Powered by Techcity

Đề nghị bổ sung nguyên tắc xác định mức tham chiếu

Liên quan đến Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm đánh giá tác động và nghiên cứu bổ sung một số nội dung, trong đó có nguyên tắc cụ thể để xác định mức tham chiếu.

Quang cảnh phiên làm việc sáng 27/5. (Ảnh: DUY LINH)

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, sáng 27/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung.

Tại phiên họp, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Nguyên tắc xác định “mức tham chiếu”

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, nghị quyết số 27-NQ/TW quy định bãi bỏ “mức lương cơ sở” khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Như vậy, theo lộ trình thực hiện, từ 1/7 tới đây, sẽ không còn “mức lương cơ sở” để làm căn cứ điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu và tính hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết: Nội dung này chưa được dự liệu đầy đủ khi Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp 6 nên trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, qua nhiều lần đề nghị, ngày 15/5/2024, tại Báo cáo số 234/BC-CP, Chính phủ mới đề xuất thay “mức lương cở sở” bằng “mức tham chiếu” trong dự thảo Luật. Theo đó, dự thảo Luật đã được bổ sung giải thích thuật ngữ “Mức tham chiếu” tại khoản 12 Điều 4 và sửa đổi, bổ sung tại 14 điều, khoản khác.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) (Ảnh: DUY LINH)

Do đây là nội dung mới được đặt ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm đánh giá tác động và nghiên cứu bổ sung một số nội dung trong dự thảo Luật, bao gồm: Nguyên tắc cụ thể xác định mức tham chiếu trong dự thảo Luật, theo hướng bảo đảm tuân thủ quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 28-NQQ/TW; quy định giao Chính phủ hằng năm báo cáo Quốc hội về việc xây dựng và tổ chức thực hiện mức tham chiếu này đối với các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.




Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quy định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội trong Luật này. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị cần bổ sung quy định căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của người lao động theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW để hài hòa với khu vực Nhà nước sau cải cách tiền lương, bảo đảm mọi người lao động khi về già có mức lương hưu đủ sống, không thấp hơn mức sống tối thiểu.

Đề nghị chỉ đạo việc rà soát bổ sung đầy đủ quy định điều khoản chuyển tiếp trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến “mức lương cơ sở” để ban hành hoặc trình ban hành quy định mới.

Quang cảnh phiên họp sáng 27/6. (Ảnh: DUY LINH)

Liên quan đến mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần cũng như điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, Chủ nhiệm Ủy ban xã hội thông tin: trên cơ sở Báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phát hành Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý quy định của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Phương án Chính phủ trình Quốc hội xem xét Điều 76, Điều 77 như thể hiện tại dự thảo Luật (đã cập nhật).

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, quy định tại Điều 76 và Điều 77 của dự thảo Luật chỉnh lý liên quan trực tiếp đến hàng triệu người đã, đang và sẽ hưởng lương hưu. Do đó, cần được xem xét một cách toàn diện, thấu đáo trong bối cảnh cải cách tiền lương và cần đánh giá kỹ tác động đối với người hưởng lương hưu ở các thời điểm khác nhau, trong các khu vực, lĩnh vực khác nhau”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội nhấn mạnh.

Vẫn khó chốt phương án hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Liên quan đến điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với trường hợp người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tại kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội hai phương án:

Phương án 1: Người lao động được chia làm hai nhóm:

Nhóm 1, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm.

Nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành Phương án 1 của Chính phủ đề xuất và cũng là ý kiến của đa số người lao động tại một số địa phương được cơ quan chủ trì thẩm tra lấy ý kiến. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ sớm có đề án hỗ trợ và ban hành quy định phù hợp, đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông để người lao động hiểu được lợi ích của việc hưởng lương hưu hằng tháng thay vì lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Quang cảnh phiên họp sáng 27/5. (Ảnh: DUY LINH)

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, đây là vấn đề khó, còn nhiều ý kiến khác nhau và liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhiều người lao động trong thời điểm hiện tại và khi hết tuổi lao động. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trân trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận, cho ý kiến thêm về vấn đề này cũng như các phương án cụ thể để tạo sự đồng thuận khi trình Quốc hội thông qua”, Chủ nhiệm Ủy ban xã hội Nguyễn Thúy Anh nhấn mạnh.

Về biện pháp xử lý việc chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng làm rõ nội hàm, tách riêng các điều quy định về từng hành vi và biện pháp xử lý.

Về chế tài xử lý các hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được chỉnh lý, trong đó, chế tài tạm hoãn xuất cảnh quy định theo hướng dẫn chiếu áp dụng quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng chưa quy định chế tài ngừng sử dụng hóa đơn do chưa thống nhất với quy định của pháp luật về thuế và chế tài này đồng nghĩa với với việc dừng hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới cả doanh nghiệp và người lao động.

Về cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung quy định cơ chế “đặc thù” theo hướng ghi nhận thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động và đề ra phương thức giải quyết hưởng chế độ trong một số trường hợp cụ thể.

Về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về giao dịch điện tử trong tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến thảo luận tại Kỳ họp thứ 6. Ngay sau Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, các chuyên gia, các nhà khoa học để tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật trình Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy đây là dự án luật có nhiều nội dung lớn, phức tạp, chuyên môn sâu, mang tính xã hội hóa cao, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp rất rộng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đồng chí Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội đã chủ trì nhiều cuộc họp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để cho ý kiến hoàn thiện dự thảo luật trình Quốc hội. Cho đến nay, dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu tối đa, giải trình cụ thể ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan tổ chức có liên quan. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến về những vấn đề trọng tâm báo cáo đã nêu và những vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm.




Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh thông tin, Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 11 chương và 147 điều (tăng 1 chương và tăng 11 điều so với dự thảo Luật do Chính phủ trình) cùng 15 điểm mới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đề nghị làm rõ mức đầu tư hơn 67 tỷ USD đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Hội đồng thẩm định Nhà nước đề nghị Bộ Giao thông Vận tải rà soát tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, nhằm tính đúng, phù hợp. Nội dung trên nêu tại kết luận ngày 15/10 của Hội đồng thẩm định Nhà nước về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Giữa tháng 9, hội nghị Trung ương 10 khóa 13 thống...

Đề nghị thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội

Dẫn ý kiến cho rằng nhà ở xã hội trên thực tế được mua bán, trao đổi, cho thuê chủ yếu bởi những người giàu, thậm chí cả người nước ngoài, không phải công nhân, người lao động, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội những năm qua để có giải pháp hiệu quả; nghiên cứu có biện pháp mạnh đối với vi phạm chính sách...

Cho ý kiến về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo

Sáng 24/9, tiếp tục Phiên họp thứ 37, tại Nhà Quốc hội, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh...

Đề nghị xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em

Chiều 12/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 8/2024. Cử tri bày tỏ chia sẻ, đồng cảm với những thiệt hại, mất mát do bão số 3 gây ra Báo cáo tại phiên họp, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, trước tình hình diễn biến...

Đề nghị Trung Quốc, Philippines hỗ trợ công dân, tàu thuyền Việt Nam tránh trú bão số 3

Chiều 5/9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình công tác phối hợp bảo hộ công dân và tàu thuyền Việt Nam trong bối cảnh bão số 3 (Yagi) mạnh cấp 16 sắp đổ bộ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: Ngày 5/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung ứng...

Cùng tác giả

Tour ngắm chim lên đến chục nghìn USD ở Việt Nam

Tour ngắm chim giá lên tới chục nghìn USD ở Việt Nam ngày càng được khách nhà giàu quan tâm, tạo doanh thu lớn, nhưng chưa nhiều doanh nghiệp khai thác. "Trung bình mỗi du khách chi cho một tour ngắm chim dài ngày từ 4.000 USD đến 10.000 USD, chưa bao gồm vé máy bay", chuyên gia điểu học Nguyễn Hoài Bảo nói. Ông Bảo là CEO Wildtour, công ty khai thác các birdwatching tour (tour ngắm chim) từ năm...

Khát vọng khởi nghiệp xanh bền vững

Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh" năm 2024 cho thấy sự nỗ lực, tinh thần khởi nghiệp sáng tạo và cống hiến của những người phụ nữ đã không ngại khó khăn, thử thách để xây dựng các dự án khởi nghiệp mang tính đột phá và tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi xanh. Đây không chỉ là thành quả của sự cố gắng không ngừng, mà còn là minh chứng cho...

Chung kết Anh trai: Công bố 17 người chiến thắng, ai bị loại thì nhận giải an ủi

Chung kết Anh trai vượt ngàn chông gai khép lại với cái kết không gây bất ngờ. Tuấn Hưng tuy mất suất debut ở gia tộc toàn năng nhưng vẫn có giải "an ủi". 17 suất chiến thắng và 10 giải phụ là cái kết "huề cả làng", khép lại những tranh cãi về điểm số tại show Anh trai. Chung kết show Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra tối 19/10. Sau nhiều tuần gây bàn tán trên...

Chính thức khai mạc Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Lễ khai mạc Đại hội đồng AIPA-45 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào). ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào) với sự tham dự...

Thông điệp quan trọng của Chủ tịch Quốc hội tại Phiên toàn thể thứ nhất AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Đây là thời điểm để chúng ta thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ cho một ASEAN tầm vóc, tự cường, năng động, gắn kết và là tâm điểm của tăng trưởng." Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 19/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane (Lào), Đại hội đồng AIPA-45 đã tiến hành Phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong...

Cùng chuyên mục

Chính thức khai mạc Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Lễ khai mạc Đại hội đồng AIPA-45 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào). ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào) với sự tham dự...

Thông điệp quan trọng của Chủ tịch Quốc hội tại Phiên toàn thể thứ nhất AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Đây là thời điểm để chúng ta thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ cho một ASEAN tầm vóc, tự cường, năng động, gắn kết và là tâm điểm của tăng trưởng." Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 19/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane (Lào), Đại hội đồng AIPA-45 đã tiến hành Phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung trình kỳ họp thứ 22 của HĐND tỉnh

Ngày 19/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp để nghe và ý kiến về dự kiến một số nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến diễn ra vào 5/11/2024. Nội dung trình tại kỳ họp dự kiến có 16 nội dung do...

Thủ tướng: Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài

Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và nhưng năm tiếp theo. Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các...

Kiều bào tiêu biểu góp phần vào thành công của Đại hội X Mặt trận Tổ quốc

Ông Đỗ Văn Chiến mong muốn mỗi kiều bào tiêu biểu khi là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ ý thức được vinh dự, trách nhiệm lớn để nỗ lực hơn nữa, góp phần củng cố vai trò của Mặt trận. Chiều 18/10, tại Trụ sở Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương...

Chủ động, tích cực, bảo đảm tiến độ và chất lượng công tác tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng

Chiều 18/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ hai. Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, sau khi nghe Bộ phận Thường trực của Tiểu ban báo cáo, các đại biểu đã thảo luận về các nội dung: Kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức phục...

Ông Nguyễn Đức Tâm được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Từ Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, ông Nguyễn Đức Tâm đã được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Quyết định số 1199/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 17/10. Ngày 18/10, ông Nguyễn Đức Tâm, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, đã được Thủ tướng Chính Phạm Minh Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Quyết định số...

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga từ ngày 23 đến ngày 24/10. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm Đại sứ quán và gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Lào

Chiều tối 18/10, đến thăm Đại sứ quán và gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Lào, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Đại sứ quán làm tốt hơn nữa đối với công tác cộng đồng tại Lào, trong đó cần tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của Lào triển khai các biện pháp tổng thể chăm lo, hỗ trợ đồng bào, nhất là ở những khu...

Bổ nhiệm 2 nhân sự giữ chức trợ lý Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bổ nhiệm ông Hoàng Văn Chương và ông Nguyễn Hoàng Hải giữ chức Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1226/NQ-UBTVQH15 (Nghị quyết số 1226) và Nghị quyết số 1228/NQ-UBTVQH15 (Nghị quyết số 1228) về việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức Trợ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất