Powered by Techcity

Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Công nghiệp hỗ trợ đóng góp lớn trong tổng trị giá xuất nhập khẩu

Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp hỗ trợ đóng góp lớn trong tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước, tính chung 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 369,93 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN và châu Á. Trong đó, một số nhóm hàng tăng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 65,2 tỷ USD, tăng 26,3%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 50,2 tỷ USD, tăng 3,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 47,8 tỷ USD, tăng 21,6% …

Hoạt động công nghiệp hỗ trợ ngày càng phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. Ảnh: TH

Báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) chỉ ra, tận dụng lợi thế về lao động, vị trí địa lý và chính trị ổn định, làn sóng đầu tư mới và mở rộng đầu tư vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao (điện tử, bán dẫn, ô tô,…) năm vừa qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chuỗi cung ứng linh kiện, phụ tùng trong nước; lan tỏa và học hỏi khoa học công nghệ; hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.

Đáng chú ý, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, RCEP,…) đã mở ra cơ hội tiếp cận thị trường lớn, giảm thuế và thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chính sách hỗ trợ, ưu đãi từ Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và mở rộng sản xuất. Thị trường tiêu dùng tiềm năng với tầng lớp trung lưu tăng nhanh. Nhu cầu nội địa về linh kiện, phụ tùng các ngành công nghiệp như ô tô, điện tử, cơ khí, dệt may, da giày tăng mạnh.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra, quy mô doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và vừa, trình độ và nguồn vốn đầu tư phát triển hạn chế. Liên kết giữa doanh nghiệp FDI/ tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp nội địa còn lỏng lẻo. Xuất khẩu các mặt hàng linh kiện và phụ tùng vẫn chủ yếu thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các tập đoàn đa quốc gia đang đóng vai trò chủ đạo, trong đó đặc biệt là các tập đoàn của Hàn Quốc, Nhật Bản… đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử.

Lãnh đạo Cục Công nghiệp nhìn nhận, dung lượng thị trường trong nước còn chưa khai thác được hết tiềm năng, chưa đảm bảo quy mô công suất sản xuất kinh tế đối với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; thiếu các doanh nghiệp dẫn đầu tầm cỡ khu vực và quốc tế nhằm đóng vai trò dẫn dắt nhằm tạo hệ sinh thái phát triển bền vững.

Tiếp tục hiện thực hoá các chính sách

Xác định rõ vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ và các bộ, ngành Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm phát triển lĩnh vực này. Trong đó Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ quy định các chính sách hỗ trợ (Nghị định 111), chính sách ưu đãi nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ. Các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm: Nghiên cứu và phát triển; ứng dụng và chuyển giao; phát triển nguồn nhân lực; hợp tác quốc tế về công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ phát triển thị trường; trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ; chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Tuy nhiên, trong năm 2025, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng hiện đại và bền vững (Nghị định 111; Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2026-2035; Chương trình Phát triển bền vững ngành dệt may, da giày đến năm 2030, tầm nhìn 2035…).

Đồng thời, quản lý và triển khai hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ hàng năm nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn các địa phương trong công tác xây dựng, ban hành và triển khai các cơ chế, chính sách, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tại địa phương; tăng cường liên kết doanh nghiệp trên địa bàn.

Chia sẻ tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Công nghiệp mới đây, ông Nguyễn Ngọc Thành- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp nhấn mạnh, năm 2025 cần đẩy nhanh công tác xây dựng các Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Bắc và phía Nam trực thuộc Bộ Công Thương nhằm thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, đổi mới và sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng.

Tăng cường công tác đối ngoại, hợp tác với cơ quan Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, và các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp sản xuất lớn để triển khai các Chương trình/Dự án phát triển nhà cung cấp, chuyển đổi số cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nhằm tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu”- lãnh đạo Cục Công nghiệp nói.

Đồng thời, phối hợp với các đơn vị phụ trách thị trường khu vực và các thương vụ tăng cường công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, kết nối và đẩy mạnh chuỗi sản xuất toàn cầu, khai thác tốt các hiệp định thương mại tự do và các cơ hội thị trường trong tình hình mới, tập trung vào các thị trường trọng điểm.

Ngoài ra, Cục Công nghiệp cũng đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm để trình Chính phủ cho ý kiến. Dự kiến sẽ đăng ký bổ sung vào Chương trình xây dựng luật năm 2025-2026 của Quốc hội.

Việc xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm hướng đến việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với vai trò định hướng của Nhà nước; tập trung vào các chính sách, giải pháp hỗ trợ thúc đẩy các ngành công nghiệp trọng điểm, trong đó có công nghiệp hỗ trợ, trong từng thời kỳ, hướng tới phát triển bền vững, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao; góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Đồng thời, đảm bảo sự đồng bộ, thông suốt trong quản lý nhà nước thông qua tăng cường phân cấp, phân quyền; kế thừa, phát huy những quy định hiện hành đã được xây dựng, thực hiện ổn định; bổ khuyết những khoảng trống chính sách, pháp lý trong phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển ổn định thị trường bất động sản

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường bất động sản còn góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thời gian qua sự phát triển “nóng” của lĩnh vực bất động sản đã bộc lộ nhiều hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro, như: tình trạng “lệch pha...

Nhiều “đại bàng” công nghệ có kế hoạch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu như Qualcomm, Google, Meta... và họ đã có kế hoạch chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Việt Nam hiện có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn Sáng 14/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Báo cáo tại...

Tổng kết công tác thi đua – khen thưởng khối thi đua Sở NN&PTNT vùng Đồng bằng Sông Hồng và Trung du Bắc Bộ

Sáng 14/12, Khối thi đua Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Hồng và Trung du Bắc Bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua – khen thưởng. Đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị. Phát biểu chào mừng hội nghị, đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, năm 2024, ngành NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị trong khối đối...

Nỗ lực trở thành nhà cung cấp thực phẩm Halal toàn cầu

Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, xuất khẩu sản phẩm Halal của chúng ta vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong khi đó, đây là khu vực thị trường giàu tiềm năng với mức chi tiêu của cộng đồng Hồi giáo toàn cầu cho thực phẩm Halal đạt khoảng 1.900 tỷ USD trong năm 2024 và dự kiến đạt 15.000 tỷ USD vào năm...

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng chính sức lao động, tư duy đổi mới, bàn tay cần mẫn, nhiều mô hình kinh tế đã được bà con nhân dân vùng đồng bào dân tộc mạnh dạn thực hiện, qua đó, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống, mà còn góp phần kiến tạo sự đổi thay của mỗi địa phương. Nhiều năm nay, anh Trương Văn Đại, dân tộc Dao, thôn Khe Sú 1, xã Thượng Yên Công, TP Uông...

Cùng tác giả

Tiểu ban Tuyên truyền – Khánh tiết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI triển khai nhiệm vụ

Sáng 3/1, Tiểu ban Tuyên truyền - Khánh tiết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI tổ chức họp nghe và cho ý kiến đối với một số nội dung công việc cần triển khai trong thời gian tới. Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền - Khánh tiết chủ trì. Tại cuộc họp, các thành viên Tiểu ban đã báo cáo tiến độ triển...

Phấn đấu thành lập mới 60 HTX trong năm 2025

Sáng 3/1, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024 vừa qua, toàn tỉnh có 241 HTX được thành lập mới, nâng tổng số HTX đang hoạt động lên 1.059 HTX. Trong đó, HTX hoạt động lĩnh vực nông nghiệp là 740 HTX, chiếm 69,8%. Doanh thu bình quân một HTX ước đạt 850 triệu đồng/năm; lợi nhuận bình quân một HTX ước đạt...

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản 2025?

Theo nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản 2025 được hỗ trợ bởi nhiều quy định mới, vì vậy sẽ có nhiều biến động, với các kịch bản phát triển khác nhau. Ông Trần Kim Chung - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - nhận định, năm 2024, thị trường bất động sản đã ghi nhận sự khác biệt. Trong đó, phân khúc căn hộ chung cư có một “cú đội giá”....

Phim của Song Hye Kyo cạnh tranh D.O, Kwon Sang Woo

Màn ảnh Hàn Quốc tháng 1 chứng kiến cuộc cạnh tranh của Song Hye Kyo với Kwon Sang Woo, D.O. Theo Korea Times, trong tháng 1, khán giả Hàn Quốc sẽ được thưởng thức nhiều bộ phim mới với các thể loại - kinh dị huyền bí, cho đến tình cảm lãng mạn, hài hành động. Nổi bật trong số đó là phim “Dark Nuns” (tạm dịch: Nữ tu bóng tối) với sự tham gia của Song Hye Kyo và Jeon...

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự sinh hoạt chi bộ tại Chi bộ Ban Dân vận Tỉnh ủy

Sáng 3/1, đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, dự sinh hoạt chi bộ thường kỳ tháng 1/2025 tại Chi bộ Ban Dân vận Tỉnh ủy. Tại buổi sinh hoạt, các đảng viên Chi bộ Ban Dân vận Tỉnh ủy đã được nghe đồng chí Bí thư Chi bộ thông tin đầy đủ về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ trong tháng 12/2024;...

Cùng chuyên mục

Phấn đấu thành lập mới 60 HTX trong năm 2025

Sáng 3/1, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024 vừa qua, toàn tỉnh có 241 HTX được thành lập mới, nâng tổng số HTX đang hoạt động lên 1.059 HTX. Trong đó, HTX hoạt động lĩnh vực nông nghiệp là 740 HTX, chiếm 69,8%. Doanh thu bình quân một HTX ước đạt 850 triệu đồng/năm; lợi nhuận bình quân một HTX ước đạt...

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản 2025?

Theo nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản 2025 được hỗ trợ bởi nhiều quy định mới, vì vậy sẽ có nhiều biến động, với các kịch bản phát triển khác nhau. Ông Trần Kim Chung - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - nhận định, năm 2024, thị trường bất động sản đã ghi nhận sự khác biệt. Trong đó, phân khúc căn hộ chung cư có một “cú đội giá”....

Thị trường dệt may năm 2025 có gì mới?

Thị trường dệt may năm 2025 được nhận định nhiều rủi ro, khó đoán định bởi những yếu tố mới về chính trị từ những nhà nhập khẩu lớn và tăng nhiệt cạnh tranh. Giữ vị trí thứ 2 về xuất khẩu Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam về đích với khoảng 44 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 11% so với năm 2023. Với kết quả này, năm 2024 Việt Nam vượt lên đứng vị trí thứ 2 trong số...

Giá vàng tăng mạnh, có nơi vàng nhẫn vượt SJC

Sáng nay (3/1), giá vàng trong nước tăng mạnh theo giá thế giới lên mốc 85 triệu đồng/lượng, thậm chí có thương hiệu vàng nâng giá vàng nhẫn lên cao hơn giá vàng miếng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 83,5 - 85 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng mạnh 1,3 triệu đồng/lượng mua vào và 800.000 đồng/lượng so với sáng qua. Chênh lệch mua vào - bán...

Năm 2025, ngành nông nghiệp dự kiến tăng trưởng 3,3 – 3,4%

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu năm 2025, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,3 – 3,4%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 64- 65 tỷ USD. Năm 2024, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 3,3%, cao hơn mức Chính phủ giao là 3-3,2%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 62,5 tỷ USD, thặng dư thương mại 17,9 tỷ USD; tạo lập mức kỷ lục mới cả về tổng kim...

Đảng ủy Than Quảng Ninh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 2/1, Đảng ủy Than Quảng Ninh (TQN) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024; quán triệt, triển khai Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Ngô Hoàng Ngân, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Nguyễn Mạnh Tường, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy TQN. Năm 2024, Đảng ủy TQN bám sát...

Tổng kiểm kê tài sản công được triển khai thuận lợi

Từ ngày 1/1/2025, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh bắt đầu truy cập vào phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính để triển khai nhập dữ liệu kiểm kê tài sản. Với sự chuẩn bị kĩ càng từ trước về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, công tác kiểm kê tài sản bước đầu được triển khai thuận lợi, chưa phát sinh vướng mắc, khó khăn. Các sở, ngành, đơn vị...

Xuất khẩu Việt Nam sang Indonesia đạt mức cao nhất từ trước tới nay

Năm 2024 ghi nhận những bước tiến trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Indonesia, với kim ngạch thương mại song phương cũng như kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Thương vụ Việt Nam tại Indonesia dẫn số liệu của Hải quan Việt Nam cho biết, tính đến hết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 15,15 tỷ USD, tăng...

Năm 2025 đầy triển vọng của kinh tế Việt Nam

Báo chí quốc tế tiếp tục khẳng định kinh tế Việt Nam là một trong những điểm sáng nổi bật tại khu vực Đông Nam Á và trên thế giới trong năm 2025. Trong lĩnh vực kinh tế, không chỉ là câu chuyện về sự phục hồi và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, mà còn là minh chứng cho khả năng thích nghi và sáng tạo của một quốc gia đang vươn lên mạnh mẽ trong bức tranh kinh...

Hải quan Móng Cái siết chặt địa bàn, xử lý buôn lậu

Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động XNK, Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Hải quan Móng Cái) đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa XNK, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025. Với quyết tâm quản lý được địa bàn, kiểm soát được tình hình, kiềm chế...

Tin nổi bật

Tin mới nhất