Powered by Techcity

Đẩy mạnh bảo vệ, trồng rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái, ứng phó trước biến đổi khí hậu. Đồng thời còn mang lại lợi ích về sinh kế bền vững cho người dân vùng cửa sông, ven biển của Quảng Ninh.

Rừng ngập mặn mang lại sinh kế cho người dân vùng ven biển.

Toàn tỉnh hiện có tổng số 19.300ha rừng ngập mặn phân bố rộng tại vùng cửa sông, ven biển ở nhiều địa phương như: Móng Cái, Tiên Yên, Quảng Yên, Vân Đồn… Trong đó rừng ngập mặn phòng hộ gần 16.000ha, rừng ngập mặn sản xuất gần 4.000ha và rừng ngập mặn đặc dụng 26ha. Những năm gần đây, tỉnh đã quan tâm ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trong đó bao gồm rừng ngập mặn, gắn với quy hoạch, định hướng phát triển KT-XH của địa phương. Bao gồm việc duy trì trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, ven sông bằng công nghệ mới đảm bảo chất lượng, hiệu quả rừng trồng mới; bảo vệ nghiêm ngặt dải cây xanh và hệ sinh thái rừng ngập mặn… Khi tiến hành thực hiện các dự án đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều, cầu Tình Yêu, cầu Cửa Lục 3…, các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu thi công dự án được yêu cầu quan tâm lắp đặt hệ thống cầu, cống để lưu thông dòng chảy. Mục đích nhằm hạn chế sự thay đổi về các điều kiện lập địa, thời gian ngập triều, phơi bãi… gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng.

Tại huyện Hải Hà đang duy trì trên 1.450ha rừng ngập mặn, chủ yếu tập trung tại các xã Quảng Phong, Đường Hoa, Quảng Minh, Quảng Thành… Trong đó có hơn 1.300ha rừng tự nhiên với các loài cây mắm, sú, trang, đước vòi, vẹt… với mật độ 5.000-9.000 cây/ha, đường kính tán 1-2m, chiều cao đạt 1-2m. Để bảo vệ, quản lý chặt chẽ “tài nguyên xanh” này, năm 2023, huyện tiếp tục chú trọng rà soát chặt chẽ các dự án sử dụng đất có rừng ngập mặn; thực hiện chủ trương không giao đất bãi triều, đất mặt nước có cây ngập mặn để đắp đầm, khoanh vùng nuôi trồng thủy sản gây ảnh hưởng tới rừng ngập mặn. Toàn bộ UBND các xã, thị trấn ven biển thường xuyên kiểm tra hoạt động đào, đắp đầm của các hộ gia đình được giao đất nuôi trồng thủy sản, đảm bảo không xâm hại tới diện tích rừng ngập mặn xung quanh.

Người dân thôn 9, xã Quảng Phong trồng bổ sung vào rừng ngập mặn tự nhiên. Ảnh: Hữu Việt

Thực hiện đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030” (Quyết định số 1662/QĐ-TTg ngày 4/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ), từ đầu năm đến nay, địa phương đã trồng mới 59,91/76,78ha rừng ngập mặn, trong đó trồng phục hồi, làm giàu 58,56ha rừng. Qua đó đã góp phần ổn định cấu trúc rừng, ổn định hệ sinh thái rừng ngập mặn; tăng khả năng chống chịu đối với tình trạng mực nước dâng và tăng cường tính chống chịu với sóng biển, gió cát…

Chuyên gia của Viện Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội), Tổ chức ACTMANG, Hội CTĐ tỉnh khảo sát rừng ngập mặn tại huyện Tiên Yên, tháng 12/2022. Ảnh: Dương Trường

Huyện Tiên Yên có gần 3.700ha rừng ngập mặn, cũng là một trong những địa phương có hệ thống rừng sinh thái ngập mặn lớn của tỉnh. Để bảo vệ và phát triển rừng, cấp ủy, chính quyền huyện Tiên Yên đã tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng trong công tác tuyên truyền, vận động người dân không xâm hại rừng ngập mặn; thực hiện tốt công tác giữ gìn bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời khuyến khích người dân phát triển mô hình du lịch dựa trên lợi thế rừng tự nhiên này. Còn tại huyện Đầm Hà, có tới 4 xã Tân Bình, Đầm Hà, Tân Lập và Đại Bình giáp biển với tổng diện tích rừng ngập mặn gần 2.600ha rừng ngập mặn. Vì vậy, việc quản lý có cả vai trò của BQL Rừng phòng hộ huyện và UBND các xã; nhất là trong việc thường xuyên tăng cường tuyên truyền đến người dân đảm bảo khai thác nguồn lợi rừng ngập mặn gắn với bảo tồn, không làm tổn hại đến hệ sinh thái.

Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn được xác định là một trong những giải pháp tối ưu để thích ứng và hạn chế tác động của thiên tai, vừa bảo tồn đa dạng sinh học, tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển. 




Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng và có năng suất cao nhất trên thế giới, là nơi nuôi dưỡng, cư ngụ, cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật dưới nước và trên cạn có giá trị ở vùng ven biển. Rừng ngập mặn giúp ổn định bờ biển, bảo vệ đê điều và là tấm lá chắn chống lại gió bão cũng như các tai biến thiên nhiên. Rừng ngập mặn đã đóng góp đáng kể vào đời sống kinh tế xã hội của người dân ven biển ở Việt Nam.

Trong rừng ngập mặn, không phải loại cây nào cũng có thể sinh sống và phát triển được. Chỉ những loại thực vật thích hợp với vùng nước ngập mặn mới có thể sinh sống và phát triển một cách tốt nhất. Chính vì những yếu tố đó đã tạo nên một môi trường sinh trưởng và phát triển khắc nghiệt chỉ những loại cây ngập mặn với những đặc tính riêng mới có thể sống và thích nghi một cách tốt nhất.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tập trung sản xuất nông nghiệp vụ đông

Vụ đông lâu nay đã trở thành vụ sản xuất chính, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân tại nhiều địa bàn. Ðể khuyến khích người dân đẩy mạnh sản xuất, ngành Nông nghiệp tỉnh chủ động triển khai sớm kế hoạch sản xuất vụ đông; tăng cường hướng dẫn các đơn vị, địa phương và người dân ứng dụng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Tại TX Quảng Yên, thời điểm này, người nông...

Làm giàu từ kinh tế trang trại

Khai thác lợi thế về diện tích đất, nhiều hộ dân đã mạnh dạn triển khai các mô hình kinh tế trang trại, đem lại thu nhập kinh tế cao cho gia đình, đồng thời, góp phần tạo ra các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.  Với diện tích mặt nước lên đến 18ha tại thôn 3, xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái, ông Phạm Văn Đỗ đã phát triển mô hình nuôi tôm thương phẩm. Những năm gần...

Tập trung phát triển thuỷ sản ở những vùng nuôi biển trọng điểm

Theo kịch bản tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh năm 2024, sản lượng thuỷ sản phấn đấu đạt và vượt 187.000 tấn. Tuy nhiên, cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào Quảng Ninh đầu tháng 9 vừa qua đã làm thiệt hại trên 43.000 tấn hải sản nuôi, trong đó có trên 21.000 tấn thuỷ sản tính trong kỳ thu hoạch. Trước thực trạng này, ngành nông nghiệp nói chung, lĩnh vực sản xuất thuỷ sản nói...

Tặng máy nông cụ cho nông dân Đông Hải

Sáng ngày 11/11, Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina (Hàn Quốc) đã trao tặng 1 máy nông cụ cho xã Đông Hải (huyện Tiên Yên).  Phát biểu tại lễ trao tặng, ông YangJin Han, Tổng Giám đốc sản xuất Orion Việt Nam mong muốn chiếc máy nông cụ trao tặng sẽ được xã giao cho bà con nông dân để hỗ trợ người dân đang canh tác khoai tây Atlantic nói riêng và canh tác lúa màu nói chung trên địa...

Phấn đấu nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, tỉnh Quảng Ninh đã và đang khuyến khích cũng như tạo cơ hội cho người dân nông thôn chuyển mình, triển khai những mô hình kinh tế mới, thay đổi phương thức sản xuất theo hướng ưu tiên áp dụng công nghệ nhằm nâng cao giá trị, sản lượng cho nông sản. Tháng 9 năm nay, Tiệm trà Đường Hoa xuất hiện trên nền tảng...

Cùng tác giả

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Cùng chuyên mục

Lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đường sắt Lào Cai – Quảng Ninh

Bộ Giao thông vận tải vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dài hơn 447km, có chi phí đầu tư ước tính hơn 183.800 tỉ đồng. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gồm 30 thành viên do ông Nguyễn...

Dự báo giá vàng năm 2025: Bị ‘đốn ngã’ bởi nhiều yếu tố tiêu cực, vàng hạ nhiệt

Những bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới. Năm 2024, vàng thế giới biến động dữ dội chưa từng có, có thời điểm lập đỉnh cao kỷ lục lịch sử khi lên tới gần 2.800...

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44...

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại đây nhiều đại biểu cho ý kiến về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng điều hoà. Theo tờ trình dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc...

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam dịp Tết 2025. Theo đó, giai đoạn từ 13-1-2025 đến 12-2-2025 (tức 14 tháng chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng giêng năm Ất Tỵ), Vietnam Airlines Group sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội...

Giữ nhịp tăng trưởng xuất khẩu dệt may

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tổng cầu giảm mạnh, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp. Mặc dù hiện nay lượng đơn hàng tương đối dồi dào, nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt, nhất là về nguồn...

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao. Ngày 21/11, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao”. Báo cáo đã đưa ra lộ...

Hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Sáng 22/11, tại TP Hạ Long, Sở Công Thương Quảng Ninh chủ trì phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol và Công ty Than Hòn Gai – TKV tổ chức hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng Ô-Dôn và kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tham dự hội nghị có 120 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ đại diện cho 55 đơn...

Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết

Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ...

Rau quả xuất khẩu hơn 6,6 tỷ USD trong 11 tháng

Đà tăng trưởng tốt, xuất khẩu rau quả có thể đạt 6,6 tỷ USD trong 11 tháng, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này được Hiệp hội Rau quả Việt Nam tính toán dựa trên dữ liệu từ hải quan. Trung Quốc vẫn là thị trường mua rau quả Việt nhiều nhất, gần 4,1 tỷ USD trong 10 tháng. Mức này tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 66,5% tổng kim ngạch xuất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất