Powered by Techcity

Dáng vóc trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển và logistics Quảng Yên

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TX Quảng Yên lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định xây dựng Quảng Yên trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển và logistics trong tương lai. Bởi vậy, Quảng Yên đã và đang nỗ lực triển khai các giải pháp căn cơ nhằm hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra.

Lợi thế nổi trội, riêng có

Là đô thị khu vực cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh, Quảng Yên có ưu thế về vị trí địa lý vừa có đường biển, vừa có đường bộ, đường hàng không tiếp giáp với sân bay Vân Đồn và sân bay Cát Bi (Hải Phòng). Thị xã nằm giữa 3 thành phố lớn (Hải Phòng, Uông Bí và Hạ Long) là một trong những cửa mở giao thương với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để phát triển hội nhập, giao lưu thương mại, du lịch. Đó là tiềm năng, lợi thế lớn để Quảng Yên trở thành “trạm trung chuyển quốc tế” và phát triển thành vùng kinh tế động lực ở Quảng Ninh nói riêng, vùng Bắc Bộ nói chung.

Đường nối đường tỉnh 331B với đường tỉnh 338 đưa vào sử dụng góp phần giảm tải cho các tuyến đường nội thị của Quảng Yên. Ảnh: Nguyễn Chiến

Thị xã có các tuyến giao thông quan trọng đi qua như trục đường Quốc lộ 18A, tuyến Biểu Nghi – Bến Rừng (đường tỉnh 331); tuyến cầu Chanh – Uông Bí (đường tỉnh 338), tuyến đường sắt Kép  – Bãi Cháy; tuyến đường biển hàng hải ven biển đi trong nước Bắc – Nam, gần các tuyến hàng hải quan trọng đi quốc tế từ cảng Hải Phòng và Quảng Ninh. Thị xã sở hữu ưu thế về đường thủy nhờ có nhiều cửa sông, cửa biển, trong đó một số lạch sâu và mặt bằng không gian rộng, thuận tiện cho việc xây dựng cảng nước sâu để tiếp nhận tàu cỡ lớn, bến bãi, kho hàng, các KCN và các hoạt động dịch vụ cảng, logistics.

Cùng với sự phát triển và đầu tư đồng bộ về kết cấu hạ tầng giao thông, hiện quỹ đất của Quảng Yên còn nhiều, là điều kiện cần thiết để thị xã quy hoạch phát triển các KCN, cảng biển và dịch vụ logistics. Thị xã đã phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh hoàn thành rà soát điều chỉnh Quy hoạch chung TX Quảng Yên đến năm 2040. Tổng diện tích đất phù hợp với quy hoạch dành để phát triển dịch vụ logistics là 4.940ha; ngoài ra còn có 1.766ha phía Bắc khu vực Đầm Nhà Mạc đang nghiên cứu bố trí khu vực hậu cần sau cảng và logistics.

Hiện thị xã đã và đang phối hợp với các ngành của tỉnh kêu gọi đầu tư các bến tổng hợp, chuyên dụng; ưu tiên phát triển khu dịch vụ hậu cần sau cảng và logistics tại khu vực Quảng Yên với quy mô khoảng 3.000-5.000ha. Đồng thời, thị xã đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn, nhất là các dự án phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển. Tiêu biểu như dự án phát triển tổ hợp cảng biển và KCN do Công ty CP KCN Bắc Tiền Phong làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 7.000 tỷ đồng; dự án đầu tư, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và cảng Nam Tiền Phong do công ty KCN Nam Tiền Phong làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2.700 tỷ đồng; dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, cảng tổng hợp và dịch vụ kho bãi Bạch Đằng của Công ty TNHH MTV Sửa chữa ô tô Hải Phòng…

Huy động tối đa mọi nguồn lực

Giữa năm 2020, TX Quảng Yên được Chính phủ phê duyệt, quy hoạch trở thành khu kinh tế ven biển. Từ “cú huých” lớn này, Quảng Yên được định hướng là trung tâm phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, dịch vụ và cảng biển của tỉnh và của vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ; là khu vực năng động phát triển về kinh tế biển, trọng tâm là cảng biển và dịch vụ cảng biển; khu công nghiệp hiện đại – khu đô thị thông minh và thân thiện với môi trường…

Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 định hướng phát triển đối với Quảng Yên: “Xây dựng khu kinh tế ven biển Quảng Yên là hạt nhân, động lực tăng trưởng mới tuyến phía Tây và của tỉnh, trở thành đô thị – công nghiệp – dịch vụ – cảng biển thông minh hiện đại”. Triển khai thực hiện Nghị quyết của tỉnh, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TX Quảng Yên lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định mục tiêu “Xây dựng Quảng Yên trở thành thành phố vào năm 2025; là trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển và logistics, đạt đô thị loại II trước năm 2030”.

Lãnh đạo TX Quảng Yên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân có diện tích thu hồi đất, giải phóng mặt bằng dự án KCN Sông Khoai (giai đoạn 2). Ảnh: Trung tâm TTVH TX Quảng Yên

Hiện thực hóa mục tiêu phát triển thị xã thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển và logistics, Quảng Yên đã tập trung huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển hạ tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển; ưu tiên nguồn vốn ngân sách cho các công trình trọng điểm, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối như dự án đường nối đường tỉnh 338 và 331, đường nút giao chợ Rộc đến nút giao Phong Hải, đường nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng (tại Km6+700) đến đường tỉnh 338 – Giai đoạn 1, đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều (đoạn từ nút giao Đầm Nhà Mạc đến đường tỉnh 338) – giai đoạn 1…

Thị xã đa dạng hóa hình thức đầu tư đối tác công – tư, thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách xây dựng hạ tầng cảng biển, dịch vụ cảng biển và các loại hình dịch vụ khác. Chủ động phối hợp với một số doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm về phát triển dịch vụ cảng biển để đề xuất địa điểm nghiên cứu lập quy hoạch, hoàn thiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư để đầu tư, kinh doanh như Tập đoàn Amata, Công ty CP Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, Nam Tiền Phong, Công ty TNHH MTV sửa chữa ô tô Hải Phòng… 6 tháng đầu năm 2023, thị xã đã phối hợp với các sở, ban ngành trong công tác xúc tiến đầu tư, thu hút được 29 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư đăng ký trên 1.500 triệu USD. Đến nay, trên địa bàn TX Quảng Yên đã thu hút được 64 dự án FDI.

Lãnh đạo Trung tâm Phát triển Quỹ đất TX Quảng Yên kiểm tra tiến độ xây dựng tại KCN trên địa bàn thị xã.

Đi đôi với đó, thị xã hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ chế để thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách vào phát triển các ngành có tiềm năng như dịch vụ logistics, hậu cần cảng biển, du lịch, thương mại… để nhanh chóng trở thành ngành kinh tế quan trọng. Thị xã ưu tiên phát triển hệ thống kho bãi, dịch vụ cảng phục vụ hoạt động trung chuyển hàng hóa qua địa bàn, cung ứng nguyên liệu, cất giữ sản phẩm của các KCN. Tạo điều kiện, khuyến khích việc đổi mới, mở rộng các loại hình dịch vụ vận tải, ưu tiên phát triển loại hình vận tải biển để đáp ứng nhu cầu chuyên chở xuất nhập khẩu hàng hoá.

Sẵn sàng cho vị thế mới

Với vóc dáng mới đang dần hình thành, Quảng Yên cũng đã và đang chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành khi các dự án cảng biển và dịch vụ cảng biển đi vào hoạt động. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch liên quan đến phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển tiếp tục được các cấp chính quyền thị xã đẩy mạnh thực hiện. Thị xã thực hiện phê duyệt đề cương dự toán 9 quy hoạch và thực hiện triển khai rất nhiều các nhiệm vụ quy hoạch trọng tâm khác làm cơ sở quan trọng để triển khai các dự án và thu hút đầu tư.

Công tác hỗ trợ xúc tiền đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng như hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp được quan tâm. Từ năm 2021 đến nay, thị xã đã thành lập mới được 345 doanh nghiệp, đạt 100% kế hoạch tỉnh giao hàng năm.

Công tác cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hàng năm được chú trọng. Thị xã thường xuyên tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn để trao đổi và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện công khai các quy hoạch đã phê duyệt, các thủ tục hành chính và cơ chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào thị xã nghiên cứu và đầu tư; tăng cường cải cách hành chính, đảm bảo thị xã luôn ở trong nhóm dẫn đầu về các chỉ số PAR Inder, PCT, SIPAS, PAPI, ICT, DGI… của các địa phương thuộc tỉnh.

Đặc biệt, thị xã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành khi các dự án cảng biển, dịch vụ cảng biển đi vào hoạt động. Giai đoạn 2019-2022, thị xã tổ chức 4 lớp đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, công chức, viên chức; phối hợp cử 5 cán bộ tham gia các lớp học tập, nghiên cứu ở nước ngoài như Trung Quốc, Singapore, Thụy Sĩ, Pháp… Ngoài ra, thị xã đã cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về hội nhập quốc tế; quản lý logistics trong bối cảnh toàn cầu hóa và thương mại quốc tế do các sở, ngành của tỉnh tổ chức…

Ông Trần Đức Thắng, Chủ tịch UBND TX Quảng Yên cho biết, việc khu kinh tế ven biển Quảng Yên được phê duyệt thành lập với các cơ chế, chính sách ưu đãi, cùng với hệ thống hạ tầng cảng biển đã và đang được hình thành sẽ là lợi thế cho Quảng Yên phát triển để trở thành khu kinh tế ven biển, hạt nhân mới thúc đẩy tăng trưởng tuyến phía Tây của tỉnh.

Để sớm xây dựng Quảng Yên trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển và logistics như mục tiêu đề ra, nhất là thu hút các dòng vốn FDI vào Quảng Yên mà trọng tâm là KCN Sông Khoai và Bắc Tiền Phong trong năm 2024 theo chỉ đạo của tỉnh, Quảng Yên còn nhiều nhiệm vụ cần phải tập trung triển khai thực hiện; nhất là tháo gỡ những khó khăn, hạn chế còn tồn tại. Nguyên nhân chủ yếu là do sự bất cập, không nhất quán giữa các Luật (Luật đầu tư công, Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật Đất đai…) dẫn đến thủ tục đầu tư mất nhiều thời gian. Các công trình giao thông kết nối trên địa bàn do các ban, ngành của tỉnh làm chủ đầu tư, thị xã chỉ phối hợp thực hiện công tác GPMB nên việc thi công, tiến độ hoàn thành bàn giao còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, nằm ngoài thẩm quyền của thị xã v.v.

“Thời gian tới, Quảng Yên đề nghị tỉnh chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chi tiết khu kinh tế ven biển Quảng Yên làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo; sớm hoàn tất các thủ tục triển khai các tuyến đường phục vụ dự án KCN Bạch Đằng. Cùng với đó, thị xã xây dựng phương án nạo vét tuyến luồng sông Chanh; tính toán đầu tư hạ tầng điện, nước nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài…” – Chủ tịch UBND TX Quảng Yên nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hấp dẫn Khu kinh tế ven biển Quảng Yên

Tháng 9/2020, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập KKT ven biển Quảng Yên với diện tích hơn 13.300ha. Đến nay KKT này phát triển mạnh mẽ, góp phần đưa Quảng Yên trở thành một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao nhất tỉnh. Trên đà phát triển ổn định cùng với nhiều thế mạnh, tiềm năng nổi trội được khơi thông, KKT ven biển Quảng Yên đang trở thành...

TX Quảng Yên: Đón vận hội mới với tầm nhìn phát triển đô thị thông minh

TX Quảng Yên - vùng đất giàu truyền thống lịch sử và tiềm năng đang bước vào giai đoạn phát triển quan trọng, lộ trình sẽ trở thành thành phố trong năm 2025. Với mục tiêu xây dựng mô hình đô thị thông minh, Quảng Yên đang dần khẳng định vị thế là trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển và logistics của tỉnh Quảng Ninh. Dấu ấn phát triển kinh tế - xã hội Triển khai thực hiện nhiệm...

TX Quảng Yên: Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho chủ tàu, thuyền

Trong 2 ngày 26-27/12, Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh thị xã Quảng Yên tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho chủ phương tiện tàu, thuyền; chủ hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn thị xã. 70 học viên sẽ được học tập, nghiên cứu các chuyên đề như: Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng,...

TX Quảng Yên chạy nước rút giải ngân vốn đầu tư công

Theo quy định, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 sẽ được thực hiện đến hết tháng 1/2025. Hiện TX Quảng Yên đang quyết liệt triển khai các giải pháp, nhằm hoàn thành chỉ tiêu giải ngân vốn đầu tư công trong năm theo kế hoạch. Những ngày đầu tháng 12 này, công trường xây dựng khu tái định cư phục vụ các dự án trên địa bàn TX Quảng Yên tại phường Phong Hải (giai đoạn 2) luôn...

TX Quảng Yên duy trì tăng trưởng 2 con số

Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt cơn bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại lớn cho sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân, song năm 2024, TX Quảng Yên đã thực hiện đạt và vượt 12/13 chỉ tiêu KT-XH. Việc hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024 sẽ góp phần giúp Quảng Yên thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại...

Cùng tác giả

Sản xuất công nghiệp tăng tốc ngay từ đầu năm

Với mục tiêu tăng trưởng GDP 2025 ít nhất 8%. Chính phủ, bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt vào cuộc. Đáng chú ý, khu vực sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh. Khí thế thi đua lao động, sản xuất Ngay từ tháng 1/2025, khí thế thi đua lao động, sản xuất đã sôi động với quyết tâm đưa sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp dệt may đã có...

Loạt ấn phẩm ra mắt dịp Tết Ất Tỵ

"Tết rắn may mắn", "Sách Tết Ất Tỵ" là các sáng tác dành cho độc giả mọi lứa tuổi, ra mắt dịp Tết năm nay. Sách Tết Ất Tỵ Tuyển tập thơ, ca, nhạc, họa về Tết gồm năm phần. Khúc dạo đầu của mùa xuân là những suy ngẫm, chiêm nghiệm trước thềm năm mới. Phần Văn có nhiều tác phẩm như Quà biển của Lê Minh Khuê - viết về tình cảm mới nhen nhóm giữa chàng lính biển...

Người bán trên sàn thương mại điện tử phải định danh

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương sửa đổi hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi chính sách để định danh người bán trên sàn thương mại điện tử qua VneID. Tại Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy...

Phim Việt đầu tiên có doanh thu vượt mốc trăm tỷ năm 2025

"Chị dâu" do Việt Hương, Hồng Đào đóng là phim điện ảnh Việt đầu tiên có doanh thu trăm tỷ của năm 2025. Theo số liệu thống kê mới nhất ngày 13/1 từ đơn vị độc lập Box Office Vietnam, bộ phim Chị dâu thu về hơn 4,5 tỷ đồng với 3.042 suất chiếu vào cuối tuần qua. Như vậy, kể từ khi khởi chiếu vào 20/12 đến nay, Chị dâu có doanh thu hơn 104,5 tỷ đồng, trở thành phim...

Giá vàng diễn biến lạ

Sáng nay (14/1), giá vàng vàng miếng SJC và vàng nhẫn ở thị trường nội địa tăng giảm trái chiều. Chênh lệch giữa giá vàng tại các doanh nghiệp kinh doanh vàng lên tới gần 1 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,8 - 86,8 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra. Đây là doanh nghiệp niêm yết giá vàng miếng cao nhất thị trường. Trong khi đó, giá vàng miếng...

Cùng chuyên mục

Sản xuất công nghiệp tăng tốc ngay từ đầu năm

Với mục tiêu tăng trưởng GDP 2025 ít nhất 8%. Chính phủ, bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt vào cuộc. Đáng chú ý, khu vực sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh. Khí thế thi đua lao động, sản xuất Ngay từ tháng 1/2025, khí thế thi đua lao động, sản xuất đã sôi động với quyết tâm đưa sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp dệt may đã có...

Người bán trên sàn thương mại điện tử phải định danh

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương sửa đổi hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi chính sách để định danh người bán trên sàn thương mại điện tử qua VneID. Tại Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy...

Giá vàng diễn biến lạ

Sáng nay (14/1), giá vàng vàng miếng SJC và vàng nhẫn ở thị trường nội địa tăng giảm trái chiều. Chênh lệch giữa giá vàng tại các doanh nghiệp kinh doanh vàng lên tới gần 1 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,8 - 86,8 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra. Đây là doanh nghiệp niêm yết giá vàng miếng cao nhất thị trường. Trong khi đó, giá vàng miếng...

Ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng và phát triển giống hoa tại Đông Triều

Chiều ngày 13/1, tại phường Bình Khê, Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương phối hợp với Phòng Kinh tế TP Đông Triều tổ chức hội nghị đánh giá và nhân rộng mô hình sản xuất hoa thương phẩm giống hoa lay ơn CF 21.09. Mô hình sản xuất hoa thương phẩm giống lay ơn CF 21.09 được Viện Nghiên cứu rau quả Trungương phối hợp với Phòng Kinh tế TP Đông Triều nghiên cứu và triển khai thực hiện...

Đặc quyền ở sang – sống sướng tại tâm điểm du lịch, thương mại sôi động bậc nhất Móng Cái

Sở hữu bộ sưu tập tiện ích có 1-0-2, Vinhomes Golden Avenue mang lại cho cư dân tinh hoa những đặc quyền sống đẳng cấp quốc tế; đồng thời kiến tạo nên một tâm điểm du lịch, thương mại sôi động hàng đầu thành phố biên mậu Móng Cái. Tiện ích chữa lành kiến tạo “tọa độ sống wellness” mới Sau đại dịch COVID-19, việc chuyển cư về những địa điểm có nhiều tiện ích nghỉ dưỡng để tận hưởng phong...

Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD, nhưng…

Với kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD, ngành thủy sản đã về đích ấn tượng trong bối cảnh nhiều khó khăn của năm 2024. Dù vậy, ngành hàng này vẫn đối mặt với nhiều thách thức, nhất là mục tiêu tăng trưởng hai con số theo chiến lược phát triển đến năm 2030. Kết quả ấn tượng Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2024 với nhiều khó khăn và thách thức từ...

Xuất khẩu rau quả: Đâu là rào cản trên đường đến đích 10 tỷ USD?

Việc rau quả Việt Nam liên tục bị cảnh báo khi xuất khẩu là rào cản chính khiến mục tiêu chinh phục mốc 10 tỷ USD trở nên trắc trở. Sầu riêng và nỗi lo liên tục bị cảnh báo Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được cảnh báo từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc liên quan đến lô hàng trái cây tươi (bao gồm sầu riêng và...

Xuất khẩu phân bón Việt Nam thu về hơn 700 triệu USD

Năm 2024, cả nước xuất khẩu gần 1,73 triệu tấn phân bón các loại, tương đương trên 709,91 triệu USD, tăng 11,7% về khối lượng và 9,4% về kim ngạch so cùng kỳ. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 1,73 triệu tấn phân bón các loại, tương đương trên 709,91 triệu USD, giá trung bình 411,1 USD/tấn, tăng 11,7% về khối lượng, tăng 9,4% về kim ngạch nhưng...

Thương hiệu SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng sáng đầu tuần, vàng nhẫn đi xuống

Vàng trong nước đồng loạt đi xuống phiên mở cửa sáng 13/1, trong đó thương hiệu SJC tại các doanh nghiệp trong nước giảm 200.000 đồng mỗi lượng, vàng nhẫn điều chỉnh từ 100.000-200.000 đồng/lượng. Hai thương hiệu vàng trong nước cùng quay đầu đi xuống phiên mở cửa sáng đầu tuần (13/1). Tại thời điểm 9 giờ, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và Công ty Doji cùng niêm yết giá vàng SJC từ 84,60-86,60 triệu đồng/lượng, giảm...

Kích thích tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng

Tiêu dùng trong nước đã phục hồi tích cực, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng 7,09% của nền kinh tế năm 2024. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, người dân vẫn tiếp tục xu hướng tiết kiệm chi tiêu. Với quyết tâm đưa nền kinh tế phục hồi và trở lại đà tăng trưởng cao, năm 2024 vừa qua, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ hướng mạnh vào phát triển thị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất