Powered by Techcity

Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương

Việc phân quyền, phân cấp phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo cũng như kiểm soát quyền lực và quy định trách nhiệm giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường, Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: TTXVN)

Sửa đổi cơ bản và hợp lý các quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương để cụ thể hoá đầy đủ quy định của Hiến pháp năm 2013 và thể chế hoá các chủ trương, định hướng trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng nhằm tiếp tục đổi mới chính quyền địa phương theo hướng đẩy mạnh phân quyền giữa cơ quan Nhà nước ở Trung ương với địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

Đây là nội dung tại Tờ trình dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày tại phiên họp Quốc hội chiều 12/2, tại Hà Nội.

Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, nguyên tắc khi phân quyền, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương phải bảo đảm xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả, đồng thời không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan và giữa các cấp chính quyền địa phương.

Cùng với đó, việc phân quyền, phân cấp phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương các cấp cũng như kiểm soát quyền lực và quy định trách nhiệm giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết thực hiện nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm” và tránh quy định chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương và giữa các cơ quan của chính quyền địa phương, dự thảo Luật quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính theo hướng: phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân; phân định nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể ủy ban nhân dân và cá nhân Chủ tịch Ủy ban Nhân dân nơi tổ chức cấp chính quyền địa phương theo hướng tăng nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm cho cá nhân Chủ tịch Ủy ban Nhân dân.

Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, dự thảo Luật chỉnh lý theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như Luật hiện hành. Theo đó, tại tất cả các đơn vị hành chính các cấp tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương.

“Quy định này để bảo đảm việc tiếp tục thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại một số thành phố trực thuộc Trung ương theo Luật Thủ đô và các Nghị quyết của Quốc hội,” Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Nhằm bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, dự thảo Luật quy định theo hướng quy định nguyên tắc xác định số lượng đại biểu Hội đồng Nhân dân trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế-xã hội của từng địa bàn.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu Hội đồng Nhân dân, khung số lượng đại biểu chuyên trách của Hội đồng Nhân dân, khung số lượng các Ban của Hội đồng Nhân dân; giao thẩm quyền cho Hội đồng Nhân dân quyết định thành lập các Ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng Nhân dân bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng giao Thường trực Hội đồng Nhân dân được quyết định biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; điều chỉnh dự toán, phân bổ tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách hàng năm và báo cáo Hội đồng Nhân dân tại kỳ họp gần nhất; Sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động của Hội đồng Nhân dân để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Đối với Ủy ban Nhân dân, theo Bộ trưởng, cơ bản kế thừa các quy định về cơ cấu tổ chức của ủy ban nhân dân theo quy định của Luật hiện hành và giao Chính phủ quy định khung số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp, số lượng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và Ủy ban Nhân dân ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân và từng thành viên ủy ban nhân dân…

Phát huy tính chủ động của chính quyền địa phương

Về phía cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tiếp tục duy trì mô hình tổ chức chính quyền địa phương như quy định của Luật hiện hành và các luật, nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị.

Việc trước mắt vẫn giữ ổn định mô hình tổ chức chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan có thời gian “tiếp tục tập trung nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổng thể tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới” trước khi thực hiện đổi mới một cách đồng bộ, tổng thể bộ máy của hệ thống chính trị, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương thực sự tinh gọn, phù hợp vào thời điểm thích hợp theo yêu cầu tại Kết luận số 121-KL/TW.

Ông Tùng thông tin thêm, thời gian qua, Quốc hội đã cho phép thành phố Hà Nội thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo quy định tại Luật Thủ đô; một số thành phố khác trực thuộc trung ương cũng đang thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo các nghị quyết của Quốc hội và bước đầu phát huy hiệu quả tích cực.

Do đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục tổng kết, đánh giá một cách toàn diện về việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại các địa phương, trên cơ sở đó đề xuất mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp để thực hiện một cách tổng thể, đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nước.

Bên cạnh đó, Ủy ban Pháp luật tán thành với việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương nhằm cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.”

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Để tiếp tục hoàn thiện các quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền, đại diện cơ quan thẩm tra đề nghị tiếp tục rà soát để bảo đảm sự thống nhất giữa quy định của dự thảo Luật với quy định có liên quan trong dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) về cách thức quy định các nguyên tắc về phân định thẩm quyền, về phân quyền, phân cấp, ủy quyền cũng như bảo đảm tính đồng bộ, thông suốt cả về chủ thể phân cấp, ủy quyền, đối tượng nhận phân cấp, ủy quyền, phương thức và điều kiện bảo đảm thực hiện./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Băn khoăn việc phân cấp cho Chủ tịch UBND quyết chủ trương đầu tư dự án nhóm A

Chính phủ đề xuất phân cấp thẩm quyền cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A có quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng, nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý. Tiếp tục chương trình làm việc tại Phiên họp thứ 38, chiều 9/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Địa phương quyết, địa phương làm,...

Thủ tướng: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và cắt bỏ tất cả các thủ tục không cần thiết

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chú trọng cải cách hành chính từ cơ sở và cắt bỏ tất cả các thủ tục không cần thiết với người dân và doanh nghiệp; "phải có cảm xúc trước vướng mắc của người dân và doanh nghiệp để làm việc với trách nhiệm cao nhất". Chiều ngày 14/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ...

Cùng tác giả

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

Chiều 12/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Samsung Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam và người kế nhiệm Na Ki Hong, thảo luận về chiến lược đầu tư và phát triển của Samsung tại Việt Nam. Chiều 12/2, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam và người kế nhiệm là ông Na Ki Hong, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn ông Choi Joo Ho đã đóng...

Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 12/2/2025, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG - Từ 7 giờ 30 phút: Quốc hội họp phiên trù bị Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu; nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội,...

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh góp ý vào các dự án luật quan trọng

Ngày 12/2, sau phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Cho ý kiến tại phiên họp về nội dung này, đa số đại biểu tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy...

Phim mới của Brad Pitt quy tụ dàn tay đua Công thức 1 thứ thiệt

F1 - bộ phim đề tài đua xe Công thức 1 của Brad Pitt hứa hẹn sẽ trở thành bom tấn trong mùa phim hè với sự đầu tư công phu và ngân sách lên tới 300 triệu USD. Trong phim, Brad Pitt đóng vai Sonny Hayes - một tay đua Công thức 1 đã giải nghệ sau khi gặp phải một vụ tai nạn khủng khiếp. Tuy nhiên Sonny quyết định trở lại và huấn luyện một "thần đồng"...

Cùng chuyên mục

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

Chiều 12/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Samsung Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam và người kế nhiệm Na Ki Hong, thảo luận về chiến lược đầu tư và phát triển của Samsung tại Việt Nam. Chiều 12/2, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam và người kế nhiệm là ông Na Ki Hong, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn ông Choi Joo Ho đã đóng...

Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 12/2/2025, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG - Từ 7 giờ 30 phút: Quốc hội họp phiên trù bị Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu; nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội,...

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh góp ý vào các dự án luật quan trọng

Ngày 12/2, sau phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Cho ý kiến tại phiên họp về nội dung này, đa số đại biểu tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy...

Ngày 13/2, các địa phương trong tỉnh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2025

Sáng mai 13/2, tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025 tại 13/13 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Hơn 2.190 thanh niên ưu tú của Vùng mỏ khoác lên mình bộ quân phục, tự hào thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đợt giao quân này, Quảng Ninh thực hiện bàn giao 1.950 công dân tham gia nghĩa vụ quân sự...

Thanh niên Quảng Ninh sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

Ngày mai, 13/2, Ngày hội tòng quân năm 2025 sẽ diễn ra trong cả nước nói chung, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Kế thừa truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh và truyền thống quê hương Đất mỏ Anh hùng, thanh niên của tỉnh Quảng Ninh đã sẵn sàng, hăng hái lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Nhiều lá đơn tình nguyện nhập ngũ Toàn tỉnh Quảng Ninh có...

Cơ quan trình dự án luật phải chịu trách nhiệm đến cùng

Góp ý kiến trong phiên thảo luận tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sáng 12/2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý phải tăng cường vai trò của cơ quan trình trong việc chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Chủ tịch Quốc hội cho biết, theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm...

Tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Sáng 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình bày tóm tắt Tờ trình, Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc xây dựng, ban hành Luật là cần thiết, nhằm tiếp tục hoàn...

Công an tỉnh Quảng Ninh: 9 lãnh đạo cấp phòng và tương đương tình nguyện xin nghỉ công tác trước hạn tuổi

Sáng 12/2, Công an tỉnh tổ chức Lễ công bố, trao quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về việc nghỉ hưu trước hạn tuổi đối với 9 đồng chí là lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương. Tại lễ công bố, Giám đốc Công an tỉnh đã trao quyết định nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí đối với 9 lãnh đạo cấp phòng và tương đương bao gồm: 5 trưởng phòng, 4 phó...

Trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Sáng 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Trường hợp cần thiết, có thể điều chỉnh bội chi lên mức khoảng 4-4,5% GDP Bộ trưởng cho biết, năm 2025 có ý...

Tin nổi bật

Tin mới nhất