Powered by Techcity

Dấu ấn từ tái cơ cấu của TKV

Ngày 10/10/1994, Tổng công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam – TKV) thành lập. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn phát triển mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, từ khi thành lập đến nay, Tập đoàn đã trải qua nhiều lần tái cơ cấu sắp xếp lại bộ máy, lao động tinh gọn, hợp lý, góp phần nâng cao năng suất lao động, xây dựng TKV phát triển bền vững.

Khai trường sản xuất Công ty CP Than Cao Sơn.

Những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ trước, trước yêu cầu thống nhất quản lý hoạt động khai thác than, tránh thất thoát tài nguyên của đất nước, huy động sức mạnh tổng hợp để đáp ứng nhu cầu than cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước, ngày 10/10/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 563/QĐ-TTg thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam.

Ngày 8/8/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 198/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 199/2005/QĐ-TTg tổ chức lại Tổng Công ty Than Việt Nam và các đơn vị thành viên thành Tập đoàn Than Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Đây là Tập đoàn kinh tế Nhà nước đầu tiên được thành lập. Ngày 26/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam trên cơ sở Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam gia nhập Tập đoàn (khi đó là tổng công ty trực thuộc Bộ Công nghiệp).

Từ khi thành lập đến nay, TKV đã trải qua 3 giai đoạn lớn. Giai đoạn 1994 – 2005, giai đoạn hình thành và phát triển trong mô hình Tổng công ty 91. Giai đoạn từ 2005 – 2013, giai đoạn phát triển trong mô hình Tập đoàn kinh tế. Giai đoạn 2014 – 2024, TKV đẩy mạnh tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng bền vững. Nhiều đơn vị của TKV đã tiến hành hợp nhất, sắp xếp lại bộ máy, lao động phù hợp.

Điển hình tháng 8/2020, TKV là Tập đoàn kinh tế Nhà nước đầu tiên tiến hành hợp nhất hai công ty cổ phần là Công ty CP Than Cao Sơn và Công ty CP Than Tây Nam Đá Mài, thành Công ty CP Than Cao Sơn – TKV. Sau khi hợp nhất đến nay, Công ty CP Than Cao Sơn – TKV trở thành đơn vị khai thác lộ thiên có quy mô sản xuất, sản lượng khai thác cao nhất Tập đoàn.

Giai đoạn hiện nay, Than Cao Sơn đẩy mạnh tái cấu trúc nội bộ, sắp xếp bộ máy phòng ban, phân xưởng, công trường theo hướng ngày càng tinh gọn, hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống, việc làm cho người lao động.

Ông Phạm Quốc Việt, Giám đốc Công ty CP Than Cao Sơn, cho biết: Sau hơn 4 năm hợp nhất, Công ty đã thực hiện xong công tác tái cơ cấu theo mô hình mẫu tập đoàn gồm 13 phòng, ban, 16 công trường, phân xưởng. Đến nay, Công ty đã ổn định sản xuất, kinh doanh, cải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất cho người lao động. Điều này thể hiện sự đúng đắn về chủ trương tái cơ cấu các đơn vị trong Tập đoàn. Thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục củng cố đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư máy móc tiên tiến, ứng dụng chuyển đổi số, phấn đấu trở thành mỏ xanh – mỏ sạch – mỏ ít người, có quy mô sản lượng khai thác than lớn trong Tập đoàn.

Ông Lưu Quốc Thọ, Phó Quản đốc Công trường Cơ khí cầu đường 1, Công ty CP Than Cao Sơn, chia sẻ: Trước đây, Công ty CP Than Cao Sơn duy trì 2 đơn vị Công trường Cơ khí cầu đường 1 và Công trường Cơ khí cầu đường 2. Ngày 1/8/2024, Công ty hợp nhất 2 đơn vị thành Công trường Cơ khí cầu đường 1. Sau 2 tháng hợp nhất đến thời điểm này, bộ máy hoạt động đơn vị đã ổn định. Các vị trí việc làm của người lao động được sắp xếp hợp lý, chuyên môn hóa cao phát huy hiệu quả nhân lực, máy móc thiết bị để đảm bảo sản xuất.

Cuối tháng 6/2024, TKV hợp nhất 2 mỏ lộ thiên, gồm: Công ty CP Than Cọc Sáu và Công ty CP Than Đèo Nai thành Công ty CP Than Đèo Nai – Cọc Sáu – TKV. Sau hơn 3 tháng hợp nhất, đến nay, Công ty CP Than Đèo Nai – Cọc Sáu – TKV còn 23 công trường, phân xưởng, 14 phòng ban (giảm 1 nửa so với trước khi hợp nhất). Trong năm 2024, Công ty phấn đấu khai thác và tiêu thụ 3,655 triệu tấn than nguyên khai. Tiền lương bình quân của người lao động phấn đấu đạt hơn 10,3 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh ổn định tổ chức bộ máy, Công ty tập trung quy hoạch các hạ tầng, thiết bị chung phục vụ sản xuất.

Công nhân Công ty CP Than Vàng Danh thể hiện quyết tâm thi đua sản xuất trước khi vào ca lao động.

Ông Đinh Thái Bình, Phó Giám đốc Công ty CP Than Đèo Nai – Cọc Sáu – TKV, cho biết: Hiện nay, đơn vị đang quy hoạch hạ tầng dùng chung như đường, khu sàng tuyển, nhà điều hành… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời, tập trung điều hành ổn định sản xuất đáp ứng than cho các hợp đồng đã ký. Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ giải pháp đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất, đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới, cơ giới hóa, tự động hóa trong các dây chuyền, ổn định, phát triển sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động.

Lộ trình phát triển của TKV xác định mục tiêu phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh, có cơ cấu hợp lý; tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh than, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp. Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, giai đoạn 2014-2024, TKV đẩy mạnh tái cơ cấu, tinh gọn tổ chức để tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính (than, điện, hóa chất và cơ khí). Đến nay, tất cả các đơn vị sản xuất than đã chuyển về hoạt động theo mô hình 1 cấp, không còn các xí nghiệp trực thuộc. Mô hình tổ chức các phòng, ban trong toàn Tập đoàn cũng được tiêu chuẩn hóa.

Trong 10 năm (từ 2014 – 2024), TKV đã giảm 20 đầu mối doanh nghiệp thuộc Tập đoàn. Tính đến thời điểm 1/1/2024, TKV chỉ còn 65 công ty con, đơn vị trực thuộc Tập đoàn. Do tái cơ cấu tổ chức, định biên lại lực lượng lao động, xử lý lao động dôi dư và áp dụng các giải pháp 3 hóa (Cơ giới hóa – Tự động hóa – Tin học hóa), số lao động toàn Tập đoàn đã giảm từ 121,99 ngàn người năm 2014 xuống còn 94,67 ngàn người vào đầu năm 2024.

Nhờ thực hiện tốt tái cơ cấu góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh, đáp ứng than cho nền kinh tế. Từ năm 1994 đến hết năm 2023, TKV đã khai thác hơn 850 triệu tấn, tiêu thụ gần 900 triệu tấn than. Hiện nay, trung bình mỗi năm TKV khai thác 37-42 triệu tấn than/năm.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngành Than vượt khó thành công

Những ngày này, trên các khai trường, công trường, phân xưởng, gương lò… của ngành Than, đâu đâu cũng thấy không khí thi đua sôi nổi, quyết tâm cao thực hiện thắng lợi Chiến dịch thi đua cao điểm 90 ngày đêm quý IV năm 2024, sản xuất thật nhiều than, đóng góp vào tăng trưởng của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cũng như của tỉnh Quảng Ninh. Chiến dịch thi đua cao điểm...

Khối kho vận TKV nỗ lực về đích sớm

Là những “mắt xích” quan trọng trong dây chuyền sản xuất - tiêu thụ than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), 2 doanh nghiệp chủ lực trong khối kho vận là Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả, Công ty Kho vận Đá Bạc đang nỗ lực để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024. Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh...

TKV: Bổ nhiệm tân Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn

Ông Nguyễn Văn Tuân, Giám đốc Công ty Than Mạo Khê - TKV vừa được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Ngày 11/12/2024, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Ngô Hoàng Ngân đã ký quyết định số 2386/QĐ- TKV về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân, Giám đốc Công ty Than Mạo Khê giữ chức vụ Phó...

Thợ mỏ lao động giỏi – Thu nhập cao

Vừa qua, tại chương trình “Vinh quang thợ mỏ 30 năm Sáng tạo - Năng suất - Thu nhập cao”, Tập đoàn và Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đã tuyên dương, khen thưởng trên 1.000 công nhân lao động xuất sắc, cán bộ quản lý giỏi trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Đặc biệt, số thợ mỏ có mức thu nhập trên 300 triệu đồng/năm ngày một đông đảo. Năm vừa qua,...

Dân vận khéo trong ngành Than

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các đơn vị ngành Than thuộc Đảng bộ Than Quảng Ninh đã triển khai và nhân rộng nhiều mô hình dân vận khéo phù hợp với từng đơn vị. Nhiều mô hình được vận dụng sáng tạo, góp phần giúp các đơn vị vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh. Năm 2024 Công ty CP Than Núi Béo đối mặt với không ít khó khăn như:...

Cùng tác giả

Doanh nghiệp Việt khai phá thị trường Halal

Các quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới như Indonesia, Malaysia, khu vực Nam Á, Pakistan, Bangladesh... sử dụng thực phẩm Halal đang có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam với số lượng lớn. Mở rộng thêm nhà máy, đa dạng sản phẩm nâng cao chất lượng, đầu tư công nghệ chế biến sâu để "chiều" người tiêu dùng... là cách mà các doanh nghiệp Việt đang thực hiện nhằm mở đường...

NSND Xuân Bắc, NSND Công Lý không đóng Táo Quân 2025

Theo nguồn tin của PV, nhóm sản xuất và diễn viên tham gia họp về Táo Quân 2025 cách đây vài ngày. Các nghệ sĩ cũng đang trong quá trình tập luyện. Sáng 26/12, fanpage của các chương trình giải trí VTV xác nhận thông tin có Táo Quân 2025. Chương trình lên sóng trước thời khắc chuyển giao giữa năm Giáp Thìn và Ất Tỵ. Tuy nhiên, NSND Công Lý và NSND Xuân Bắc sẽ không tham gia chương trình. Chương...

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Tăng trưởng kinh tế 2024 phục hồi ấn tượng với nhiều điểm sáng về sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu; đây sẽ là nền tảng để nền kinh tế bứt phá. Bức tranh kinh tế với gam màu sáng Bức tranh kinh tế của Việt Nam năm 2024 sắp khép lại với sự ghi nhận ở nhiều kết quả tích cực, cho thấy những biện pháp tháo gỡ về cơ chế chính sách của Chính phủ thời gian...

5 nhạc sĩ được yêu thích nhất 2024: Không thể vắng Tăng Duy Tân, Quang Hùng MasterD

Bùi Công Nam, Tăng Duy Tân, Quang Hùng MasterD... là những nhạc sĩ được yêu thích nhất năm 2024. Hứa Kim Tuyền Nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền có 1 năm hoạt động âm nhạc sôi nổi. Anh đứng sau nhiều sản phẩm âm nhạc gây chú ý như: album Mộngmee - Amee, album Anh bờ vai - Vương Bình, Anh chẳng thoát được đâu - Mỹ Mỹ... không chỉ vai trò sáng tác mà còn sản xuất âm nhạc. Điểm nhấn trong...

Khách Australia ồ ạt đến Việt Nam, lý do là gì?

Lượng khách Australia tại Việt Nam năm 2024 vượt mức trước dịch Covid-19. Các resort có sân golf ở miền Trung là nơi chứng kiến sự tăng trưởng rõ rệt nhất của dòng khách này. 189/226 là số quốc gia/vùng lãnh thổ mà du khách Australia có thể ghé thăm mà không cần xin thị thực.Đặc quyền du lịch này không chỉ củng cố sức mạnh hộ chiếu, mà còn mở ra cơ hội cho người dân xứ sở Kangaroo...

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt khai phá thị trường Halal

Các quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới như Indonesia, Malaysia, khu vực Nam Á, Pakistan, Bangladesh... sử dụng thực phẩm Halal đang có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam với số lượng lớn. Mở rộng thêm nhà máy, đa dạng sản phẩm nâng cao chất lượng, đầu tư công nghệ chế biến sâu để "chiều" người tiêu dùng... là cách mà các doanh nghiệp Việt đang thực hiện nhằm mở đường...

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Tăng trưởng kinh tế 2024 phục hồi ấn tượng với nhiều điểm sáng về sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu; đây sẽ là nền tảng để nền kinh tế bứt phá. Bức tranh kinh tế với gam màu sáng Bức tranh kinh tế của Việt Nam năm 2024 sắp khép lại với sự ghi nhận ở nhiều kết quả tích cực, cho thấy những biện pháp tháo gỡ về cơ chế chính sách của Chính phủ thời gian...

Đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng

Trang fibre2fashion.com (Ấn Độ) đánh giá kinh tế Việt Nam đang phát triển với những tín hiệu tích cực. Cuộc khảo sát của Hiệp hội Công nghiệp thời trang Mỹ cho thấy, Việt Nam ghi điểm cao hơn một số nước châu Á về sản xuất các sản phẩm có giá trị cao. Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tốt hơn vì đang dẫn đầu về khả năng sản xuất nhanh nhiều loại sản phẩm nhờ đầu tư vào...

Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt kỷ lục gần 18 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023; giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%. Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chia sẻ, cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã...

Gần triệu đồng một kg táo sữa Đài Loan

Táo sữa Đài Loan được các mối buôn nhập, bán gần một triệu đồng mỗi kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một trong loại táo xanh có giá đắt đỏ nhất hiện nay, nhưng vẫn thu hút người tiêu dùng nhờ vị ngọt đậm, giòn và thơm mùi sữa. Theo khảo sát, táo sữa Đài Loan đang bán tại các cửa hàng trái cây nhập khẩu cao cấp ở TP HCM với giá 850.000-995.000 đồng...

Hãng hàng không huy động 2.000 tỉ từ trái phiếu

Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) vừa công bố thông tin về kế hoạch chào bán 20.000 trái phiếu nhằm trang trải chi phí về xăng dầu, thanh toán đặt cọc tàu bay… Với mệnh giá mỗi trái phiếu là 100 triệu đồng, Vietjet sẽ thu về tổng giá trị phát hành từ đợt này là 2.000 tỉ đồng. Lượng trái phiếu nêu trên được chào bán trong một đợt, kỳ hạn 60 tháng kể từ ngày phát...

Trang tin kinh tế Mỹ: Kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi tích cực

Kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi trong tháng 11 năm nay, khi thặng dư thương mại tăng đáng kể đi đôi với tăng trưởng xuất nhập khẩu, trong khi đầu tư công cũng có xu hướng tăng. Trang tin chứng khoán, dữ liệu kinh tế, tài chính investing.com của Mỹ đánh giá kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi trong tháng 11 năm nay, khi thặng dư thương mại...

Rau quả Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đã và đang đứng trước cơ hội trở thành mặt hàng đạt 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu khi hàng loạt trái cây tiếp tục được mở cửa thị trường. Trái cây Việt sắp đón tin vui Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dự kiến vào năm 2025, trái chanh dây Việt Nam sẽ chính thức được cấp phép xuất khẩu sang thị...

Cẩm Phả – Vân Đồn – Cô Tô: Hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước về thuế, phí

Thông tin từ Chi cục Thuế Khu vực Cẩm Phả - Vân Đồn - Cô Tô, tính đến hết ngày 25/12, công tác thu ngân sách Chi cục thực hiện tại 3 địa phương đạt gần 1.202 tỷ đồng. Trong đó, các chỉ tiêu thu các khoản thuế, phí đều đã hoàn thành vượt số thu Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh phát động thi đua trong những ngày cuối năm. Năm 2024, Chi cục Thuế khu vực Cẩm Phả...

Hoạch định chiến lược phát triển bền vững cho Hạ Long

GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia: “Gia tăng các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long”. TP Hạ Long nên đặt không gian văn hóa Vịnh Hạ Long trong mối liên kết chuỗi và di sản liên vùng để tạo hiệu ứng, nhân tố kích hoạt cho sự gia tăng các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Để làm được...

Tin nổi bật

Tin mới nhất