Powered by Techcity

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Động lực tăng trưởng mới

Bằng tư duy đột phá, quyết sách đúng đắn, bước đi chiến lược và tầm nhìn dài hạn, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp quyết liệt phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030. Sau 3 năm triển khai thực hiện, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng khẳng định là động lực tăng trưởng của Quảng Ninh.

Đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho đại diện Tập đoàn Foxconn.

Tạo động lực mới

Công nghiệp chế biến, chế tạo được Quảng Ninh xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng và trở thành một trong 3 trụ cột chính của nền công nghiệp. Bởi vậy, tỉnh đã tập trung thu hút có chọn lọc các dự án chế biến, chế tạo công nghệ cao, công nghiệp thông minh, thân thiện môi trường, có giá trị gia tăng lớn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai, tài nguyên, đóng góp lớn vào tăng trưởng GRDP và thu ngân sách. Tỉnh tập trung phát triển các KCN bền vững theo mô hình “3 trong 1” (KCN – khu đô thị – khu dịch vụ) với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại. Bằng các định hướng đúng đắn, Quảng Ninh đã tích cực mở cửa đón đầu làn sóng đầu tư chuyển dịch mạnh mẽ vào khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo.

Điển hình, sau dự án đầu tiên triển khai tại KCN Đông Mai (TX Quảng Yên), năm 2023 Công ty TNHH Kỹ thuật Điện tử Tonly Việt Nam tiếp tục đầu tư dự án sản xuất linh kiện điện tử thông minh với tổng mức đầu tư trên 40 triệu USD, gấp đôi so với dự án đầu tiên. Ông Liu Mu Sheng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tonly Việt Nam, cho biết: Có 3 lý do để chúng tôi tiếp tục đầu tư dự án sản xuất thứ hai tại Quảng Ninh là hạ tầng giao thông đồng bộ, nguồn nhân lực dồi dào và đặc biệt là sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Với dự án thứ hai dự kiến đi vào hoạt động trong khoảng đầu năm 2024, giá trị sản xuất của công ty tại KCN Đông Mai tăng gấp nhiều lần, đáp ứng được kỳ vọng và giúp chúng tôi chủ động trong sản xuất. Trong định hướng phát triển tầm nhìn dài hạn của công ty, chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu, đầu tư thêm các dự án mới tại KCN này. Qua đó, sẽ hiện thực hóa mục tiêu từng bước hình thành chuỗi dây chuyền sản xuất đồng bộ, hiệu quả.

Tới nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều dự án thuộc các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp nền tảng đã được triển khai, như: Tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô công suất tối đa 300.000 xe/năm và một số nhà máy sản xuất linh kiện, phụ kiện (công nghệ phụ trợ cho sản xuất ô tô) tại KCN Việt Hưng; các dự án thuộc lĩnh vực dệt may, sợi tại KCN Cảng biển Hải Hà, KCN Việt Hưng, KCN Hải Yên; chuỗi dự án sản xuất tấm quang năng Jinko Solar tại KCN Sông Khoai và KCN Cảng biển Hải Hà (giai đoạn 1); các dự án sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử tại KCN Đông Mai…

Ban Quản lý KKT Quảng Ninh tổ chức trao giấy chứng nhận đầu tư dự án sản xuất dây đai an toàn ô tô tại KCN Sông Khoai (TX Quảng Yên).

Đặc biệt, việc phân bố không gian, quy hoạch các KKT, KCN, CCN để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo cũng đã được tỉnh định hướng cụ thể theo các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ bản hiện nay các KCN nằm trong các KKT nên có đầy đủ ưu đãi là động lực để phát triển, lợi thế thu hút các dự án thứ cấp. Hạ tầng giao thông kết nối đã và đang được triển khai đồng bộ tạo hành lang kết nối thuận lợi hai phía Đông – Tây của tỉnh, kết nối thuận tiện đến các KKT, KCN tạo điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH nói chung và công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng.

Tới thời điểm hiện tại, các dự án trong KKT, KCN đã đóng góp trên 2.892 tỷ đồng vào ngân sách, kim ngạch XNK đạt xấp xỉ 13,79 tỷ USD; thu hút 42 dự án mới và điều chỉnh tăng vốn cho 13 lượt dự án công nghiệp chế biến, chế tạo, với tổng vốn đầu tư đã thu hút đạt 160.820 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn FDI đạt 4,620 tỷ USD, tương đương trên 110.884 tỷ đồng). Hoạt động của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang chủ yếu tập trung tại các KKT, KCN trên địa bàn tỉnh, các dự án mới thu hút hầu hết đều tập trung tại các KCN.

Các KCN tại địa bàn TX Quảng Yên được coi là điểm sáng trong thu hút dự án đầu tư mới. Riêng năm 2023, TX Quảng Yên đã thu hút được 21 dự án đầu tư mới. Trong đó có 19 dự án FDI với tổng mức đầu tư 1,5 tỷ USD. 2 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn gần 37.000 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chủ tịch UBND TX Quảng Yên, cho biết: Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai dự án, TX Quảng Yên tập trung hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đẩy nhanh tiến độ GPMB, huy động mọi nguồn lực tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại đảm bảo liên thông, tổng thể… Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện việc đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến, hỗ trợ, thu hút đầu tư và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn để “tạo đà” phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo nhanh và bền vững.

Việc xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ được tỉnh Quảng Ninh chú trọng triển khai, tạo thuận lợi cho giao thương, thu hút đầu tư.

Đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 1.098 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, với tổng vốn đăng ký đạt 230.000 tỷ đồng. Trong đó, khu vực ngoài các KKT, KCN có 980 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký đạt trên 15.000 tỷ đồng (bình quân trên 15,3 tỷ đồng/doanh nghiệp), tạo việc làm cho hơn 75.800 người. Các ngành có đóng góp lớn là sản xuất thực phẩm; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim… Tại các KKT, KCN có 122 dự án công nghiệp chế biến, chế tạo còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt xấp xỉ 215.000 tỷ đồng, trong đó 86 dự án có vốn FDI với tổng vốn đăng ký đạt 6,484 tỷ USD, 36 dự án có vốn đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký đầu tư trên 60.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp hoạt động tại các KKT, KCN tuy có số lượng không nhiều, nhưng hầu hết đều là những doanh nghiệp đầu tư các dự án trung bình và lớn, có đóng góp đáng kể vào GRDP của tỉnh.

Tới nay, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU, các mục tiêu thực hiện đều đạt và vượt mức đã đề ra. Cụ thể: Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu GRDP năm 2021 đạt 11,3% (tăng 1,5% so với năm 2020), năm 2022 đạt 11,5% (tăng 0,2% so với năm 2021), năm 2023 đạt 11,6% (tăng 0,1% so với năm 2022); số lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh tăng 23.886 người, bằng  80% với mục tiêu đã đề ra là tạo ra thêm 30.000 việc làm mới đến năm 2025; tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 19,68% và cao hơn so với mức bình quân đã đề ra theo Nghị quyết số 01/NQ-TU là 17%/năm; tổng vốn thu hút đầu tư đạt xấp xỉ 160.820 tỷ đồng, đạt 321% mục tiêu đã đề ra là 50.000 tỷ đồng đến năm 2025.

Quyết tâm đạt những mục tiêu lớn

Với lợi thế cảng biển và cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, Quảng Ninh đang trở thành trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc, có vị trí, vai trò quan trọng trong hợp tác quốc tế của cả nước. Giai đoạn 2021-2030, Quảng Ninh có thể hưởng lợi từ các hiệp định tự do thế hệ mới nếu sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng hiện có để thu hút đầu tư vào KKT, KCN, CCN.

Các ngành có thế mạnh trên địa bàn tỉnh nói chung và KKT, KCN, CCN nói riêng có thể xuất khẩu mạnh như dệt, sản xuất hàng may mặc, điện tử, ô tô, sản xuất linh kiện cho ngành sản xuất năng lượng tái tạo… Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng có nhiều cơ hội phát triển các ngành công nghiệp mới, công nghệ cao, như công nghiệp điện tử – bán dẫn, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt Việt Nam.

Tuy nhiên, song song với những thuận lợi sẵn có, việc phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng gặp phải những tồn tại, hạn chế nhất định, như: Thu hút vốn đầu tư vào KKT, KCN và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chưa có nhiều đột phá; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo chuyển biến tích cực, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế; tỷ lệ các KCN hoàn thành đồng bộ hạ tầng theo dự án được duyệt còn chưa cao; việc đầu tư xây dựng các tiện ích xã hội, nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động, trong đó có lao động chất lượng cao phục vụ cho KKT, KCN chưa tương xứng; kết quả hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo không đạt theo kịch bản tăng trưởng…

Để khắc phục khó khăn, phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng bền vững, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu trong giai đoạn 2023-2025 tập trung thu hút vốn đầu tư đạt trên 2 tỷ USD/năm, tạo ra từ 20.000 chỗ làm việc mới/năm trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; tốc độ tăng trưởng ngành hằng năm đạt từ 20% trở lên; giai đoạn 2026-2030, thu hút vốn đầu tư đạt trên 3 tỷ USD/năm, tạo ra ít nhất 30.000 việc làm mới/năm.

Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Competition Team Technology (KCN Đông Mai).

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu đã đề ra, tỉnh Quảng Ninh sẽ chú trọng tăng cường chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, chỉ đạo liên quan đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư tại các KCN, KKT trên địa bàn; đẩy mạnh công tác GPMB và giao đất cho chủ đầu tư hạ tầng KCN, đảm bảo đủ điều kiện thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đồng thời; triển khai hiệu quả đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân KCN giai đoạn 2021-2030”; nâng cao chất lượng thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp…

Cùng với đó, đổi mới cách thức, nâng cao năng lực xúc tiến và thu hút đầu tư, tiếp cận nhà đầu tư theo hướng chủ động; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư đối với các tập đoàn, doanh nghiệp có thế mạnh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…



Nguồn

Cùng chủ đề

Kỳ vọng về “công nghiệp nhạc kịch” Việt Nam

Với ưu điểm có thể kết hợp thế mạnh của cả âm nhạc, lời thoại, vũ đạo, diễn xuất, thể loại nhạc kịch đang ngày càng chứng tỏ được sức hút với công chúng hiện đại. Có thể thấy, chưa bao giờ khán giả Việt Nam lại có cơ hội tiếp cận và thưởng thức nhiều tác phẩm nhạc kịch như hiện nay. Ðáng chú ý, bên cạnh sự xuất hiện của những vở diễn đậm chất cổ điển phương...

Nhà máy ô tô đầu tiên ở Quảng Ninh

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, Quảng Ninh chú trọng thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, hiện đại, thân thiện với môi trường. Một trong rất nhiều dự án trong lĩnh vực này được thu hút về địa bàn tỉnh là Dự án Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng tại Khu...

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Mùa quả ngọt

Với sự phát triển và biến đổi không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, sản xuất thông minh đã trở thành động lực quan trọng cho hiện đại hóa và tăng trưởng kinh tế. Đón đầu cơ hội phát triển mới, Nghị quyết 01-NQ/TU - nghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025 xác định ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng bền vững...

Tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo

Thực hiện nhiệm vụ trong chủ đề công tác năm 2024 là nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, Quảng Ninh luôn quan tâm, chú trọng tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn vào địa bàn với các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, hiện đại, công nghiệp xanh. Từ sự đồng hành của tỉnh, ngành công nghiệp...

Bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2025

Quảng Ninh vượt qua năm 2024 với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong đó là sự tàn phá khốc liệt của cơn bão số 3 gây thiệt hại nặng nề trên 28.000 tỷ đồng, tương đương giảm 0,65% tăng trưởng GRDP của tỉnh, chiếm khoảng 1/3 tổng thiệt hại của cả nước. Song với sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết, đồng lòng vượt qua khó khăn, tập trung thực hiện chủ đề công tác...

Cùng tác giả

Kỳ vọng về những quyết sách đóng vai trò nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

Quốc hội sẽ xem xét thông qua 7 Nghị quyết nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án, công trình. Trong bốn ngày qua (12-15/2), trên tinh thần khẩn trương, các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đã xem xét, thảo luận tại tổ, tại hội trường nhiều...

Bộ Công Thương tính tăng mua điện từ Trung Quốc, Lào tới 2030

Bộ Công Thương dự kiến tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào lần lượt thêm 3.000 MW và 2.500 MW đến năm 2030, cao hơn 1,5-5 lần so với quy hoạch hiện nay. Chính phủ dự kiến tăng trưởng hai chữ số trong những năm tới, để sớm đạt mục tiêu thành nước thu nhập cao vào 2045. Với mục tiêu này, nhu cầu tăng trưởng điện mỗi năm khoảng 12-14%. Tại dự thảo lấy ý kiến về Quy hoạch...

Nhà đầu tư lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng vàng sau một tuần

Giá vàng giảm 1 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch sáng nay, cộng với chênh lệch mua - bán, khiến nhà đầu tư lỗ hơn 2 triệu đồng chỉ sau một tuần. Cụ thể, nếu mua vàng trong phiên gia dịch ngày 9/2, bán ra vào phiên hôm nay 16/2, người mua vàng lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng. Trả lời phỏng vấn Báo điện tử VTC News sáng 16/2, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, những ngày...

Nam thần Kpop bị tai nạn giao thông, tạm dừng mọi hoạt động

Một nam thần Kpop nổi tiếng đã gặp tai nạn xe buýt dẫn đến gãy tay và phải hủy bỏ toàn bộ lịch trình làm việc sắp tới. Cộng đồng fan Kpop toàn cầu không khỏi bàng hoàng trước thông tin thành viên Felix của nhóm nhạc đình đám Stray Kids gặp tai nạn giao thông. Tờ Korea Boo ngày 16/2 đưa tin, vụ việc xảy ra khi nam thần tượng đang trên đường trở về nhà sau lịch trình gặp...

Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hai bên biên giới

Quảng Ninh là địa phương duy nhất cả nước có cả đường biên giới trên bộ, trên biển và đường hàng không với Trung Quốc, đây là điều kiện thuận lợi giúp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Trên nền tảng hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường các hoạt động gặp gỡ, trao đổi, phối hợp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây,...

Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tính tăng mua điện từ Trung Quốc, Lào tới 2030

Bộ Công Thương dự kiến tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào lần lượt thêm 3.000 MW và 2.500 MW đến năm 2030, cao hơn 1,5-5 lần so với quy hoạch hiện nay. Chính phủ dự kiến tăng trưởng hai chữ số trong những năm tới, để sớm đạt mục tiêu thành nước thu nhập cao vào 2045. Với mục tiêu này, nhu cầu tăng trưởng điện mỗi năm khoảng 12-14%. Tại dự thảo lấy ý kiến về Quy hoạch...

Nhà đầu tư lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng vàng sau một tuần

Giá vàng giảm 1 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch sáng nay, cộng với chênh lệch mua - bán, khiến nhà đầu tư lỗ hơn 2 triệu đồng chỉ sau một tuần. Cụ thể, nếu mua vàng trong phiên gia dịch ngày 9/2, bán ra vào phiên hôm nay 16/2, người mua vàng lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng. Trả lời phỏng vấn Báo điện tử VTC News sáng 16/2, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, những ngày...

Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hai bên biên giới

Quảng Ninh là địa phương duy nhất cả nước có cả đường biên giới trên bộ, trên biển và đường hàng không với Trung Quốc, đây là điều kiện thuận lợi giúp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Trên nền tảng hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường các hoạt động gặp gỡ, trao đổi, phối hợp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây,...

UBND tỉnh họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị ngành Than

Ngày 15/2, UBND tỉnh làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc (TCT Đông Bắc) để giải quyết những kiến nghị liên quan đến việc triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp. Cùng dự có đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;...

Một số điểm mới quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2025/NĐ-CP ngày 10/2/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 27/3/2025 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024. Trong đó, Nghị định số 20/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm d, k và bổ sung điểm m khoản...

Tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Năm 2025, Quảng Ninh đặt mục tiêu trưởng kinh tế đạt 14% - kỷ lục mới trong phát triển KT-XH sau nhiều thập kỷ. Để đạt mục tiêu này, tỉnh xác định giải pháp cốt lõi dựa vào nhân tố thúc đẩy đầu tư. Với quyết tâm chính trị lớn, các địa phương trong tỉnh đang tập trung cho công tác GPMB nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động đầu tư tăng tốc. Bám sát tinh thần chỉ...

Giá vàng trong nước bốc hơi 1 triệu đồng mỗi lượng phiên cuối tuần

Giá vàng trong nước giảm mạnh 1 triệu đồng mỗi lượng phiên cuối tuần do ảnh hưởng từ giá vàng thế giới và thông tin về đàm phán chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Tại phiên giao dịch sáng nay (15/2) hai thương hiệu vàng trong nước đảo chiều giảm mạnh tới 1 triệu đồng mỗi lượng theo đà giảm của giá vàng thế giới. Tại thời điểm 10 giờ 40 phút, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, Công...

Thị trường vàng lại lên ‘cơn sốt’

Giá vàng đang trải qua một đợt "sóng thần" chưa từng có, liên tiếp phá vỡ các kỷ lục lịch sử. Giới chuyên gia nhận định, đằng sau cơn sốt này là bóng dáng của chính sách thuế quan cứng rắn từ Mỹ, biến kim loại quý thành nơi “tránh bão" cho giới đầu tư toàn cầu, nhưng đồng thời cũng gây ra những hệ lụy khó lường cho ngành kim hoàn và nền kinh tế. Giá vàng "nhảy múa” Giá...

Doanh nghiệp đau đầu vì hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, vẫn còn tình trạng hàng giả, hàng nhái được bày bán trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Điều này đòi hỏi phải có giải pháp căn cơ để xử lý. Hàng giả tràn lan trên nền tảng thương mại điện tử Phản ánh đến Báo Lao Động, đại diện Công ty TNHH mỹ phẩm H.A cho biết, hiện nay, có nhiều gian hàng trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiktok shop… bán...

Hàng hóa nhập khẩu giá trị thấp không được miễn thuế giá trị gia tăng từ 18/2

Kể từ ngày 18/2, hàng hóa nhập khẩu có giá trị thấp được gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ không còn được hưởng chính sách miễn thuế giá trị gia tăng. Ngày 15/2, Tổng cục Hải quan thông tin về việc triển khai thu thuế giá trị gia tăng theo Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, kể từ ngày 18/2, hàng hóa nhập khẩu có giá trị thấp được gửi qua dịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất