Powered by Techcity

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.

Tỷ lệ nội địa hoá chưa cao

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến giữa tháng 10/2024, trị giá hàng hoá xuất khẩu của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,29 tỷ USD, tăng 11,67 tỷ USD, tương ứng tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2023. Giá trị xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 43,94 tỷ USD, tăng 2,31 tỷ USD, tương ứng tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn. Ảnh: Khắc Kiên

Theo đó, với 2 nhóm mặt hàng này, giá trị xuất khẩu đã gấp đôi nhóm hàng đứng thứ 3 là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; gấp hơn 3 lần giá trị xuất khẩu của nhóm hàng dệt may. Do đó, Chính phủ cũng đã xác định đây là ngành có vị trí then chốt trong nền kinh tế hiện đại và có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.

Nhìn nhận về nhóm hàng này, bà Đỗ Thị Thúy Hương – Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam cho hay, doanh nghiệp Việt có thể là được các sản phẩm linh phụ kiện ở tầm trung và cao nhiều. Vị thế của doanh nghiệp điện tử trong chuỗi cung ứng ngày càng được nâng lên. “Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử là 109 tỷ USD. Với đà phát triển 9 tháng năm 2024 tỷ lệ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước đạt 10%, dự báo năm nay sẽ tăng lên 120 tỷ USD” – bà Đỗ Thị Thúy Hương nói.

Tuy nhiên, bà Đỗ Thị Thúy Hương chỉ ra, vấn đề là các doanh nghiệp lĩnh vực điện tử của Việt Nam vẫn thiên về gia công, lắp ráp, chưa chú trọng tạo thành chuỗi cung ứng hoặc phát triển những phân khúc như thiết kế, nghiên cứu và phát triển (R&D), phân phối… để sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn, tạo tính lan toả cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ khác cùng phát triển.

Từ thực tế, TS Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội (HANOISME) thẳng thắn: Công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử hiện nay đang ở mức khá khiêm tốn, chỉ chiếm 36% DN tham gia cung ứng. Hiện các sản phẩm điện tử, đặc biệt là công nghệ thường xuyên thay đổi liên tục. Cứ 3 – 6 tháng có sản phẩm mới được ra đời, ngoài sản phẩm cứng, sản phẩm phần mềm được các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, đa quốc gia theo xu hướng của người tiêu dùng luôn cập nhập thay đổi.

Ngoài ra, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng nhận định, tốc độ chuyển đổi số ở các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp điện tử hiện nay còn rất thấp. Số lượng doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư cho số hóa chưa nhiều. Chính vì vậy, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử vẫn cần phải có những bước đột phá lớn hơn nữa trong tương lai. Các doanh nghiệp trong nước cần tham gia nhiều hơn nữa trong chuỗi giá trị toàn cầu, thiết lập được hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ và đủ sức bắt tay với tập đoàn công nghệ quốc tế lớn.

Cần hỗ trợ bằng chính sách với tính thực thi mạnh

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành điện tử Việt Nam, sau Hoa Kỳ, và cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, linh kiện lớn nhất cho ngành điện tử Việt Nam, chiếm tỷ trọng đến 80%. Do đó, thị trường Trung Quốc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp điện tử Việt Nam.

Làn sóng chuyển dịch sản xuất và đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc và các công ty nước ngoài khác sang Việt Nam có cả thuận lợi và thách thức. Thách thức là sự cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa sẽ ngày càng gay gắt. Nhưng đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, liên doanh và nâng cao trình độ công nghệ, quản trị doanh nghiệp, cũng như tiếp cận các nguồn vốn đầu tư qua các hoạt động liên kết.

Để khắc phục những khó khăn như trên, TS. Mạc Quốc Anh khuyến nghị phải tăng cường liên kết, hợp tác với các đối tác tại những quốc gia có nền công nghiệp lõi như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Cùng với đó, các chính sách cần quy định cụ thể hơn về nhận chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Vân – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA), để tăng cường khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng ngành điện tử, vì thế ngành điện tử của Việt Nam, thứ nhất nên tập trung triển khai một số giải pháp như giải quyết vấn đề thiếu hụt nhà cung ứng có đủ tiêu chuẩn cung cấp cho các nhà máy điện tử hiện nay ở Việt Nam.

Thứ hai cần tăng cường năng lực của doanh nghiệp và khả năng hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp để có thể tận dụng dòng vốn FDI, chuyển dịch tập trung tham gia ở công đoạn cao hơn trong chuỗi cung ứng, trước tiên là trong khu vực và sau đó là chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chip điện tử làm đầu vào cho các ngành sản xuất mạch điện tử tích hợp, bóng bán dẫn.

Thứ ba là đẩy mạnh xúc tiến thương mại để xuất khẩu thành phẩm sang các thị trường tiềm năng đang có xu hướng tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam.

Thứ tư, tận dụng những lợi thế trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để cải tiến công nghệ và chất lượng nguyên vật liệu, linh kiện đầu vào, tăng cường hấp thụ công nghệ và phát triển ngành điện tử trong nước.

Nêu thêm giải pháp, bà Đỗ Thị Thúy Hương cho rằng, chính sách hỗ cho ngành công nghiệp điện tử hiện mới có Nghị định 111/2015/NĐ-CP, trong đó đưa ra các chính sách hỗ trợ và ưu đãi để phát triển công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế để phát triển. Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo về Luật Công nghiệp trọng điểm, trong đó có công nghiệp hỗ trợ được đưa vào là một trong những hạng mục quan trọng, trung tâm của chiến lược phát triển giai đoạn tới.

Do đó, mong Luật Công nghiệp hỗ trợ sớm được ban hành để cho ngành, đặc biệt là công nghiệp điện tử phát triển, sớm tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu” – bà Hương nói.

Để chủ động và phát triển nhanh, bền vững cho ngành công nghiệp điện tử hiện nay, Cục Công nghiệp cho rằng, cần tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp triển vọng của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này phát triển, đóng vai trò dẫn dắt thị trường điện tử trong nước.

Sang năm 2025, để phát triển ngành công nghiệp điện tử, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường các biện pháp bảo vệ thị trường điện – điện tử tiêu dùng nội địa (như thuế phòng vệ, hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại, hàng giả và hàng nhâp lậu…).



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Trong thu hút vốn FDI của Việt Nam, dẫn đầu là các ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô, chất bán dẫn và công nghệ xanh. Sự chuyển đổi của Việt Nam sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang thúc đẩy vị thế mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là nhận định được đưa ra trong...

Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đạt hơn 8,3 tỷ USD

Bộ NN&PTNT cho biết, sản lượng thủy sản tháng 10 đạt gần 871.000 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2023. Phát triển mảng nuôi trồng thủy sản Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tổng sản lượng thủy sản 10 tháng đầu năm 2024 đạt gần 7,9 triệu tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt gần 3,3 triệu tấn, tăng 0,6%; sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt hơn...

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%

So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%. Theo thống kê bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu 10 tháng năm 2024 giảm 1,9% về lượng nhưng giá trị tăng đến 48% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 18.493 tấn hồ tiêu các loại, tăng 7,9% so với...

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ mang lại cả cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt. Mỹ - thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới cuối tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ đã đạt 1,5 tỷ...

Tăng tốc xuất khẩu nông sản cuối năm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch xuất khẩu cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD. Số liệu 10 tháng năm 2024 cho thấy, giá trị xuất siêu nông,...

Cùng tác giả

Mong muốn IMF tiếp tục hỗ trợ tham vấn chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam

Tối 15/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế vĩ mô Việt Nam của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong khuôn khổ chuyến công tác đánh giá định kỳ của Đoàn tại Việt Nam. Tại cuộc tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến đánh giá, dự báo, tư vấn chính sách từ phía IMF về tình...

Thúc đẩy hợp tác thực chất, hiệu quả giữa Kanagawa với các tỉnh, thành phố của Việt Nam

Tối 15/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) Kuroiwa Yuji, cùng đoàn đại biểu tỉnh đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn tình cảm mà Thống đốc Kuroiwa Yuji dành cho Việt Nam, cũng như những nỗ lực trong thúc đẩy hợp tác, giao lưu giữa tỉnh Kanagawa với Việt Nam; tin tưởng chuyến thăm Việt Nam lần này sẽ...

Đưa việc học và làm theo Bác Hồ trở thành nhu cầu văn hoá tự thân của mỗi người

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam cùng các cơ quan liên quan tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cùng dự có các đồng chí Nguyễn...

Nông sản Việt sắp lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc

Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lễ ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc sẽ diễn ra vào ngày 20/11. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp...

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Trong thu hút vốn FDI của Việt Nam, dẫn đầu là các ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô, chất bán dẫn và công nghệ xanh. Sự chuyển đổi của Việt Nam sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang thúc đẩy vị thế mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là nhận định được đưa ra trong...

Cùng chuyên mục

Nông sản Việt sắp lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc

Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lễ ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc sẽ diễn ra vào ngày 20/11. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp...

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Trong thu hút vốn FDI của Việt Nam, dẫn đầu là các ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô, chất bán dẫn và công nghệ xanh. Sự chuyển đổi của Việt Nam sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang thúc đẩy vị thế mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là nhận định được đưa ra trong...

Cách BIM Land và IHG song hành trong những dự án cao cấp

Với 6 dự án ký kết, trong đó, 4 dự án đã vận hành, một dự án sắp hoạt động đầu năm sau, BIM Land và IHG chứng minh chiến lược hợp tác hiệu quả sau gần một thập kỷ đồng hành. Chỉ vài tháng nữa, InterContinental Halong Bay - khu nghỉ dưỡng ven biển cao cấp đầu tiên mang thương hiệu InterContinental tại miền Bắc, do BIM Land - thành viên BIM Group làm chủ đầu tư sẽ đi vào hoạt động. Chủ đầu tư đang...

Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ

Bộ Tài chính Mỹ đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ của Việt Nam và tiếp tục xác định "không thao túng tiền tệ". Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố Báo cáo bán niên về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn với Mỹ". Báo cáo này xem xét và đánh giá các chính sách của các đối tác thương mại lớn với Mỹ, đóng góp khoảng 78% thương...

Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấp

Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các dự án biệt thự, căn hộ hạng sang cho thấy xu hướng phát triển bất động sản đón trọn dòng khách cao cấp của Hạ Long những năm gần đây. Tháng 11 này, tour cho giới siêu giàu trên các đảo vắng ở vịnh Hạ Long được triển khai. Theo đại diện ban tổ chức, tour sẽ mang đến lịch trình và trải nghiệm "chưa từng có" cho những tỷ phú thuộc...

Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh

Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng. Tập đoàn Doji niêm yết giá nhẫn tròn 79,8 - 82,1 triệu đồng/lượng, giảm 1,1 triệu đồng/lượng so với sáng qua. Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn 80,12 - 82,22 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra,...

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam

Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước. 10 tháng năm nay, xuất khẩu nông lâm thủy sản đã mang về hơn 51,7 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Hoa Kỳ đã vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với thị phần 21,6%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị...

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng ‘bùng nổ’ cuối năm

Các kênh phân phối bán lẻ lớn đã liên tiếp mở các cửa hàng mới trên khắp cả nước, tung nhiều khuyến mãi để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Doanh nghiệp tăng cường mở mới cửa hàng Giữa tháng 11 vừa qua, Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam (MM Mega Market Việt Nam) tổ chức động thổ Dự án Trung tâm Thương mại MM Mega Market Đà Nẵng tại quận Liên Chiểu, Thành phố...

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Các tập đoàn nước ngoài lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh, phụ kiện là các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá. Nhu cầu tìm nhà cung ứng linh, phụ kiện của tập đoàn nước ngoài đang rất lớn Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thuý - Chuyên gia chính sách công nghiệp, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội: "Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp...

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam hồi sinh mạnh mẽ trong năm 2024 nhờ nhu cầu gia tăng, giảm lượng tồn kho, triển vọng kinh tế thuận lợi và môi trường đầu tư hấp dẫn. Sự hồi sinh của ngành dệt may Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng 8,9% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Tín hiệu tích cực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất