Powered by Techcity

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số nội dung luật, nghị quyết quan trọng

Tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 15/2, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường để cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); đề án bổ sung về phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Trong phiên thảo luận sáng về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi), qua thảo luận, đa số đại biểu nhất trí với phạm vi sửa đổi và đóng góp hoàn thiện các quy định liên quan đến việc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.

g
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, phát biểu thảo luận tại hội trường.

Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, cho rằng tại điều 37 về Chế độ làm việc của UBND cần làm rõ việc nào làm việc theo chế độ làm việc tập thể, việc nào làm việc theo chế độ làm việc Thủ trưởng để điều hành của UBND và Chủ tịch UBND rõ ràng, cụ thể hơn.

Đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về tăng phân quyền cho chính quyền địa phương có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thí điểm một số chính sách chưa được pháp luật quy định nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. Nhất là trong việc phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và căn cứ điều kiện thực tế, khả năng, nguồn lực, yêu cầu phát triển của địa phương. Đồng thời, quá trình xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, triển khai thi hành văn bản thí điểm này cần báo cáo kịp thời cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm sự lãnh đạo sát sao của Đảng.

Bên cạnh đó, trường hợp phân cấp dẫn đến cần thay đổi trình tự, thủ tục, thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp đang được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân cấp đề nghị UBND cấp tỉnh xem xét, ban hành văn bản điều chỉnh trình tự, thủ tục, thẩm quyền của các cơ quan liên quan để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp bảo đảm yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính, không quy định thêm thành phần hồ sơ, không tăng thêm yêu cầu, điều kiện, thời gian giải quyết thủ tục đang áp dụng. Đại biểu cho rằng, vì không rõ ràng cho việc áp dụng, dẫn đến trường hợp mỗi địa phương thực hiện theo một trình tự, thủ tục khác nhau cho cùng một vấn đề.

Về quy định đối với nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh, cần bổ sung điểm 1, Điều 16 là HĐND quyết định tổng số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách và người trực tiếp tham gia hoạt động ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Bên cạnh đó cần bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật cán bộ tại Điều 18 và Điều 23 của dự thảo luật. Trong đó, tại Điều 18 cần bổ sung vào điểm l khoản 1 nội dung quy định Chủ tịch UBND tỉnh có quyền ban hành quyết định xử lý kỷ luật Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND cấp dưới. Tại điều 23, bổ sung vào khoản 8 quy định thẩm quyền của Thường trực HĐND có quyền quyết định xử lý kỷ luật Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp dưới.

g
Đại biểu Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh phát biểu thảo luận tại hội trường.

Trong phiên thảo luận chiều tại hội trường về đề án bổ sung về phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, phát biểu thảo luận, đại biểu Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, cho rằng việc Quốc hội ban hành Nghị quyết bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên là cần thiết, nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025 đã đề ra trong nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế 10 năm 2021-2030.

Đại biểu đề nghị tại điều 2 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, nhiệm vụ chủ yếu có quy định là “Trong cải cách thể chế thì rà soát để mở rộng phạm vi đối tượng, địa bàn áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt đã được Quốc hội cho phép áp dụng tại 10 địa phương và đã được phát huy hiệu quả. Xây dựng các chính sách đặc thù, phát triển các khu kinh tế có tiềm năng lớn như Vân Đồn, Vân Phong, các khu kinh tế biên giới và các vùng theo quy định của các Nghị quyết của Bộ Chính trị” vẫn chưa rõ được về khâu tổ chức thực hiện để các chính sách này có thể thực hiện được trong năm 2025 và mang lại hiệu quả tăng trưởng kinh tế. Qua đó, đại biểu đề xuất bổ sung quy định trong nghị quyết là giao cho Chính phủ rà soát, đánh giá và báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội những chính sách đặc thù thí điểm và các đối tượng, địa bàn được áp dụng các chính sách này,

Về nội dung xây dựng chính sách đặc thù phát triển các khu kinh tế như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, các khu kinh tế cửa khẩu, các vùng trong nghị quyết của Bộ Chính trị đã có quy định. Đại biểu đề nghị có quy định quy trình rút gọn để phù hợp với các cơ chế, chính sách này được thực hiện để đi vào cuộc sống sớm như đề nghị trong đề án tăng trưởng 8%.

Cũng trong ngày làm việc, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Thảo luận tại phiên họp, đa số đại biểu cơ bản nhất trí cao sự cần thiết ban hành Nghị quyết nhằm khẩn trương thể chế hóa một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia nhằm giải phóng, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển; thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia;… Sau khi được Quốc hội thông qua, việc thực hiện Nghị quyết sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quốc hội thảo luận dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Đại diện...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh góp ý vào đề án bổ sung về phát triển kinh tế – xã hội năm 2025

Ngày 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù,...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh phân tích, làm rõ vấn đề phân cấp, phân quyền trong dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Ngày 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Phát biểu thảo luận, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc...

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh góp ý vào các dự án luật quan trọng

Ngày 12/2, sau phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Cho ý kiến tại phiên họp về nội dung này, đa số đại biểu tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy...

Quốc hội giảm 2 ủy ban sau khi sắp xếp bộ máy

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, sau khi thực hiện sắp xếp, số lượng cơ quan của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 ủy ban, giảm 2 ủy ban so với hiện tại. Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, chiều 6/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn, còn có ý kiến khác nhau trong quá trình xây dựng dự án...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lựa chọn công nghệ phải “đi tắt, đón đầu”

Phát biểu tại phiên họp tổ theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ chín của Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, lựa chọn công nghệ phải chọn công nghệ hiện đại, tiên tiến, phải "đi tắt, đón đầu", nếu không sẽ tụt hậu so với thế giới. Nếu chỉ lựa chọn công nghệ, máy móc giá rẻ (theo quy định của Luật Đấu thầu) chúng ta sẽ trở thành bãi rác công nghệ. Tiếp tục...

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu

Chủ tịch nước lưu ý các địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc; đảm bảo quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”...

Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Bảy, ngày 15/2/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1 Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Tại phiên thảo luận có 19 lượt đại biểu Quốc hội...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Muốn tăng trưởng 8% phải dựa vào khoa học, công nghệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay và xa hơn là tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030, cần dựa vào nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 15/2, sau khi nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một...

Một số điểm mới quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2025/NĐ-CP ngày 10/2/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 27/3/2025 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024. Trong đó, Nghị định số 20/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm d, k và bổ sung điểm m khoản...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lựa chọn công nghệ phải “đi tắt, đón đầu”

Phát biểu tại phiên họp tổ theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ chín của Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, lựa chọn công nghệ phải chọn công nghệ hiện đại, tiên tiến, phải "đi tắt, đón đầu", nếu không sẽ tụt hậu so với thế giới. Nếu chỉ lựa chọn công nghệ, máy móc giá rẻ (theo quy định của Luật Đấu thầu) chúng ta sẽ trở thành bãi rác công nghệ. Tiếp tục...

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu

Chủ tịch nước lưu ý các địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc; đảm bảo quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”...

Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Bảy, ngày 15/2/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1 Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Tại phiên thảo luận có 19 lượt đại biểu Quốc hội...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Muốn tăng trưởng 8% phải dựa vào khoa học, công nghệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay và xa hơn là tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030, cần dựa vào nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 15/2, sau khi nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một...

Thủ tướng: 5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính...

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh

Ngày 15/2, tại Quảng Ninh, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn, đã kiểm tra, nắm tình hình công tác quản lý cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy...

Tăng số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tăng thêm số lượng Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bố trí, sắp xếp cán bộ. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tăng...

Nghị quyết về bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1403/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện, gồm: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Vụ Công tố và Kiểm sát...

Quốc hội thảo luận dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Đại diện...

Siết chặt hợp tác địa phương biên giới Quảng Ninh (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc)

Những năm qua, việc hợp tác giữa các địa phương biên giới Quảng Ninh với các địa phương biên giới Quảng Tây (Trung Quốc) có nhiều chuyển biến tích cực về chính trị, kinh tế - văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại. Từ đó, góp phần tăng cường mối đoàn kết, gắn bó tình hữu nghị song phương truyền thống giữa hai địa phương.  TP Móng Cái vừa có đường biên giới trên bộ, vừa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất