Powered by Techcity

ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà: Cân nhắc việc đổi mới TAND cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền xét xử

Góp ý vào dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh thống nhất với việc giữ nguyên quy định hiện hành về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, tuy nhiên đại biểu cũng đề nghị cần làm rõ khi thời cơ đủ chín, nên thành lập Toà án nhân dân sơ thẩm, Tòa án phúc thẩm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.

Chiều 26/3, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.

Phát biểu góp ý vào dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh bày tỏ đồng tình và đánh giá cao với dự thảo Luật. Đại biểu cho rằng cơ quan trình và cơ quan thẩm tra đã rất trách nhiệm, nghiêm túc tiếp thu, mạnh dạn đề xuất các nội dung sửa đổi với tính thuyết phục cao; đặc biệt là việc khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 để chỉnh lý dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Về nội dung cụ thể, tại khoản 1 Điều 4 về Tổ chức và thẩm quyền thành lập các Tòa án nhân dân, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà thống nhất với việc giữ nguyên quy định hiện hành về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, bảo đảm thống nhất tên gọi với các cơ quan tư pháp ở địa phương, phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của các Tòa án này đang thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên đại biểu cũng đề nghị cần làm rõ khi thời cơ đủ chín, nên thành lập Toà án nhân dân sơ thẩm, Tòa án phúc thẩm như phương án 2 của dự thảo (đó là việc đổi mới Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền xét xử thành Tòa án nhân dân phúc thẩm và Tòa án nhân dân sơ thẩm).

Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà góp ý dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Hiến pháp năm 2013 quy định “Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, Tòa án thực hiện thẩm quyền tài phán của quốc gia, không phải là Tòa án của tỉnh, của huyện hay của địa phương nào. Tòa án hoạt động theo thẩm quyền tố tụng nên việc tổ chức Tòa án theo cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm không chỉ đơn thuần là đổi tên mà chính là tuân thủ Hiến pháp và thực hiện đúng chủ trương của Nghị quyết Trung ương 27 về các “Tòa án được tổ chức theo thẩm quyền xét xử”. Góp phần thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử và khẳng định địa vị pháp lý của Toà án trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, theo Báo cáo của Tòa án Nhân dân Tối cao, việc tổ chức các Tòa án theo thẩm quyền xét xử đã có trong lịch sử tổ chức Tòa án ngay từ những ngày đầu thành lập. Điều 63 Hiến pháp năm 1946 quy định Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà gồm có: (a) Toà án tối cao; (b) Các Toà án phúc thẩm; (c) Các Toà án đệ nhị cấp và sơ cấp.

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh: trong 3 năm qua, toàn tỉnh Quảng Ninh có 7/13 Tòa án Nhân dân cấp huyện, thị xã thành phố (hơn 50%) thụ lý dưới 200 vụ/năm, trong đó 4 huyện thụ lý dưới 100 vụ/năm; có 4 Tòa án Nhân dân cấp huyện thụ lý trên 500 vụ; cao nhất là 1500 vụ/năm (gấp 7 lần so với 7 huyện); trong đó: cấp huyện thụ lý cao nhất 1700 vụ/năm; gấp 68 lần so với huyện thấp nhất 25 vụ (huyện Cô Tô); gấp 34 lần so với huyện thấp thứ 2 là: 50 vụ (huyện Ba Chẽ).

Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh cho rằng nếu thực hiện tòa sơ thẩm, chia theo vùng, theo khu vực thì sẽ giảm tải tổ chức bộ máy, trụ sở nếu cứ tính theo địa bàn cấp huyện; Thẩm phán, thư ký tòa, sẽ tăng kỹ năng, kinh nghiệm khi được va chạm với nhiều vụ việc hơn, nhiều loại án hơn; mang lại lợi ích to lớn, lâu dài. Số huyện chỉ có từ 3 đến dưới 5 thẩm phán là rất lớn, sẽ khó đảm bảo thực hiện xét xử nếu đi công tác, đi học, nghỉ phép… Đồng thời sẽ điều tiết dần đối với các vụ sơ thẩm từ toà án nhân dân cấp tỉnh về toà sơ thẩm, khi mà đội ngũ đảm bảo điều kiện xét xử.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng việc tổ chức Tòa án nhân dân phúc thẩm, Tòa án nhân dân sơ thẩm theo thẩm quyền xét xử đảm bảo Cơ chế lãnh đạo của cấp ủy Đảng, giám sát của cơ quan dân cử địa phương đối với các Tòa án; quan hệ phối hợp công tác với các Cơ quan thực thi pháp luật vẫn được thực hiện theo quy định hiện hành, không ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động và quan hệ phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Các đại biểu dự Hội nghị.

Về Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (khoản 2 Điều 11 dự thảo Luật) Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà đề nghị cần xem xét trách nhiệm của Tòa án trong việc giải trình, thông tin về quan điểm giải quyết vụ án vụ việc đang trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án, vụ việc.

Dự thảo quy định: “2. Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm và chức danh tư pháp khác của Tòa án không phải giải trình, không được thông tin về quan điểm giải quyết vụ án, vụ việc đang trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án, vụ việc đó”.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, tại Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Như vậy, Điều 103 không quy định đối với chủ thể “Toà án” gắn với nguyên tắc độc lập trong xét xử. Đồng thời, khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Vì vậy, trong thực tế, Thẩm phán, Hội thẩm cần được độc lập trong hoạt động xét xử nhưng đối với cơ quan Toà án thì ngoài chức năng xét xử, còn phải tham gia nhiệm vụ chính trị ở địa phương, phối hợp và chịu sự kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước khác ở địa phương nên Toà án cần có trách nhiệm trong việc thông tin về tiến độ, tình hình giải quyết một số vụ án cụ thể (án điểm), những vụ án mà có thể có ảnh hưởng, tác động lớn, sâu rộng đến tình hình bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của địa phương nên trách nhiệm Toà án phải giải trình, thôn tin về một số vụ án, vụ việc là cần thiết.

Về Giám sát hoạt động của Tòa án (tại khoản 2 Điều 21 dự thảo Luật), đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà đề nghị bổ sung chủ thể “thường trực HĐND, các Ban của HĐND” giám sát hoạt động của tòa án nhân dân, theo đó, khoản 2 điều 21 điều chỉnh thành: “2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát hoạt động của Tòa án theo quy định của pháp luật. Việc giám sát hoạt động của Tòa án để bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của Tòa án. Việc giám sát phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Tòa án và độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm khi xét xử”.

Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh cho rằng, theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân hiện hành, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền giám sát đối với hoạt động của Toà án nhân dân cùng cấp, vì vậy cần bổ sung chủ thể Thường trực và Ban của Hội đồng nhân dân vào dự thảo để bảo đảm thống nhất giữa quy định của Luật Tổ chức Toà án nhân dân và các quy định pháp luật có liên quan.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với đồng chí Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1309/NQ-UBTVQH15 ngày 29/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với đồng chí Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Theo đó, Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội, Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quyết định của Bộ Chính...

Quốc hội khóa XV: Cân nhắc áp dụng thí điểm về Sàn giao dịch dữ liệu

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, dự thảo luật được Chính phủ xây dựng với 7 chương, 67 điều, quy định về xây dựng, phát triển, xử lý, quản trị, quản lý dữ liệu... Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 22/10, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Dữ liệu. Đây là dự án Luật quan trọng để đảm bảo công tác chuyển đổi số quốc...

Đoàn ĐBQH tỉnh lấy ý kiến tham gia dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Chiều 16/10, Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia vào Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Về tổng thể, Dự án Luật Di sản văn hóa kế thừa, sửa đổi nhiều quy định của Luật Di sản văn hóa hiện hành và bổ sung nhiều quy định mới để khắc phục những hạn chế, bất cập về...

Cân nhắc việc luật hóa lộ trình tăng thuế giá trị gia tăng

Nhấn mạnh việc xác định lộ trình tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng phải được tính toán hết sức kỹ lưỡng, thận trọng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hiện còn nhiều khó khăn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cân nhắc không quy định lộ trình tăng thuế trong Luật mà giao Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định. Sáng 14/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ...

UBTV Quốc hội kết luận về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm hoàn thành các Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 trình Ủy ban xem xét, quyết định trong năm 2024. Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có Thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 (tại Phiên họp thứ 33,...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Sầu riêng vướng quy định mới khiến xuất khẩu rau quả lao dốc

Quy định mới và kiểm tra chặt chẽ từ các thị trường khiến xuất khẩu sầu riêng giảm 80%, kéo kim ngạch rau quả hai tháng đầu năm ước còn 677 triệu USD. Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối diện với giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu ước tính đạt 677 triệu USD, giảm 17% so với cùng...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì họp Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

Sáng 24/2, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường, chủ trì phiên họp thứ nhất năm 2025 của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương để cho ý kiến về kết quả công tác cải cách tư pháp thời gian qua, nhất là năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2025, Chương trình công tác năm 2025 và Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; đồng...

Đổi mới tư duy về lĩnh vực y tế, chú trọng công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 -27/2/2025), sáng 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Bộ Y tế về kết quả thực hiện công tác y tế trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Lê...

Đoàn học viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tìm hiểu thực tế tại Quảng Ninh

Ngày 24/2, đoàn thực tế lớp Cao cấp Lý luận chính trị K75.A08, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, do PGS.TS Đặng Quang Định, Viện trưởng Viện Triết, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn có chương trình làm việc tại tỉnh Quảng Ninh về nghiên cứu mô hình xây dựng khối đại đoàn kết, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tại tỉnh Quảng Ninh. Làm...

Phổ biến, tuyên truyền Luật Địa chất và Khoáng sản

Ngày 24/2, Đoàn ĐBQH tỉnh, Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã phối hợp tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Địa chất và Khoáng sản được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025

Sáng 24/2, Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025. Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND chủ trì cuộc họp. Cùng dự họp có đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến diễn ra ngày 26/2. Kỳ họp có ý nghĩa quan trọng, nhằm khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn...

Vân Đồn: Phấn đấu hoàn thành sớm đại hội cơ sở

Huyện Vân Đồn phấn đấu hoàn thành 100% đại hội chi, đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030 trước ngày 30/5/2025, sớm trước 1 tháng kế hoạch của tỉnh, huyện. Những ngày này toàn huyện đang tập trung cao độ cho công tác chuẩn bị, đảm bảo cho đại hội chi, đảng bộ cơ sở thực sự là ngày hội, đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn. Thực hiện...

‘Kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất’

Thủ tướng yêu cầu cần nghiên cứu hướng tuyến, phương án kết nối, xây dựng tuyến đường kết nối giữa sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội nhanh nhất, thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất. Chiều tối 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, địa phương về dự án đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô...

Đại hội Đảng bộ quân sự TP Hạ Long lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 22/2, Đảng bộ Quân sự TP Hạ Long long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đại hội được Tổng Cục Chính trị QĐND Việt Nam chọn làm trước để rút kinh nghiệm trong toàn quân cấp cơ sở khối địa phương. Đây cũng là đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên trong tỉnh tổ chức đại hội. Tới dự đại hội có các đồng chí: Vũ Đại Thắng, Ủy...

Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia hội đàm với Trạm kiểm tra Biên phòng xuất, nhập cảnh Phòng Thành

Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2025) và 36 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2025), Đoàn đại biểu Trạm kiểm tra Biên phòng xuất, nhập cảnh Phòng Thành (Quảng Tây, Trung Quốc) do đồng chí Cảnh đốc cấp 1, Long Trạch Lương, Phó Trạm trưởng làm Trưởng đoàn sang chúc mừng và hội đàm với Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia, BĐBP Quảng Ninh (Việt Nam). Trung tá Vũ Văn Năm, Phó...

Tin nổi bật

Tin mới nhất