Powered by Techcity

Đề xuất bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 30, chiều 22/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Cảnh vệ.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác cảnh vệ

Theo Tờ trình của Chính phủ, Luật Cảnh vệ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018. Qua 5 năm triển khai thi hành Luật đã xuất hiện một số vướng mắc, bất cập cần phải được xem xét sửa đổi, bổ sung, tập trung ở các nhóm vấn đề: Đối tượng cảnh vệ; biện pháp, chế độ cảnh vệ; nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh vệ.

Liên quan đến đối tượng cảnh vệ, pháp luật hiện hành quy định 3 nhóm đối tượng cảnh vệ, đó là: Nhóm đối tượng cảnh vệ là con người, nhóm đối tượng cảnh vệ là khu vực trọng yếu và nhóm đối tượng cảnh vệ là các sự kiện đặc biệt quan trọng.

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết, về đối tượng cảnh vệ là con người, qua tổng kết 5 năm thực hiện Luật Cảnh vệ và tình hình thực tiễn hiện nay cần thiết bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới, đại diện cơ quan thẩm tra, cho biết: Thường trực Ủy ban nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng trong thời gian gần đây, nhất là thể chế Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 và Kết luận số 35-KL/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị; tiếp tục cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân; khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn công tác cảnh vệ thời gian qua, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác cảnh vệ trong tình hình mới.

Thường trực Ủy ban nhất trí với việc bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhằm thể chế kịp thời quy định của Đảng và đảm bảo tính thống nhất, công bằng, minh bạch về chức danh, chức vụ, chế độ, chính sách đối với các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được xác định trong Kết luận số 35-KL/TW của Bộ Chính trị. Việc bổ sung ba chức danh, chức vụ nêu trên là phù hợp với tính chất, tầm quan trọng của các vị trí này trong hệ thống chính trị.

Dự thảo Luật đã thu hẹp diện đối tượng cảnh vệ là hội nghị, lễ hội theo hướng áp dụng đối với hội nghị, lễ hội do Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ tổ chức và hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam có lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước tham dự. Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với việc thu hẹp như dự thảo Luật.

Một số ý kiến đề nghị đối với đối tượng cảnh vệ là “đại hội đại biểu toàn quốc do tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương tổ chức” cũng cần thu hẹp theo hướng chỉ khi có lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước tham dự. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị giữ nguyên các đối tượng cảnh vệ trên như quy định hiện hành và trong trường hợp cần thiết thì có thể bổ sung lực lượng, phương tiện thực hiện công tác cảnh vệ.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Rà soát các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân

Qua thảo luận, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ thống nhất với Tờ trình và Báo cáo thẩm tra, đánh giá hồ sơ dự án Luật đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu; đáp ứng được yêu cầu, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới.

Về nội dung các chính sách cụ thể của dự án Luật, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tán thành với việc bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ trong trường hợp cấp thiết đối với đối tượng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 10 Luật Cảnh vệ để phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Cảnh vệ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho rằng, việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật theo quy trình một kỳ họp là kịp thời, khẩn trương. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng thống nhất với việc bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ như đề xuất của Chính phủ đồng thời đề nghị rà soát các chức danh được quy định trong Luật với Kết luận số 35-KL/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở để đảm bảo thống nhất.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật và cho rằng dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, hợp hiến, đảm bảo tính thống nhất.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị rà soát lại các quy định, nhất là các nội dung liên quan đến quyền con người, quyền công dân; rà soát các quy định liên quan đến Luật Công an nhân dân, Luật Cảnh sát cơ động, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và một số luật khác để đảm bảo tính thống nhất của dự thảo Luật.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà cho biết, qua thực tế công tác đối ngoại, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ là cần thiết. Bày tỏ nhất trí với việc mở rộng đối tượng cảnh vệ, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại cho rằng, về việc đảm bảo nguyên tắc “có đi có lại” trong hoạt động đối ngoại, ở nước ngoài có một số vị trí rất quan trọng và đóng vai trò rất cao trong bộ máy nhà nước, tuy nhiên ở nước ta lại có vị trí nhất định, vì vậy cần linh hoạt, chủ động trong công tác này.

Ngoài ra, nước ta đang có vị trí, vai trò ngày càng cao trên trường quốc tế, là nơi tổ chức nhiều hoạt động quan trọng trong đối ngoại quốc tế mà không nhất thiết phải có sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Vì vậy, cần bổ sung quy định về công tác cảnh vệ trong các hội nghị quốc tế tổ chức tại nước ta mà không phải do ta chủ trì, để đảm bảo bao quát đầy đủ thực tiễn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Phương án đề xuất giảm 4 cơ quan Đảng trực thuộc Trung ương và giảm 5 bộ

Theo phương án đề xuất, tối thiểu sẽ giảm 4 cơ quan Đảng trực thuộc Trung ương, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương; tối thiểu sẽ giảm 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ. Ngày 1/12/2024, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng...

Đề xuất Hội đồng Nhân dân giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương

Các đại biểu bày tỏ tán thành việc sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân để khắc phục những hạn chế, vướng mắc của Luật hiện hành. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Các đại...

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng như đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng; đáp ứng nhiệm vụ kép vừa cung cấp điện nền, vừa bảo vệ môi trường... Nhiều tác dụng nếu phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam Chiều 27/11, tại Kỳ họp thứ 8, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính...

Đề xuất giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân để đảm bảo linh hoạt, phù hợp thực tế. Tại tờ trình Chính phủ liên quan việc xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân mới, Bộ Tài chính cho rằng các quy định về giảm trừ gia cảnh cần được rà soát, sửa đổi phù hợp với điều kiện mới. Theo đó, cơ...

Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm số bậc trong biểu thuế thu nhập cá nhân

Biểu thuế hiện hành chưa hợp lý, quá nhiều bậc, giãn cách giữa các bậc quá hẹp dễ dẫn đến nhảy bậc, làm tăng số thuế phải nộp, số lượng phải quyết toán thuế tăng một cách không cần thiết. Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm từ 7 bậc xuống mức phù hợp. Trong Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh...

Cùng tác giả

Khó cảm nổi chị đẹp Trang Pháp

Trang Pháp nhồi nhét một loạt chất liệu âm nhạc trong sản phẩm mới nhất, song kết cục thành "nồi lẩu thập cẩm" vì mọi thứ không ăn nhập hài hòa. MV mới của Trang Pháp có sự tham gia của dàn ê-kíp hùng hậu. SlimV giữ vai trò music producer, kiểm soát tổng thể phần âm nhạc. Đạo diễn MV là Đinh Hà Uyên Thư. Từ phản hồi ban đầu của khán giả, MV Bê trap được nhận định...

Tour ẩm thực – sao sáng của du lịch Việt

Các chuyên gia đánh giá ẩm thực là lý do níu chân khách nước ngoài quay lại Việt Nam và là lợi thế cạnh tranh nổi bật của du lịch Việt trên trường quốc tế. "Ẩm thực là con đường ngắn nhất để tìm hiểu văn hóa một điểm đến", Harvey Koi, du khách Dubai nói. Harvey lần đầu đến Việt Nam năm 2017, ghé thăm TP HCM và bị chinh phục bởi sự đa dạng ẩm thực của thành phố....

Cà-phê Việt Nam trước cơ hội chi phối thị trường toàn cầu

Tính đến thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu cà-phê của Việt Nam đã vượt cả năm 2023 và thiết lập mốc kỷ lục mới là 4,84 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2024. Tháng 11/2024, giá bình quân cà-phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 5.818 USD/tấn, mức cao nhất từ trước đến nay. Với những thành tựu này, Việt Nam đang đứng trước cơ hội chi phối thị trường cà-phê toàn cầu thời gian tới. Theo Cục...

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần vào hồi 21 giờ 09 phút ngày 23/12 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau một thời gian lâm bệnh. Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Nguyễn Quyết, sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các...

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Cùng chuyên mục

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần vào hồi 21 giờ 09 phút ngày 23/12 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau một thời gian lâm bệnh. Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Nguyễn Quyết, sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các...

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 23/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu...

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Ngày 23/12, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe báo cáo công tác chuẩn bị các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất và tinh...

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: mục tiêu, thách thức và cơ hội

Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong...

Cô Tô: Xây dựng bộ máy chính trị hoạt động hiệu quả

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, việc tinh gọn tổ chức bộ máy trên địa bàn huyện Cô Tô đạt nhiều kết quả tích cực. Đây là tiền đề để Cô Tô thực hiện tinh gọn bộ máy giai đoạn tiếp theo theo đúng tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục...

“3 gặp, 4 biết” trong tuyển quân ở Vân Đồn  

Huyện Vân Đồn triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2025 theo đúng quy trình, đề cao dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Huyện thực hiện tốt công tác thâm nhập “3 gặp, 4 biết” để từng bước hoàn thiện hồ sơ thanh niên trúng tuyển, đủ điều kiện nhập ngũ. Chúng tôi đi cùng đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) thị trấn Cái...

Tin nổi bật

Tin mới nhất