Powered by Techcity

Đặc sắc nghi lễ rước nước trong lễ hội Thái miếu nhà Trần

Lễ hội Thái miếu nhà Trần với nghi thức rước nước độc đáo, gợi lại nguồn gốc phát tích của nhà Trần gắn liền với cuộc sống mưu sinh trên sông nước.

Nghi thức lấy nước từ hồ Trại Lốc để rước về Thái Miếu.
Nghi thức lấy nước từ hồ Trại Lốc để rước về Thái Miếu.

Lễ hội diễn ra tại Thái miếu nhà Trần, một trong những di tích quan trọng nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều. Thái miếu là nơi thờ cúng tổ tiên của nhà Trần và 14 vị vua Trần. Chính vì thế, nơi đặt Thái miếu (thường là ở quê gốc của đức Thái tổ) vẫn được coi là kinh đô thứ hai nằm ở phía Đông của triều Trần. Thái miếu còn gọi là Đền Thái, tọa lạc trên đồi Đình, thôn Trại Lốc (xã An Sinh, TX Đông Triều), trước kia gọi chung là vùng đất An Sinh. Vùng đất An Sinh là quê gốc của nhà Trần, nơi đầu tiên nhà Trần đến sinh sống, lập nghiệp, sau này mới dời xuống vùng Long Hưng (Thái Bình), Tức Mặc (Nam Định) sinh sống.

Xuất phát từ cuộc sống gắn bó máu thịt với sông nước nên tổ tiên của nhà Trần vốn làm nghề chài lưới đã duy trì phong tục đặt tên con cháu theo các loài cá như: Trần Hấp (nghĩa là cá trắm), Trần Kinh (nghĩa là cá kình), Trần Lý (cá chép), Trần Thừa (cá dưa), Trần Thị Dung (cá ngừ), Trần Liễu (cá leo) và Trần Cảnh (nghĩa là cá lành canh). Sau khi Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung mất, dân địa phương lập đền thờ bà vẫn gọi là “Bà chúa Ngừ”.

Sau khi lên ngôi, năm 1237, vua Trần Thái Tông đã ban cho anh trai mình là Trần Liễu tước Anh Sinh vương và vùng đất Ngũ Yên (còn đọc là Ngũ An) để làm đất thang mộc. Ngũ Yên gồm Yên Bang, Yên Dưỡng (nay là Uông Bí), Yên Hưng (nay là Quảng Yên), Yên Phụ (nay là Kinh Môn, Hải Dương) và Yên Sinh. Trần Liễu đã cho xây dựng Tiên miếu để thờ cúng tổ tiên và cha của mình là Đức Thái Tổ Trần Thừa. Sau khi An Sinh Vương mất, nhà Trần tiếp tục mở rộng di chuyển thêm lăng mộ về khu vực này và Tiên miếu trở thành Thái miếu của hoàng gia. 

Rước nước về Thái miếu.
Lễ rước nước về Thái miếu.

Vì thế, Đông Triều trở thành nơi đặt Tổ miếu cùng hệ thống lăng tẩm, chùa tháp gắn liền với chiều dài lịch sử của vương triều nhà Trần. Trong đó có Thái miếu, đền An Sinh, 7 lăng miếu an táng các đời vua, chùa Quỳnh Lâm – nơi sở hữu một trong 4 “An Nam tứ đại khí”, chùa Ngọa Vân Hồ Thiên gắn liền với sự nghiệp tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Thái miếu là một trong 14 di tích quan trọng bậc nhất trong quần thể Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều, trải qua nhiều đợt trùng tu, tôn tạo qua các triều đại, được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia ngay từ đợt đầu năm 1962, công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2013. Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đang từng bước tôn tạo, khôi phục lại giá trị của Khu di tích quốc gia đặc biệt này, trong đó có việc phục dựng Lễ hội Thái miếu nhà Trần từ năm 2019. Thị xã đã phối hợp với các nhà khoa học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nghiên cứu tái hiện các nghi lễ truyền thống như: Lễ tế mở cửa đền, Lễ tiến vua bằng các sản vật của địa phương, Lễ giỗ Đức Thái tổ Trần Thừa, hội diễn dân gian.

Lễ hội Thái miếu nhà Trần được tổ chức thường niên từ ngày 18-20 tháng Giêng hằng năm, trong đó khai hội vào ngày 18 tháng Giêng là ngày giỗ Thái Tổ Trần Thừa. Trước khi khai hội, sẽ có lễ rước nước – nghi lễ quan trọng tái hiện cuộc sống trước kia của tổ tiên nhà Trần gắn với nghề chài lưới trên sông nước. Đây là nghi lễ có ý nghĩa lịch sử gắn với đời Trần, đã lập nên trang sử vẻ vang cho dân tộc. Người tham gia lễ rước nước cầu mong mưa thuận gió hòa, đất nước được bình an, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Rước nước là một nghi lễ được thực hành trong hầu khắp các hội làng của cộng đồng cư dân ven sông Hồng, nhất là vùng Thái Bình, Nam Định. Nghi lễ này được thực hiện nhằm nhắc nhở con cháu nhớ lại thuở xa xưa của nhà Trần trước khi có được giang sơn xã tắc vốn làm nghề chài lưới trên sông. Theo truyền thuyết, các đội phải chuẩn bị những chiếc kiệu bát cống 8 người khiêng là trai đinh khoẻ mạnh, chưa vợ, nhà không có tang và làm ăn thuận hoà để làm lễ rước nước về dâng các vua Trần. Trên kiệu có 1 chum nhỏ để đựng nước, cổ chum có thắt sợi dây lụa màu đỏ. Khi đoàn rước đến bờ sông, kiệu rước được đặt trên bờ, 1 cụ cao niên khênh chiếc chum nhỏ từ kiệu lên thuyền và chèo ra giữa sông thả vòng dây chuối kết bện xuống sông và lấy gáo múc nước sông đổ đầy vào chum, sau đó chuyền tay nhau lên bờ, đưa vào kiệu.

Tại Đông Triều, đoàn rước xuất phát từ sân Thái miếu, rước đi dọc đường lên hồ Trại Lốc sau đó xuống thuyền ra hồ Trại Lốc. Đến giữa lòng hồ, từng gàu nước được lãnh đạo thị xã và các vị chư tăng múc vào chum. Chum đầy, đoàn rước lại trở về Thái miếu. Sau vài ngày tế lễ thì chia nước cho các gia đình trong thôn làng để lấy phúc. Tập tục này cho đến nay luôn được coi là một nét văn hoá đặc biệt trong tín ngưỡng thờ cúng các vua Trần.

Ngoài lễ rước nước, còn nhiều nghi lễ tâm linh diễn ra tại lễ hội như: Lễ thỉnh vua tại các lăng mộ về Thái miếu, lễ tế mở cửa đền, lễ tiến vua, lễ giỗ đức Thái tổ Trần Thừa. Lễ hội Thái miếu được tổ chức vào dịp đầu năm sau lễ hội xuân Ngọa Vân, Lễ hội Xuân Yên Tử là dịp bày tỏ lòng thành kính, tri ân công đức các bậc tiền nhân và các Vua Trần đã dựng nên một triều đại rực rỡ trong lịch sử Việt Nam. Đồng thời, lễ hội góp phần bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích, tạo thêm điểm nhấn trong tuyến du lịch văn hóa tâm linh của Đông Triều nói riêng, Quảng Ninh nói chung.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bắc Then lên gặp mường trời

Người Tày Quảng Ninh có văn hóa đặc sắc là đón các bà then về làm nghi lễ then cầu bình an, cầu những điều tốt đẹp. Trong diễn xướng nghi lễ then cổ, lời then trực tiếp miêu tả đoàn quân then rầm rập mang lễ vật qua các bản mường trời để đến nơi cao nhất. Then tức là thiên nghĩa là trời, do đồng bào phát âm chệch đi mà thành then. Lời then diễn tả quãng...

Trang phục của người Dao Thanh Y ở Ba Chẽ

Trang phục dân tộc truyền thống là tri thức dân gian, yếu tố tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc, góp phần giải mã văn hóa tộc người. Trang phục truyền thống cũng là mảnh ghép quan trọng thể hiện tinh hoa văn hóa, là “căn cước” văn hóa của người Dao Thanh Y. Tại Ba Chẽ, người Dao Thanh Y cư trú nhiều nhất ở xã Nam Sơn, xã Thanh Lâm và xã Đồn Đạc. Theo truyền thuyết...

Khai hội truyền thống Bạch Đằng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 14/4

Theo kế hoạch, Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2024 sẽ diễn ra trong 4 ngày từ 14 đến 17/4, tại đền Trần Hưng Đạo - miếu Vua Bà (phường Yên Giang), TX Quảng Yên.  Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm nay được tổ chức nhân kỷ niệm 1086 năm (938-2024), 1043 năm (981-2024) và 736 năm (1288-2024) chiến thắng Bạch Đằng. Lễ hội Bạch Đằng có nhiều hoạt động như: Khai hội, tế yết ở đình Yên...

Hội đình giữa bản làng đồng bào dân tộc

Đình làng là không gian văn hoá các làng xã của người Kinh dưới xuôi, đặc biệt là khu vực châu thổ đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, tại Quảng Ninh, có một số ngôi đình rất đặc biệt nằm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, rất cần được quan tâm nghiên cứu. Trong số những ngôi đình đó có 2 ngôi đình liên quan đến tín ngưỡng của người Tày. Điểm đặc biệt nữa là tuy nằm...

Vũ điệu hành quang của đồng bào Sán Dìu

Trong mùa xuân, các đám hát càng sôi nổi, trai gái khắp các bản làng đi hội chơi xuân, đến với lễ đại phan (mừng cơm mới, cơm to), lễ hội lớn nhất của người Sán Dìu và để được xem vũ khúc hành quang. Múa hành quang (người Sán Dìu phát âm là háng cong) với ý nghĩa là hành quang tiếp sứ, mở đường nghênh tiếp thần và tống thần là vũ điệu chủ đạo trong lễ hội...

Cùng tác giả

Loạt phim Việt lỗ nặng dù được đầu tư ‘khủng’

"Domino: Lối thoát cuối cùng" - phim hành động Việt quay ở Mỹ - chỉ thu 600 triệu đồng, là một trong số tác phẩm lỗ nặng nhất 2024. Hôm 23/12, Công tử Bạc Liêu - một trong những dự án điện ảnh gây chú ý dịp cuối năm - thu 35 tỷ đồng sau hai tuần chiếu, theo Box Office Vietnam. Không tiết lộ cụ thể kinh phí, đại diện êkíp cho biết phim có mức vốn cao, riêng...

Mua vàng nhẫn ở đâu rẻ nhất?

Sáng nay (26/12), giá vàng miếng và vàng nhẫn trong nước đứng im và gần như ngang nhau. Tuy nhiên, có doanh nghiệp niêm yết giá vàng nhẫn thấp nhất thị trường. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 82,3 - 84,3 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác như hệ thống vàng Mi Hồng, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Doji niêm yết...

Ra mắt phim điện ảnh “Kính Vạn Hoa”

Bộ phim điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã chính thức ra mắt khán giả cả nước. Phim có sự tham gia của cả ê kíp diễn viên của bản truyền hình năm xưa và lứa diễn viên mới ngày nay. Dàn diễn viên từng đóng bản truyền hình năm 2005 bao gồm Ngọc Trai (Quý Ròm), và Vũ Long (Tiểu Long) xuất hiện đầy rạng rỡ, thu hút sự chú ý...

Giá vé máy bay Tết tiếp tục ‘nóng’

Ngày 25-12, thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (từ 21-1 tới 28-1-2025), tỉ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng. Ngay từ đầu kỳ nghỉ lễ, tỉ lệ đặt vé máy bay trên các đường bay từ TP.HCM đến một số địa phương đã lên đến 100%, như TP.HCM đi Huế, Pleiku, Tuy Hòa, Quy Nhơn, Quảng...

Sự biến mất của quán quân

Giành chiến thắng lớn nhất sau các cuộc thi tìm kiếm tài năng hay chương trình truyền hình âm nhạc chỉ là bước chân đầu tiên trên con đường làm nghề của nhiều nghệ sĩ. Việc chật vật tìm chỗ đứng sau game show không đơn giản. Đây cũng là lý do nhiều quán quân dần biến mất khỏi showbiz. Mất hút sau khi có danh hiệu Rap Việt mùa 4 khép lại với chiến thắng chung cuộc của rapper Robber...

Cùng chuyên mục

Loạt phim Việt lỗ nặng dù được đầu tư ‘khủng’

"Domino: Lối thoát cuối cùng" - phim hành động Việt quay ở Mỹ - chỉ thu 600 triệu đồng, là một trong số tác phẩm lỗ nặng nhất 2024. Hôm 23/12, Công tử Bạc Liêu - một trong những dự án điện ảnh gây chú ý dịp cuối năm - thu 35 tỷ đồng sau hai tuần chiếu, theo Box Office Vietnam. Không tiết lộ cụ thể kinh phí, đại diện êkíp cho biết phim có mức vốn cao, riêng...

Ra mắt phim điện ảnh “Kính Vạn Hoa”

Bộ phim điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã chính thức ra mắt khán giả cả nước. Phim có sự tham gia của cả ê kíp diễn viên của bản truyền hình năm xưa và lứa diễn viên mới ngày nay. Dàn diễn viên từng đóng bản truyền hình năm 2005 bao gồm Ngọc Trai (Quý Ròm), và Vũ Long (Tiểu Long) xuất hiện đầy rạng rỡ, thu hút sự chú ý...

Sự biến mất của quán quân

Giành chiến thắng lớn nhất sau các cuộc thi tìm kiếm tài năng hay chương trình truyền hình âm nhạc chỉ là bước chân đầu tiên trên con đường làm nghề của nhiều nghệ sĩ. Việc chật vật tìm chỗ đứng sau game show không đơn giản. Đây cũng là lý do nhiều quán quân dần biến mất khỏi showbiz. Mất hút sau khi có danh hiệu Rap Việt mùa 4 khép lại với chiến thắng chung cuộc của rapper Robber...

Hành trình đi tìm bản sắc riêng của nhạc Việt

Khi Kpop có sức lan tỏa toàn cầu, những phiên bản “ăn theo” dễ tiếp cận khán giả đại chúng, trong đó không ít ca sĩ Việt đã vướng ồn ào, tổn thất danh tiếng vì nghi vấn “đạo nhái” ngôi sao Hàn Quốc. Vô tình hay cố ý đạo nhái? Những ngày qua, nghi vấn đạo nhái Jungkook, khiến Hùng Huỳnh lao đao, phải ẩn MV mới công bố được vài ngày. Nam ca sĩ còn phải chịu sự chỉ...

‘The Eras Tour’ – cột mốc vô song của làng nhạc quốc tế

"The Eras Tour" của Taylor Swift lập kỷ lục là tour ăn khách nhất mọi thời với 2,2 tỷ USD, mang lại khoảng 5 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ. Taylor Swift khép lại chuyến lưu diễn kỷ lục sau khi hoàn thành đêm diễn thứ 149 thuộc chặng ở Vancouver, Canada, hôm 8/12. Business Insider nhận xét chương trình hòa nhạc của Taylor Swift là "cột mốc đỉnh cao của làng nhạc, một thành tựu hiếm nghệ sĩ nào...

Quảng Yên: Khai mạc Lễ hội Đại kỳ phước đình Yên Giang

Ngày 25/12, Ban Quản lý Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bạch Đằng phối hợp với UBND phường Yên Giang (TX Quảng Yên) tổ chức Lễ hội Đại kỳ phước phường Yên Giang năm 2024. Đình Yên Giang có tên chữ là “An Hưng Đình”, tọa lạc ngay trên dãy đất bên bờ sông Bạch Đằng lịch sử. Đình Yên Giang được xây dựng từ thế kỷ thứ 16, qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến...

Nhan nhản nhạc chế thảm họa trên mạng

Nhan nhản ca khúc chế về Jack - ca sĩ có đời tư tai tiếng, hay bài hát bị chê “thảm họa” Pickleball được lan truyền trên không gian mạng năm qua, gây ra những tranh luận. Chuyên gia nhận định không nên quá khắt khe với những trào lưu này, nhưng chỉ ra sự ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng nghệ sĩ. Chất liệu "xào nấu" của cộng đồng mạng Nhiều nội dung bị chê nhạc rác, sản phẩm...

Những ‘kiệt tác’ tự phong

Năm 2024 chứng kiến một làn sóng mới tại phòng vé phim Việt Nam. Từ sau đại dịch Covid-19, ngành điện ảnh có vẻ đã tìm lại ánh hào quang khi liên tiếp phá vỡ các kỷ lục doanh thu. Tuy nhiên, đằng sau những con số đẹp là một câu chuyện khác: phần lớn các bộ phim dù chạm mốc doanh thu khủng nhưng chất lượng nghệ thuật lại không tương xứng. Kỷ lục mới được thiết lập Năm 2024...

‘Chị dâu’: Hồng Đào, Việt Hương và Lê Khánh cứu phim

"Chị dâu" là phim Việt có dàn diễn viên nổi tiếng, dẫn đầu là Hồng Đào, Việt Hương. Phim chọn đề tài gia đình quen thuộc với cách khai thác tình huống hài - bi còn đơn giản, thiếu yếu tố bất ngờ. Chị dâu là một trong những phim Việt chốt lịch ra rạp cuối năm nay. Tác phẩm gây chú ý vì quy tụ dàn diễn viên gồm những gương mặt quen thuộc như Hồng Đào, Việt Hương,...

Khó cứu được Chị đẹp mùa 2

Quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng như Ngọc Ánh, Minh Tuyết, Phương Thanh, Tóc Tiên, Minh Hằng... Chị đẹp mùa 2 không có sức hút, gần như hụt hơi trước các anh trai và loạt sự kiện giải trí khác. Chị đẹp đang lép vế Sau mùa một thành công với độ thảo luận cao trên mạng xã hội, Chị đẹp mùa 2 được kỳ vọng lần nữa bùng nổ khi Mỹ Linh, Thu Phương trở lại, cùng với đó...

Tin nổi bật

Tin mới nhất