Powered by Techcity

Đáp ứng hài hòa quy định từ các hiệp định thương mại

Báo cáo thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến lĩnh vực công thương, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 5/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, thương mại điện tử sẽ là một xu thế tất yếu và sẽ thay thế dần các chợ, các cửa hàng thương mại truyền thống.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giải trình làm rõ ý kiến Đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

An toàn thương mại điện tử

Theo Phó Thủ tướng, về mặt pháp luật, Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế đã có luật mẫu về vấn đề này. Việt Nam có thể chậm so với một số nước, nhưng chúng ta đã quan tâm khá toàn diện, có luật về bảo vệ người tiêu dùng, luật về giao dịch điện tử và các nghị định có liên quan. Đặc biệt, trong phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, Việt Nam đã xây dựng được dữ liệu về dân cư (Đề án 06), điều này rất thuận lợi để chúng ta giải quyết các vấn đề đặt ra với an toàn thương mại điện tử. Mặc dù đã có luật, nhưng việc cụ thể hóa các luật, tích hợp các chính sách là một nhiệm vụ cấp bách để đảm bảo an ninh, an toàn, bí mật dữ liệu cá nhân, cũng như phòng, chống hàng lậu, hàng giả, lừa đảo trên mạng.

Đồng tình với ý kiến các đại biểu Quốc hội là làm sao sớm thể chế hóa để có thể quản lý được các nền tảng mạng xã hội, Phó Thủ tướng cho rằng, nền tảng nào tham gia, có dịch vụ trên đất nước ta thì cần phải yêu cầu tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, nhưng cũng phải tính toán hài hòa với pháp luật quốc tế. Chúng ta cũng cần đưa ra những tiêu chí, điều kiện cụ thể liên quan đến an ninh mạng, dữ liệu, giao dịch, hợp đồng và định danh, chữ ký điện tử, tính pháp lý của các tài liệu điện tử.

“Chúng ta hoàn toàn có thể thông qua trí tuệ nhân tạo để quản lý tất cả các hoạt động trên môi trường số, trong đó có thể thực hiện được khâu quản lý định danh của những người tham gia như người bán, chợ hoặc các nền tảng để cung cấp cho thương mại điện tử. Thậm chí có thể tính toán nếu kết hợp dữ liệu cá nhân, hoàn toàn có thể xác định được thông tin của cá nhân. Những quy định về an ninh mạng là hết sức cần thiết, trong đó có vấn đề liên quan bảo vệ các thông tin về cá nhân”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu xây dựng một nền tảng cho Việt Nam để có thể tích hợp tất cả các hoạt động, từ vấn đề định danh, an ninh công nghệ cho đến việc thanh toán, hải quan, thành lập một logistics đồng bộ và kiểm soát thông qua các hệ thống này… Trên môi trường số, chúng ta có thể quản lý một cách thông minh hơn, thậm chí tốt hơn trên môi trường truyền thống.

Đáp ứng hài hòa quy định từ các hiệp định thương mại

Cho biết, Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định và sắp tới sẽ còn nhiều hơn nữa, song Phó Thủ tướng nhìn nhận, lợi ích mang lại cho các doanh nghiệp trong nước là chưa lớn. Trong khi đó, nhiều thị trường thương mại và nhiều doanh nghiệp FDI đã tranh thủ được các hiệp định này, nhất là liên quan đến lĩnh vực thuế… Việc triển khai luật hóa một cách nhanh chóng để đáp ứng hài hòa quy định từ các hiệp định thương mại là một yêu cầu bắt buộc.

Phó Thủ tướng chỉ ra rằng, một số vấn đề để giải quyết xung đột thương mại, trong đó có tranh chấp thương mại quốc tế, tranh chấp thương mại trong nước, giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, phá sản… thời gian qua, ngay cả doanh nghiệp trong nước cũng làm rất chậm và điều này là quan ngại rất lớn của quốc tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn kém hiểu biết, chưa có thông tin đầy đủ về môi trường pháp lý cũng như chính sách của các thị trường có hiệp định với chúng ta. Vấn đề đặt ra là phải hỗ trợ để các doanh nghiệp nắm bắt được, tuân thủ được các quy định, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa theo quy chuẩn thế giới.

Phó Thủ tướng đề nghị xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được sự thay đổi và đáp ứng kịp thời chính sách của các thị trường thương mại các nước. Đồng thời, chúng ta cũng phải dựng lên hàng rào thương mại kỹ thuật để bảo vệ các hàng hóa sản xuất trong nước, doanh nghiệp trong nước.

Nhấn mạnh đi liền với thu hút FDI là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước nhà phát triển, Phó Thủ tướng lưu ý phải đưa ra tiêu chí chặt chẽ hơn đối với doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp FDI phải đi vào các lĩnh vực mới, công nghệ mới nổi và phải cam kết nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào công nghiệp phụ trợ trong các hệ sinh thái, các lĩnh vực đầu tư như trung tâm năng lượng tái tạo, đường sắt cao tốc, công nghệ cao hoặc các lĩnh vực về năng lượng khác.

Nghiên cứu bổ sung quy định xác thực tài khoản người bán cá nhân

Phát biểu kết thúc phiên chất vấn với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực công thương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, công thương là lĩnh vực quan trọng, có tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của người dân, doanh nghiệp. Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi và trách nhiệm cao. Có 107 đại biểu đăng ký phát biểu và đã nhận được 40 lượt ý kiến phát biểu, trong đó có 34 ý kiến chất vấn, 6 ý kiến tranh luận. Bộ trưởng đã trả lời cơ bản đầy đủ các vấn đề các đại biểu Quốc hội nêu.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, thời gian qua, hoạt động của ngành Công Thương có nhiều đổi mới, hoạt động thương mại điện tử phát triển mạnh; chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hoàn thiện, nhất là trong hoạt động thương mại điện tử; nhiều vụ việc nổi cộm về bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mạng xã hội đã được phát hiện, xử lý nghiêm. Việc khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia ký kết đã góp phần quan trọng vào kết quả xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng cao. Công nghiệp hỗ trợ ngày càng phát triển, cung cấp nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước, tỷ lệ nội địa hóa được nâng cao trong nhiều ngành sản xuất.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thương mại điện tử, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng còn diễn biến phức tạp. Kim ngạch xuất khẩu chưa bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào một số thị trường lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, hiệu quả khai thác các ưu đãi từ các hiệp định FTA chưa như kỳ vọng. Tỷ lệ cơ giới hóa ở một số khâu trong sản xuất nông nghiệp còn thấp; hiệu quả triển khai các chính sách ưu đãi trong ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí còn hạn chế.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, các bộ có liên quan tiếp tục hoàn thiện pháp luật liên quan đến thương mại điện tử và bảo vệ người tiêu dùng. Nghiên cứu bổ sung quy định xác thực tài khoản người bán cá nhân và cung cấp thông tin trên các ứng dụng thương mại điện tử; thực hiện phân cấp, phân quyền trong việc quản lý, giám sát và giải quyết tranh chấp trực tuyến trong hoạt động thương mại điện tử. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tuyên truyền để người tiêu dùng nghiên cứu kỹ thông tin sản phẩm, người bán hàng trong giao dịch trên mạng. Chủ động rà soát và yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương để khai thác thông tin, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử.

Bộ Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng, đa dạng hóa thị trường quốc tế gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc về sản xuất, vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa. Nâng cao năng lực cơ quan đại diện thương mại, thường xuyên cập nhật về quy định, chính sách của các thị trường ngoài nước, kịp thời thông tin, khuyến nghị đối với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu.

Trong năm 2024, ban hành bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện hiệp định thương mại tự do FTA tại các địa phương. Tăng cường cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ hội tham gia vào Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý Bộ nghiên cứu, xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm; Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2026 – 2035, tập trung phát triển các ngành điện tử thông minh, ô tô, cơ khí và tự động hóa, công nghệ cao, dệt may, da giày. Hoàn thiện chính sách thu hút tổ chức, cá nhân đầu tư, tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, chế biến nông, lâm sản. Có giải pháp phát triển nguồn nhân lực, công tác nghiên cứu, thiết kế, chuyển giao công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số, nâng cao năng lực các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Phát triển các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án quy mô lớn tại Việt Nam, từng bước mở rộng ra thị trường nước ngoài để tận dụng các FTA đã ký kết; triển khai chính sách khuyến khích sử dụng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí trong nước.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bất cập trong quy định thuế VAT đối với ngành phân bón

Sau gần 10 năm thực hiện Luật số 71/2014/QH13 (Luật số 71) sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015) quy định phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) đã bộc lộ nhiều bất cập, khiến ngành phân bón gặp khó khăn, kìm hãm sự phát triển. Luật Thuế Giá...

Điều chỉnh thuế hài hòa, bình ổn đời sống kinh tế-xã hội

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá hướng đến mục tiêu hạn chế tiêu dùng là cần thiết. Tuy nhiên, nếu tăng thuế quá nhanh, vô hình trung lại kích thích thuốc lá lậu bùng phát, gây nhiều hệ lụy xấu cho nền kinh tế. Do đó, các chuyên gia kiến nghị Chính phủ cân nhắc mức tăng thuế thuốc lá một cách phù hợp, tránh...

Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Góp phần xây dựng một hệ thống tài chính minh bạch

Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 (gọi tắt là Luật Các tổ chức tín dụng 2024) có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/7 với một loạt các quy định, hướng dẫn đang tối ưu hóa hoạt động và quản lý trong lĩnh vực tài chính. Riêng khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8. Luật đi vào thực tiễn góp phần thúc đẩy hoạt động của...

Quy định về thực hiện bình ổn giá

Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giá. Trong đó, Nghị định quy định cụ thể về việc thực hiện bình ổn giá. Tổ chức thực hiện bình ổn giá theo khoản 1 Điều 20 của Luật Giá Nghị định quy định cụ thể việc tổ chức thực hiện bình ổn giá theo khoản 1 Điều 20 Luật Giá. Theo đó, Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực...

Quy định “dao có tính sát thương cao” cần phù hợp với thực tiễn cuộc sống

Đa số đại biểu tán thành việc bổ sung "dao có tính sát thương cao" vào nhóm vũ khí thô sơ, trường hợp sử dụng "dao có tính sát thương cao" vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật. Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, sáng 3/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu...

Cùng tác giả

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 23/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu...

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Ngày 23/12, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe báo cáo công tác chuẩn bị các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất và tinh...

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: mục tiêu, thách thức và cơ hội

Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong...

Cô Tô: Xây dựng bộ máy chính trị hoạt động hiệu quả

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, việc tinh gọn tổ chức bộ máy trên địa bàn huyện Cô Tô đạt nhiều kết quả tích cực. Đây là tiền đề để Cô Tô thực hiện tinh gọn bộ máy giai đoạn tiếp theo theo đúng tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục...

“3 gặp, 4 biết” trong tuyển quân ở Vân Đồn  

Huyện Vân Đồn triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2025 theo đúng quy trình, đề cao dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Huyện thực hiện tốt công tác thâm nhập “3 gặp, 4 biết” để từng bước hoàn thiện hồ sơ thanh niên trúng tuyển, đủ điều kiện nhập ngũ. Chúng tôi đi cùng đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) thị trấn Cái...

Sư đoàn 395 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Trong không khí phấn khởi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội QPTD, sáng 22/12, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập 26/12 (1974-2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Tới dự có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung...

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ”

Tối 21/12, thành phố Uông Bí tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật và tọa đàm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) với chủ đề “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ”. Chương trình tọa đàm gặp gỡ các khách mời là những nhân chứng lịch sử và đại diện lực lượng vũ trang thành phố Uông Bí với chủ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất