là bất kỳ người nào là đối tượng của hành vi mua bán người thì sẽ rất khó chứng minh trên thực tế, không bảo đảm tính khả thi.

Vì vậy, việc xác định nạn nhân cần phải dựa trên tiêu chí cụ thể, như bị xâm hại bởi hành vi mua bán người và được cơ quan có thẩm quyền xác định. Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định rộng hơn so với yêu cầu của các điều ước quốc tế trong việc hỗ trợ cả người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. Do đó, đề nghị cho giữ như trong dự thảo Luật.




Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng cho biết, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp này gồm 8 chương và 65 điều (giảm 1 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội, trong đó bỏ các điều 34, 56, 58, 59; bổ sung các điều 21, 40 và 64; sửa đổi 63 điều, giữ nguyên 2 điều).

Đồng tình với đề xuất cấm thỏa thuận mua bán người từ khi là bào thai

Sau khi nghe Báo cáo, nhiều đại biểu đã bày tỏ đồng tình với quy định liên quan đến đề xuất cấm thỏa thuận mua bán người từ khi là bào thai.

Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) ghi nhận, cơ quan soạn thảo, thẩm tra đã tiếp thu, bổ sung chỉnh lý nhiều nội dung quan trọng đã được đại biểu góp ý tại kỳ họp thứ 7, chẳng hạn đã bổ sung làm rõ hành vi thỏa thuận mua bán người từ khi còn là bào thai…

Đại biểu Thạch Phước Bình nêu ý kiến tại phiên làm việc chiều 22/10. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Trong khi đó, đại biểu Thái Thị An Chung (Nghệ An) cũng ghi nhận việc dự thảo đã quy định nội dung nghiêm cấm mua bán trẻ em ngay từ trong bụng mẹ. Đại biểu cho rằng quy định này sẽ góp phần bảo vệ tốt hơn quyền trẻ em.

Theo đại biểu, các đối tượng phạm tội thường tìm đến những người phụ nữ, người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa rồi dụ dỗ ra nước ngoài để sinh con, bán để lấy tiền hoặc đổi bằng các hiện vật khác. Theo đại biểu Thái Thị An Chung, việc thỏa thuận này bản chất là tiền đề của việc mua bán trẻ em. Tuy nhiên, việc xử lý khó khăn vì hiện Bộ luật Hình sự chưa có các quy định liên quan.

Do vậy, để tạo cơ sở pháp lý cho công tác phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền lợi trẻ em, thì việc bổ sung quy định nghiêm cấm hành vi thỏa thuận mua bán người từ khi là bào thai là hết sức cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

“Quy định này sẽ góp phần trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm mua bán trẻ em từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ và phù hợp với các quy định của các công ước quốc tế về quyền trẻ em, đó là bảo vệ trẻ em ngay từ khi còn trong bụng mẹ”, đại biểu nhấn mạnh.

Tuy nhiên, đại biểu Chung cũng cho rằng, quy định này vẫn chưa đủ vì hành vi mua bán nói trên còn có thể hướng tới việc sử dụng mô, tạng… và nhiều mục đích phi nhân đạo khác. Do đó, đại biểu đề nghị quy định rõ hơn về nghiêm cấm “mua bán bào thai người”, đồng thời bổ sung pháp luật có liên quan (chẳng hạn pháp luật hình sự).

Đại biểu Thái Thị An Chung (Nghệ An) cho rằng quy định này sẽ góp phần bảo vệ tốt hơn quyền trẻ em. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Liên quan thủ tục tiếp nhận, xác minh người đến trình báo là nạn nhân, đại biểu Thái Thị An Chung cho rằng dự thảo gộp chung thủ tục đến trình báo khi người trình báo là nạn nhân với người đến trình báo là đại diện của nạn nhân là chưa hợp lý.

Đặc biệt, đại biểu cũng đề nghị bổ sung đối tượng điều chỉnh là nạn nhân bị mua bán ở nước ngoài là người Việt Nam nhưng không có quốc tịch vì không đủ giấy tờ…

“Hiện dự thảo mới chỉ quy định là người nước ngoài và người Việt Nam mà bỏ sót đối tượng người chưa có quốc tịch”, đại biểu Thái Thị An Chung băn khoăn.

Tại phiên thảo luận, một số ý kiến cũng đề nghị cân nhắc các quy định về nạn nhân, việc bố trí ngân sách cho những vùng có tình hình mua bán người xảy ra nghiêm trọng, phức tạp và khu vực biên giới…

Dự án Luật phòng, chống mua bán người sửa đổi sẽ tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện, đảm bảo chất lượng để thông qua tại Kỳ họp thứ 8 lần này.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng nêu 3 đề xuất tăng hợp tác Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0

Thủ tướng nhấn mạnh các nước cần hành động quyết liệt hơn, với ý chí và quyết tâm mạnh mẽ hơn trong ứng phó với Biến đổi Khí hậu, hướng tới sớm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” tại khu vực châu Á. Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp nối thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC) tại Tokyo, Nhật Bản (tháng 12/2023), ngày 11/10, Thủ tướng Nhật...

Đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt đối với một số dự án đổi mới sáng tạo

Chính phủ đề xuất bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt nhằm đơn giản hoá thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án để tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Tiếp tục Phiên họp thứ 38, sáng 10/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch,...

Đề xuất sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay người bán hàng

Trong dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi được trình Quốc hội vào cuối năm nay, Bộ Tài chính đề xuất sàn thương mại điện tử sẽ kê khai và nộp thuế thay người bán hàng. Sáng 27-9, trả lời câu hỏi của báo chí tại cuộc họp báo thường kỳ quý 3 của ngành tài chính, ông Đặng Ngọc Minh - phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - cho biết dự thảo Luật Quản lý thuế sửa...

Đề xuất giảm khoảng 4.000 tỉ đồng tiền thuê đất

Trong dự thảo nghị định về giảm tiền thuê đất năm 2024 nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức tối đa là 30%, tương ứng với 4.000 tỉ đồng. Sở dĩ có đề xuất trên, Bộ Tài chính thông tin là người dân và doanh nghiệp các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi (bão số 3) và mưa lũ vừa qua. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của...

Đề xuất đầu tư bổ sung 20.695 tỷ đồng vốn nhà nước tại Vietcombank

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) số tiền 20.695 tỷ đồng để duy trì tỷ lệ vốn góp của Nhà nước tại ngân hàng này. Chiều 24/9, tiếp tục chương trình Phiên họp 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương...

Cùng tác giả

Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng, năm 2025 ưu tiên chi đầu tư phát triển

Năm 2025, để đảm bảo hiệu quả thu chi ngân sách, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành trung ương phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm so với năm 2024 để giảm bội chi ngân sách. Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/10/2024, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo về tình hình thực...

Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Rủi ro lớn từ giao dịch trên mạng xã hội, website chưa được quản lý

Hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ,... tràn lan trên mạng xã hội, website chưa được đăng ký với Bộ Công Thương gây rủi ro lớn cho người tiêu dùng. Livestream bán hàng giả, hàng nhái Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên môi trường điện tử như: các website bán hàng, mạng xã hội ngày càng phát triển, thu hút đông đảo lượng khách hàng tham gia. Song song với đó, cũng xuất hiện nhiều...

Lấy ý kiến tham gia dự thảo hướng dẫn một số nội dung về Đại hội Đảng bộ các cấp

Ngày 22/10, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia dự thảo hướng dẫn một số nội dung về đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Bùi Thúy Phượng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị. Tham gia hội nghị có bí thư đảng ủy, trưởng ban tổ chức, chủ nhiệm UBKT cấp ủy các đảng bộ trực thuộc tỉnh. Quảng Ninh...

Ngành đường sắt khuyến cáo hành khách mua vé Tết Ất Tỵ 2025 cần làm điều này gấp

Ngành Đường sắt khuyến cáo sau khi hành khách mua vé Tết Ất Tỵ cần truy cập ngay website www.dsvn.vn để kiểm tra tính hợp lệ của vé, nhằm kịp thời xử lý hỗ trợ. Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, ngành đường sắt đã tổ chức bán vé từ ngày 1/10/2024. Sau 3 tuần mở bán vé, tổng số vé đã bán hơn 73.000 vé. Số vé còn trong dịp...

Họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ “Nghiên cứu, biên soạn Địa chí Quảng Ninh mới”

Ngày 22/10, Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì cuộc họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ chuyên ngành lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội thực hiện từ năm 2024 - 2025 cho đề xuất nhiệm vụ “Nghiên cứu, biên soạn Địa chí Quảng Ninh mới”. Tham dự Hội đồng có: GS.TS. Phùng Hữu Phú, Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản...

Cùng chuyên mục

Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng, năm 2025 ưu tiên chi đầu tư phát triển

Năm 2025, để đảm bảo hiệu quả thu chi ngân sách, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành trung ương phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm so với năm 2024 để giảm bội chi ngân sách. Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/10/2024, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo về tình hình thực...

Lấy ý kiến tham gia dự thảo hướng dẫn một số nội dung về Đại hội Đảng bộ các cấp

Ngày 22/10, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia dự thảo hướng dẫn một số nội dung về đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Bùi Thúy Phượng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị. Tham gia hội nghị có bí thư đảng ủy, trưởng ban tổ chức, chủ nhiệm UBKT cấp ủy các đảng bộ trực thuộc tỉnh. Quảng Ninh...

Quốc hội khóa XV: Cân nhắc áp dụng thí điểm về Sàn giao dịch dữ liệu

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, dự thảo luật được Chính phủ xây dựng với 7 chương, 67 điều, quy định về xây dựng, phát triển, xử lý, quản trị, quản lý dữ liệu... Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 22/10, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Dữ liệu. Đây là dự án Luật quan trọng để đảm bảo công tác chuyển đổi số quốc...

Thống nhất chương trình kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh

Chiều 22/10, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch giữa Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và các cơ quan liên quan để thống nhất nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 23 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026. Đồng chí Vi Ngọc Bích, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, chủ trì. Dự hội nghị có các đồng chí:...

Bình Liêu: Bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng

Ngày 22/10, Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh (QP&AN) huyện Bình Liêu tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư năm 2024.  Tại hội nghị, các đại biểu đã được truyền đạt một số nội dung: Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam;...

Bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường

Sáng 22/10, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường. Cùng dự có các đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các ban, bộ ngành...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào gửi thư chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường

Nhân dịp đồng chí Lương Cường được Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith đã gửi thư chúc mừng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith khẳng định việc đồng chí Lương Cường được bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước thể hiện sự tin tưởng...

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu khai mạc Kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: "Kính thưa đồng...

Tiên Yên: Chú trọng tạo nguồn phát triển đảng viên

Trong bối cảnh phát triển đảng viên mới ở nhiều đảng bộ gặp khó khăn, bằng nhiều giải pháp, 9 tháng năm 2024, Đảng bộ huyện Tiên Yên đã phát triển đảng viên mới vượt chỉ tiêu, đạt 104% so với kế hoạch tỉnh giao và là điểm sáng trong công tác xây dựng Đảng của tỉnh. Đảng bộ huyện Tiên Yên hiện có có 29 chi, đảng bộ cơ sở với 3.050 đảng viên. Năm 2024, Đảng bộ huyện...

MTTQ các cấp: Củng cố khối đại đoàn kết trong đồng bào DTTS

Những năm qua MTTQ các cấp của Quảng Ninh tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đối với công tác dân tộc, hướng về cơ sở. Thông qua các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, với nhiều sự đổi mới, sáng tạo về nội dung, hình thức, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh đã triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích...

Tin nổi bật

Tin mới nhất