Powered by Techcity

Đào nương Đầm Hà – Báo Quảng Ninh điện tử

Tết về Đầm Hà trong tiết trời se lạnh đặc trưng của mùa xuân. Người dân hối hả, tấp nập trong các phiên chợ cuối năm, những hoạt động vui xuân đón Tết ở khắp các thôn, bản… Tất cả tạo nên một không khí đón Tết ấm cúng và sôi động. Trong không khí rộn ràng ấy, nghe văng vẳng điệu hát Nhà tơ mềm mại, da diết với những lời luyến láy, nhấn nhá thu hút lòng người. 

“Báu vật sống” của làn điệu Nhà tơ

Hát Nhà tơ – Hát, múa cửa đình ở huyện Đầm Hà gắn liền với tín ngưỡng, văn hóa, phong tục địa phương, là phần không thể thiếu trong lễ hội đình truyền thống hằng năm cùng nhiều sự kiện quan trọng khác của cộng đồng dân cư. Loại hình nghệ thuật dân gian này đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2015. Trong hát Nhà tơ – Hát, múa cửa đình, các nghệ nhân được xem như là “báu vật sống” để lưu giữ linh hồn của di sản. Nghệ nhân Đặng Thị Tự ở thôn Trại Giữa (xã Đầm Hà) là một trong những “báu vật” đó.

Sinh ra và lớn lên nơi vùng đất mặn mòi cửa biển, cụ Tự mang nét đặc trưng của người phụ nữ Đầm Hà với khuôn mặt tròn, hiền lành, phúc hậu. Những làn điệu Nhà tơ cuốn theo cụ từ khi còn là cô bé 9, 10 tuổi, cụ thường theo mẹ xem hát, múa trong lễ hội đình Đầm Hà. Bước sang tuổi 104, giọng hát không còn khỏe khoắn như trước, nhưng những làn điệu Nhà tơ vẫn được Nghệ nhân Đặng Thị Tự nhớ từng câu, từng chữ.

Cụ Đặng Thị Tự đón nhận danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân về Hát Nhà tơ năm 2019.
Cụ Đặng Thị Tự đón nhận danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân về hát Nhà tơ năm 2019.

Nguồn gốc làn điệu hát Nhà tơ nơi đây mà cụ Tự được các ông, bà xưa kể lại là có từ thời chống thực dân Pháp. Lúc bấy giờ, trong làng có người học được nghệ thuật và làn điệu hát Nhà tơ ở Vạn Ninh (Móng Cái), sau đó trở về dạy cho con, cháu của làng. Mẹ và thím của cụ Tự là lứa học trò học hát Nhà tơ từ thuở ban đầu ấy. Năm 14 tuổi, cụ Tự bắt đầu học hát từ mẹ và thím. Khi cụ 15 tuổi, mẹ cụ qua đời, nhưng niềm đam mê học hát Nhà tơ vẫn bừng cháy; cụ tiếp tục theo học từ người thím và các cô, các bá biết hát, biết múa trong làng.

Nghệ nhân Nhân dân Đặng Thị Tự (103 tuổi) là người có công tham gia bảo tồn văn hóa Hát nhà tơ - Hát, múa cửa đình tại địa phương. (Tiết mục Hát Nhà tơ tại Lễ đón nhận huyện Đầm Hà đạt chuẩn NTM nâng cao, tháng 2-2024). Ảnh: Văn Bá
Nghệ nhân Nhân dân Đặng Thị Tự tham gia tiết mục hát Nhà tơ tại Lễ đón nhận huyện Đầm Hà đạt chuẩn NTM nâng cao vào tháng 2/2024. Ảnh: Văn Bá

Cụ Đặng Thị Tự và những người có niềm đam mê học hát Nhà tơ thời bấy giờ đều không biết chữ; bởi vậy từng lời ca được tiếp thu, ghi nhớ qua truyền miệng. Với năng khiếu của mình, cụ Tự là học trò ưu tú thuộc được cả những bài hát Nhà tơ rất dài, như bài “Phú Lưu Bình”, bài trong điệu giọng thập nhị tứ hiếu…

Cụ Tự có chất giọng khá đặc biệt, vừa vang vọng, khỏe khoắn, vừa mặn mòi, mềm mại, mượt mà… Bởi vậy, dù điệu hát Nhà tơ có đến 9 điệu: Giọng vọng, giọng thét nhạc, giọng thả, giọng huỳnh, giọng giai, giọng phú, giọng xà lam (ca trù), giọng hãm và giọng thập nhị tứ hiếu; nhưng làn điệu nào qua giọng hát của cụ cũng trở nên thắm đượm, lôi cuốn người nghe mãi không thôi.

Nghệ nhân Nhân dân Đặng Thị Tự với khuôn mặt tròn, phúc hậu mang đậm chất người  phụ nữ vùng biển ở Đầm Hà
Nghệ nhân Nhân dân Đặng Thị Tự với khuôn mặt tròn, phúc hậu mang đậm chất người phụ nữ vùng biển ở Đầm Hà.

Theo cụ Tự, để hát được các làn điệu, đào hát không chỉ cần có chất giọng, mà khi hát phải nắm được nghệ thuật, biết ém hơi, nhả chữ, khi lên bổng, lúc xuống trầm, lúc lại ngân nga dìu dặt… Với năng khiếu của mình, năm 17 tuổi, cụ Tự đã được mời tham gia hát, múa ở rất nhiều hội đình làng ở các huyện miền Đông, như: Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái vào dịp đầu xuân. Đến bây giờ, có những thứ đã quên theo tuổi tác, nhưng 39 bài hát với gần 800 câu thuộc 9 giai điệu cổ của hát Nhà tơ vẫn được cụ Tự nhớ mãi. Những làn điệu, bài hát ấy được huyện Đầm Hà sưu tầm thành cuốn sách để các câu lạc bộ truyền dạy cho các thế hệ nhằm gìn giữ nét đẹp văn hóa đặc sắc nơi đây.

Hát Nhà tơ được coi là một biến thể, một trong số 46 làn điệu của ca trù Việt Nam. Tuy nhiên, khác với ca trù, hát Nhà tơ ngoài lời hát, còn rất coi trọng múa. Gần như khi trình diễn, tất cả các làn điệu hát đều có múa đi kèm. Bởi vậy trong hát Nhà tơ, đào nương chủ yếu là đứng hát. Cụ Đặng Thị Tự còn là người giúp bảo tồn được 4 điệu múa cổ: Múa Tế, múa Dâng hương, múa Đội đèn, múa Bông (còn gọi là múa Tống thần) trong lễ hội đình làng ở các huyện miền Đông trong tỉnh. Sự uyển chuyển của các điệu múa kết hợp với vai trò của trống cái, của xênh kết hợp với trống con và phách, đã tạo ra cái không khí tưng bừng của lễ hội.

Hát Nhà tơ có ý nghĩa trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh của người dân vùng biển khu vực miền Đông của Quảng Ninh nói chung, ở Đầm Hà nói riêng và thường được thực hiện trong các hội đình làng. Theo đó, nội dung các bài hát thường ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, tôn vinh những vị anh hùng, những người có công với nước, với làng, ca ngợi truyền thống hiếu thảo của người dân mặn mòi vùng biển…: “Công cha mẹ bằng trời, bằng bể/ Chữ báo ân thế dĩ nan thù…/ Cho con được thông minh trí tuệ/ Nửa một mai khôi khoa tiễn sĩ/ Vợ con đều phú quý hiển vinh/ Cho bõ công bác, mẹ dưỡng sinh/…

Đoàn Thanh niên xã Đầm Hà đưa các em thiếu nhi đến thăm Nghệ nhân Nhân dân Đặng Thị Tự. Ảnh: Đào Linh
Bà Lương Thị Tuyết – con gái cụ Tự cùng Đoàn Thanh niên xã Đầm Hà đưa học sinh trong CLB hát Nhà tơ đến thăm, nghe cụ Đặng Thị Tự kể về nguồn gốc hát Nhà tơ ở xã. Ảnh: Đào Linh

Hát Nhà tơ ở Đầm Hà cũng trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nhất là từ năm 1963, khi đình Đầm Hà và nhiều ngôi đình khác ở khu vực miền Đông của tỉnh bị dỡ bỏ, hội đình không còn được tổ chức, hát Nhà tơ cũng theo thời gian mai một dần…

Tuy nhiên, từ khi “thấm” lời ca trong hát Nhà tơ, mong muốn của cụ Tự chính là truyền lại các điệu hát, điệu múa cho con cháu để gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này. Bởi vậy mà lúc rảnh rỗi, cụ vẫn hát cho con, cho cháu nghe, dạy con gái các làn điệu. Cụ Tự có ba người con gái, may mắn con gái út của cụ là bà Lương Thị Tuyết cũng có niềm đam mê giống mẹ. Bà Tuyết năm nay đã 61 tuổi. Bà cũng học hát từ mẹ khi mới 14 tuổi. Bà kể: “Mẹ tôi thường thủ thỉ với con gái, chỉ sợ tuổi ngày càng cao, những cụ biết hát trong làng cũng đã dần mất đi, những điệu hát Nhà tơ không còn ai biết tới thì quá đáng tiếc. Giai đoạn 1963-2007, khi trên địa bàn không còn tổ chức các hội đình làng, mẹ vẫn thường xuyên nhắc tôi và các cháu ôn lại lời hát, điệu múa”.

Đình Đầm Hà- Nơi gắn với Hát Nhà tơ-  Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đình Đầm Hà – Nơi gắn với hát Nhà tơ- Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

May mắn đến năm 2009, cùng với việc xây dựng lại đình Đầm Hà và phục dựng lại lễ hội đình Đầm Hà, các giá trị văn hóa có liên quan cũng được khôi phục, phát huy. Cụ Tự được mời đến các lớp dạy hát Nhà tơ – Hát múa cửa đình để truyền dạy cho hàng trăm học viên trong, ngoài huyện. Cũng trong năm ấy, cụ được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tặng Bằng công nhận danh hiệu Nghệ nhân Dân gian.

Múa dâng hương trong múa, hát nhà tơ tại lễ hội đình Tràng Y, xã Đại Bình (Đầm Hà).
Múa dâng hương trong múa, hát Nhà tơ tại Lễ hội đình Tràng Y, xã Đại Bình (Đầm Hà).

Đặc biệt, năm 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyết định công nhận hát Nhà tơ – Hát, múa cửa đình của Quảng Ninh là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, cụ Tự tích cực tham gia lưu giữ, truyền dạy các điệu hát, múa này. Năm 2015, cụ được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Và năm 2019, cụ là người Quảng Ninh đầu tiên được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân.

Giờ đây tuổi đã cao, cụ Tự không thể đi đây, đi đó như trước; tuy nhiên, tiếp nối truyền thống, con gái cụ là bà Lương Thị Tuyết và cháu gái của cụ – chị Lương Thị Khương tiếp tục tham gia các lớp dạy hát Nhà tơ – Hát, múa cửa đình cho thế hệ trẻ có niềm đam mê trên địa bàn. Hiện bà Lương Thị Tuyết là Chủ nhiệm CLB hát Nhà tơ của xã. Nói về điều này, bà Tuyết tâm sự: “Nhà nông, công việc đồng áng luôn bận rộn, nhưng nhớ đến sự tâm huyết của mẹ và của chính bản thân với mong muốn gìn giữ nét đẹp của di sản văn hóa phi vật thể này, nên tôi vẫn tham gia CLB hát Nhà tơ của xã và tham gia dạy hát cho các CLB hát Nhà tơ của học sinh trên địa bàn”.

Dòng chảy bền bỉ ở vùng Đông Bắc

Theo danh sách kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, hát Nhà tơ – Hát, múa cửa đình là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, phân bố ở TP Móng Cái, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà và huyện Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh. Hát Nhà tơ – Hát, múa cửa đình ở Quảng Ninh đã tồn tại trong dân gian từ thế kỷ thứ XIII trên một không gian rộng và lưu truyền từ đời này qua đời khác ở vùng ven biển Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh. Các điệu hát, múa được hình thành và gắn liền với dòng chảy của văn hoá lịch sử và văn hoá tâm linh, thể hiện ở việc hát Nhà tơ – Hát, múa cửa đình thường gắn với các đình làng như: Ở Móng Cái gắn với đình Trà Cổ, đình làng Bầu, đình Vạn Ninh ở Đầm Hà gắn với đình Đầm Hà, đình Tràng Y (đình Áo Dài); ở Vân Đồn có đình Quan Lạn, đình Hà Vực; ở Hải Hà có đình My Sơn.

Khác với ca trù, ở Quảng Ninh, không gian trình diễn hát Nhà tơ – Hát, múa ở cửa đình rộng, nhiều người cùng hát, múa; người hát, người đánh đàn đáy, gõ trống chầu đều đứng hoặc ngồi để hát; người gõ phách có thể là người hát hoặc không phải là người hát; trang phục đều mặc trang phục truyền thống áo dài màu nâu; trước khi hát có 3 bài múa, tốp múa có từ 6 đến 8 người, có khi tới 10 đến 12 người; riêng múa dâng hương có 2 bài, múa đón thần về đình làng (rước thần), múa dâng hương trước sau đó là múa dâng hoa mừng thần, múa đèn tiễn thần, cả tốp múa đều hát.
Diễn trình của Hát Nhà tơ thường theo trình tự: Giáo trống, Giáo hương, Dâng hương, Hát giai, Đọc phú, Ngâm thơ, Thổng, Dồn, Gửi thư, Hát múa Đại thạch hay Đại thực, Hát múa bỏ bộ, Hát múa bài bông, Tấu nhạc và múa tứ linh.

Không gian hát Nhà tơ thường diễn ra tại các đình làng trong ngày hội đầu xuân. Đây là một loại hình nghệ thuật diễn xướng trước thần thánh, trước các vị anh hùng dân tộc nên biểu diễn hát Nhà tơ – Hát, múa cửa đình mang tính kỷ luật cao. Các đào hát không chỉ hát hay, múa dẻo mà còn phải biết kết hợp nhuần nhuyễn với các loại nhạc cụ. Những câu hát chúc thần như lời chào của người hát với thần linh sẽ bắt đầu buổi trình diễn; sau đó, các đào hát sẽ hát những bài hát hay câu hát có nội dung ca ngợi lòng trung của bề tôi với vua, răn dạy về đạo đức, khuyên bảo con cái về đạo hiếu, về tình làng nghĩa xóm…:

Ngồi nghe một tiếng tỳ ai/ Tiếng khoan, tiếng nhặt đêm đông trường/Gió lọt mùi nhang, đức thánh quan mở tiệc vinh vang/…./ Mừng vua muôn tuổi ngự muôn dân/…

Hay: “Thiếp thời giữ chân giày, tay dệt/Chàng thì ôn kinh thánh tiên hiền/Sang canh năm xin đỗ tay quyền/miền Đông Bắc nhà, thôn gióng giả/…

Xã Đầm Hà ra mắt Câu lạc bộ Hát Nhà tơ trong trường học  vào tháng 3/2024. Ảnh: Hoài Minh
Xã Đầm Hà ra mắt Câu lạc bộ hát Nhà tơ trong trường học vào tháng 3/2024. Ảnh: Hoài Minh

Trước đây, các lớp học hát Nhà tơ ở huyện Đầm Hà chủ yếu là người lớn tuổi. Nhưng nay, niềm đam mê gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này được lan truyền, thu hút thế hệ trẻ. Bí thư Đoàn thanh niên xã Đầm Hà Đặng Minh Hải cho biết: Từ tháng 3/2024, Đoàn Thanh niên xã Đầm Hà ra mắt 2 CLB “Hát Nhà tơ trong trường học” tại Trường Tiểu học xã Đầm Hà và Trường THCS xã Đầm Hà với tổng số 50 học sinh tham gia. Các thành viên CLB duy trì lịch sinh hoạt, luyện tập hát Nhà tơ mỗi tháng 2 buổi vào chiều thứ năm, và người dạy hát chính là các cô, các bà trong CLB hát Nhà tơ của xã, trong đó có bà Lương Thị Tuyết và bà Lương Thị Khương.

Dù mới đi vào hoạt động, song CLB đã tạo được sự hứng thú, say mê cho các thành viên tham gia. Cô bé Lê Thị Hoài, thôn Trại Khe, học sinh lớp 6A, Trường THCS xã Đầm Hà – một trong những học viên có chất giọng tốt, tâm sự: “Cháu hay theo ông bà, bố mẹ đi xem hát Nhà tơ mỗi khi huyện tổ chức Lễ hội đình Đầm Hà. Nghe các cụ, các bà hát những làn điệu, lời ca, cháu rất thích và quyết tâm theo học. Bố mẹ cháu cũng ủng hộ cháu”.

Bà Lương Thị Tuyết kế thừa nghệ thuật hát, múa Nhà tơ từ cụ Đặng Thị Tự và truyền lại cho các học sinh CLB Hát Nhà tơ Trường THCS xã Đầm Hà.
Bà Lương Thị Tuyết kế thừa nghệ thuật hát, múa Nhà tơ từ cụ Đặng Thị Tự và truyền lại cho các học sinh CLB hát Nhà tơ Trường THCS xã Đầm Hà.

Với chất giọng khá đặc biệt, kéo dài phần cuối của người dân ven biển ở Đầm Hà kể cả với các bà, các bá, các cô hay những em học sinh nơi đây khiến điệu hát Nhà tơ càng thêm thấm đẫm. Để truyền lửa đam mê cho các bạn trẻ, Đoàn Thanh niên xã còn thường xuyên tổ chức cho các CLB này đến thăm Nghệ nhân Nhân dân Đặng Thị Tự để nghe cụ kể về nguồn gốc hát Nhà tơ ở Đầm Hà, để được nghe chất giọng thấm đượm, mượt mà, lôi cuốn của cụ khi thể hiện các bài hát; từ đó bồi đắp tình yêu dành cho điệu hát truyền thống đặc trưng này.

thành lập CLB hát nhà tơ, hát – múa cửa đình thị trấn Đầm Hà nhằm góp phần giữ gìn và bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho thế hệ mai sau. Ảnh: Quốc Nghị (CTV)
Thị trấn Đầm Hà thành lập CLB hát Nhà tơ – Hát, múa cửa đình nhằm góp phần giữ gìn và bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho thế hệ mai sau. Ảnh: Quốc Nghị (CTV)

Từ khi thành lập đến nay, các thành viên CLB hát Nhà tơ trong trường học ở xã Đầm Hà còn được tham gia biểu diễn cho một số chương trình của huyện, hay chương trình văn nghệ ở phố đi bộ của huyện; tham gia giao lưu giữa các CLB hát Nhà tơ trên địa bàn huyện. Đoàn Thanh niên xã cũng tích cực huy động các nguồn xã hội hóa, tìm kiếm nguồn kinh phí để hoạt động của các CLB đi vào nền nếp và phần nào đảm bảo chế độ cho các nghệ nhân trong quá trình truyền dạy nghệ thuật dân gian cho lớp trẻ.

Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Nhà tơ đã tồn tại hàng trăm năm, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của cư dân các làng xã ven biển, hải đảo của Quảng Ninh. Việc các đào nương tích cực truyền dạy lại cho lớp trẻ nghệ thuật hát Nhà tơ, góp công không nhỏ trong việc bảo tồn, phát huy di sản hát cửa đình ở Đầm Hà nói riêng, ở Quảng Ninh nói chung; từ đó giúp cho hát Nhà tơ thể hiện được hết nét văn hóa độc đáo của người dân ven biển trên địa bàn; để mỗi độ Tết đến xuân về, người dân lại được sống trong không khí rộn ràng của những làn điệu, câu hát mượt mà ấy.



Nguồn

Cùng chủ đề

Những học sinh đam mê hát nhà tơ

CLB Hát nhà tơ trong trường học được Đoàn Thanh niên xã Đầm Hà (huyện Đầm Hà) phối hợp thành lập từ tháng 4/2024. Tham gia nhiều hoạt động sôi nổi trong suốt 1 năm cùng với CLB, các học sinh càng thêm hiểu, say mê với nét đẹp văn hóa truyền thống địa phương. Hát nhà tơ - hát, múa cửa đình là nét văn hóa truyền thống, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của...

Nối mạch ngầm điệu hát nhà tơ – hát, múa cửa đình Vạn Ninh

Mặc dù trải qua biết bao biến động thăng trầm của lịch sử, xã hội nhưng hát nhà tơ - hát, múa cửa đình xã Vạn Ninh, TP Móng Cái vẫn duy trì, phát triển trong dòng chảy lịch sử và văn hóa, qua đó góp phần giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho thế hệ mai sau. Truyền nhân của câu hát nhà tơ Nghệ nhân Lê Thị Lộc ở thôn...

Đầm Hà ra mắt CLB hát nhà tơ, hát-múa cửa đình

Tối 28/9, UBND thị trấn Đầm Hà tổ chức công bố quyết định thành lập và ra mắt CLB hát nhà tơ, hát-múa cửa đình. Đây là loại hình nghệ thuật đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và hiện nay vẫn được bảo tồn với những nét độc đáo và đặc sắc riêng có tại các lễ hội đình trên địa bàn huyện Đầm Hà. Tại buổi lễ, UBND thị trấn...

Đầm Hà: Bảo tồn văn hóa Hát Nhà tơ

Hát nhà tơ - Hát, múa cửa đình đã tồn tại hàng nghìn năm, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của cư dân các làng xã ven biển, hải đảo Quảng Ninh. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà bị mai một dần. Năm 2009, cùng với việc phục dựng lại lễ hội đình Đầm Hà, điệu hát nhà tơ được sưu tầm, hát trở lại. Tháng 6/2011, tỉnh quyết định giao cho Hội Văn nghệ...

Truyền dạy điệu hát Nhà tơ cho lớp trẻ

Thực hiện chủ đề công tác năm 2024 của tỉnh Quảng Ninh về “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”, vừa qua xã Đầm Hà (huyện Đầm Hà) đã mở các lớp hát nhà tơ (hát cửa đình) trong trường học với mục đích bồi đắp tình yêu và trao truyền cho thế hệ trẻ nghệ thuật trình diễn dân gian hàng nghìn năm tuổi, di sản...

Cùng tác giả

Bế mạc chương trình Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 24 năm 2025

Tối 17/4, tại TP Hạ Long, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức lễ bế mạc chương trình Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 24 năm 2025. Tới dự có đồng chí Nguyễn Tường Lâm, Bí thư BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; về phía tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Vũ Quyết Tiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy;...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 kết quả đồng thuận mà Hội nghị P4G đã đạt được

Theo Thủ tướng, tổng hòa của 5 đồng thuận cho thấy sự đồng thuận về tư duy, nhận thức, chia sẻ trách nhiệm chung, đoàn kết, đề cao hợp tác đa phương để cùng hành động và cùng chiến thắng. Chiều 17/4, sau bốn ngày làm việc (từ 14-17/4), với hơn 20 phiên thảo luận sâu sắc và thực chất, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ...

Làm tốt phong trào thi đua, khen thưởng, tạo động lực, khí thế phát triển đất nước

Chiều 17/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương chủ trì Phiên họp lần thứ 11 nhiệm kỳ 2021-2026 của Hội đồng. Cùng dự có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng; Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thúc đẩy mạnh mẽ thương mại song phương Việt Nam-Pháp

Tổng Bí thư cho rằng Việt Nam và Pháp cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì và củng cố hệ thống thương mại đa phương, thúc đẩy mạnh mẽ thương mại song phương và mở cửa hơn nữa thị trường. Chiều 17/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet.Tổng Bí thư đánh giá cao tình cảm và những đóng góp của...

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền sang quản lý thị trường

Cục Quản lý Dược đã chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền tới Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đề nghị xử lý theo quy định pháp luật.Ngày 17/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã chuyển đơn tố cáo liên quan đến Chu Thanh Huyền, người nổi tiếng trên mạng xã hội, tới Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội để xem xét và xử lý theo thẩm quyền.Theo nội dung đơn...

Cùng chuyên mục

Hieuthuhai làm hồi sinh một cái tên

Từ cơn sốt "Nước mắt cá sấu" của Hieuthuhai, một loạt ca sĩ thế hệ trước của Vpop được nhắc tên trở lại. Trong đó, Lương Bằng Quang gây chú ý hơn cả.Sau hơn 2 tuần, MV Nước mắt cá sấu của Hieuthuhai vẫn dẫn đầu danh sách âm nhạc thịnh hành trên YouTube. Từ những ngày đầu ra mắt, MV của Hieuthuhai vấp nhiều ý kiến trái chiều vì màu nhạc cũ kỹ. Nhưng từ quan niệm cũ...

Một rapper Việt làm điều điên rồ

Tung một bản nhạc ngẫu hứng chỉ gần 2 phút nhưng vẫn gây khuynh đảo "top trending", MCK một lần nữa chứng minh phẩm chất hiếm có so với phần còn lại ở rap Việt.MCK tung bản nhạc Tháp drill tự do vào tối 13/4. Đây là sản phẩm MCK remake từ ca khúc gốc Tháp rơi tự do của LBI Lợi bỉ. Cựu thí sinh Rap Việt ra nhạc bất ngờ, không truyền thông nhưng vẫn thu hút...

Người dám đấu với Lý Hải

Gần hai tuần trước khi cuộc đấu phim lễ 30/4-1/5 chính thức diễn ra, Lý Hải và Victor Vũ đã bắt đầu tung ra những quân bài đầu tiên.Mùa phim lễ 30/4 - 1/5 năm nay trở nên khốc liệt chưa từng thấy khi hai đạo diễn sừng sỏ của thị trường điện ảnh Việt là Lý Hải và Victor Vũ lần đầu tiên đụng độ. Trong khi Lý Hải là đạo diễn nghìn tỷ đồng sau 7 phần...

Doãn Quốc Đam xin lỗi vì quảng cáo sữa giả

Cư dân mạng phát hiện diễn viên Doãn Quốc Đam xuất hiện trong quảng cáo cho sữa Cilonmum - sản phẩm thuộc đường dây sản xuất, kinh doanh sữa bột giả quy mô khủng vừa bị cơ quan chức năng phối hợp điều tra, triệt phá. Tối 16/4, nam diễn viên đăng bài xin lỗi, giải thích về vụ việc.Ồn ào liên quan đến nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm kém chất lượng đang thu hút sự chú ý...

Tranh cãi vai Út Khờ và cảnh nóng trong ‘Địa đạo’

Chi tiết Út Khờ bị cướp mất trinh tiết vấp phản ứng từ một bộ phận người xem. Họ nghi ngại nó có thể làm hoen ố hình ảnh đẹp của người du kích.Gặt hái 120 tỷ đồng chỉ sau chưa đầy 2 tuần chiếu, Địa đạo tạo nên cơn địa chấn ngoài phòng vé Việt những ngày qua. Với thành tích đầy ấn tượng, bộ phim của Bùi Thạc Chuyên trở thành một “kỳ tích” với dòng phim...

Quyền Linh, Thùy Tiên khiến phim Chốt đơn điêu đứng

Ồn ào của Quyền Linh, Thùy Tiên khiến khán giả đặt câu hỏi về số phận của bộ phim "Chốt đơn" - dự án có 2 ngôi sao này đóng chính. Những ngày qua, khán giả xôn xao trước thông tin phía chương trình "Mái ấm gia đình Việt" dừng hợp tác với MC Quyền Linh, đang nhờ tư vấn pháp lý, tập hợp chứng cứ liên quan để tiến hành khởi kiện nam MCChương trình "Mái ấm gia đình...

Đề xuất công bố danh sách nghệ sĩ vi phạm quảng cáo

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - cho rằng nghệ sĩ không vô can khi tham gia các quảng cáo sai sự thật. Một khi sản phẩm đó có sai phạm, nghệ sĩ không thể chối bỏ trách nhiệm dù chỉ "đọc kịch bản".Nghệ sĩ không vô canNhìn nhận về những trường hợp nghệ sĩ tham gia quảng cáo sai phạm nhan nhản trên mạng xã hội...

Lý Hải đốt nguyên rừng dừa

Trở lại cuộc đua điện ảnh dịp 30/4-1/5, Lý Hải chọn đề tài tôn vinh các anh hùng dân tộc. Nam đạo diễn cho biết phim có đại cảnh nổ bom, thực hiện trong rừng dừa nguy hiểm.Lý Hải trở lại cuộc đua phim Việt dịp 30/4-1/5 vớiLật mặt 8: Vòng tay nắng. Sau bộ phim đề tài gia đình, đạo diễn gửi đến khán giả tác phẩm tôn lên tinh thần dân tộc, nhân dịp cả nước hướng...

Đan Trường, Mỹ Tâm bức xúc vì ‘hình ảnh bị sử dụng quảng cáo sữa’

Ca sĩ Đan Trường, Mỹ Tâm cho biết không tham gia quảng cáo một nhãn sữa hạt nhưng bị đơn vị này dùng hình ảnh trái phép. Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền thông tin, hình ảnh hai ca sĩ quảng bá một loại sữa hạt chức năng chữa bệnh gout, gây chú ý với khán giả. Chiều 15/4, Đan Trường cho biết bất ngờ khi nhận thông tin. Không chỉ Đan Trường, ca sĩ Mỹ Tâm bức...

Phim có Khả Như không còn bán được vé

Sau 1 tháng chiếu, “Quỷ nhập tràng” thu gần 150 tỷ, trở thành phim kinh dị Việt ăn khách nhất. Những ngày gần đây, phim giảm nhiệt sâu, không bán được vé.Theo thống kê của đơn vị độc lập Box Office Vietnam, Quỷ nhập tràng đã kiếm được gần 150 tỷ đồng sau hơn 1 tháng công chiếu. Với thành tích này, Quỷ nhập tràng trở thành phim kinh dị Việt Nam ăn khách nhất, vượt qua Ma da...

Tin nổi bật

Tin mới nhất