Powered by Techcity

Còn tình trạng cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Sáng 4/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025.

Phát biểu ý kiến, đề cập vấn đề chống lãng phí trong bộ máy công quyền, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) cho biết, thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác chống lãng phí.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định). (Ảnh: DUY LINH)

Trong đó, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Quốc hội thực hiện giám sát tối cao và ban hành nghị quyết về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Gần đây nhất, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có thêm nhiệm vụ phòng, chống lãng phí với trọng tâm là phòng, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Đặc biệt, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí đã đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, đưa ra nhiều giải pháp rất trúng. Đây là thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc khuyến khích mọi người dân, đặc biệt là cán bộ trong bộ máy công quyền cần xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong toàn xã hội.

Bài viết đã đánh giá lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển.

​Nói về nguyên của tình trạng trên, đại biểu Mai Thị Phương Hoa cho biết, còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Các đại biểu dự phiên họp sáng 4/11. (Ảnh: DUY LINH)

Bên cạnh đó, có một số cán bộ còn quan niệm lãng phí chỉ là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, của Nhà nước không hiệu quả. Nhưng thực tế, theo đại biểu, còn có lãng phí về cơ hội và thời gian.

“Một chuyên gia nước ngoài đã nhận định rằng, lãng phí cơ hội và thời gian là sự lãng phí tài sản vô hình lớn nhất của con người. Khi cơ hội và thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay trở lại.

Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận định, thủ tục hành chính rườm rà làm lãng phí thời gian của người dân, doanh nghiệp. Bệnh sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc sẽ lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, đất nước”, đại biểu nhấn mạnh.

Một nguyên nhân nữa được đại biểu đoàn Nam Định chỉ ra là bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ, tư duy chủ quan của một số cán bộ muốn thực hiện những dự án gần địa phương, bộ ngành mình và trong nhiệm kỳ mình làm lãnh đạo để chứng tỏ năng lực.

Sự năng động nhưng do cách làm nóng vội, tính toán chủ quan, không tuân thủ đầy đủ các quy trình thủ tục nên không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Vừa qua một số dự án đã được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã điểm mặt, chỉ tên là những dẫn chứng cụ thể nhất.

Ngoài ra, chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao, chủ yếu mang tính cảnh báo, nhắc nhở.

Từ đó, đại biểu Mai Thị Phương Hoa nhấn mạnh nếu chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) lo ngại tại những địa phương vùng cao, có những khoáng sản đi kèm như đất, đá, xỉ than lẫn lộn với khoáng sản quý vẫn chưa được sử dụng khai thác, bị thải bỏ gây ra lãng phí.

Đại biểu đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành có giải pháp cần thiết để sử dụng đất đá thải ra từ các mỏ khoáng sản, xỉ than từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện để sử dụng thay thế làm vật liệu thông thường.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương). (Ảnh: DUY LINH)

Cũng về vấn đề chống lãng phí, ở một góc độ khác, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho biết, báo cáo của Chính phủ chỉ rõ: từ năm 2021 đến tháng 8/2024 có hơn 3.000 quy định kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa (chiếm 18.9% trong tổng số các quy định được rà soát). Đây là một con số rất lớn.

Theo đại biểu, những thủ tục hành chính không cần thiết, rườm rà trong kinh doanh là nút thắt, sức cản lớn đối với người dân và doanh nghiệp. Những thủ tục không cần thiết này làm lãng phí thời gian, lãng phí các nguồn lực xã hội và lãng phí cả những cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.

“Con số hơn 3000 thủ tục được cắt giảm, đơn giản hóa mang cả tính hiệu vui và chưa vui. Tín hiệu vui vì đây là kết quả của sự rà soát tích cực, trách nhiệm và khoa học. Nhưng chưa vui vì con số này cũng là kết quả của sự hạn chế trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua”, đại biểu phân tích.

Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, đại biểu kiến nghị cần tập rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp…



Nguồn

Cùng chủ đề

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí

Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm. Ngày 13/10, chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam...

Tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, sáng ngày 1/10, theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam, gặp gỡ, nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ. Trò chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng...

Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 10/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thời gian qua, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Từ đó, phát huy cao nhất mọi nguồn lực hoàn thành các mục tiêu...

Báo cáo chính trị phải khơi dậy được sự tự hào, tự cường, tự lực, tự tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân

Ngày 27/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, chủ trì Phiên họp lần thứ 2 Tiểu ban Văn kiện, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị do Tổ Biên tập xây dựng trên cơ sở Đề cương chi tiết đã được thông qua tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII. Tại phiên họp, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng,...

Vân Đồn: Chú trọng thực hiện tốt công tác cán bộ

Thực hiện công tác cán bộ, ở mỗi giai đoạn, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vân Đồn đều đề ra nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể phù hợp với thực tiễn, đảm bảo mọi cán bộ, nhất là người đứng đầu phải thực sự có trí tuệ, phẩm chất, uy tín, trong sạch, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới. Ban Chấp hành...

Cùng tác giả

Lần đầu tại Việt Nam có ‘chiếu phim mù’

Hưởng ứng trend bóc "tùi mù", nhà phát hành phim BHD lần đầu tiên ra mắt "phim mù". Ngoài cái tên "Bộ phim bí ẩn" dán nhãn 16+, mọi thông tin và hình ảnh có giá trị giới thiệu, bảo chứng cho tác phẩm như tên tuổi đạo diễn, hình ảnh của diễn viên... hoàn toàn được giấu kín. Theo bà Ngô Thị Bích Hiền - đại diện đơn vị phát hành BHD, Bộ phim bí ẩn là hình thức...

Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình

Sáng 5/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho biết, theo báo cáo kiểm toán, hiện nay bố trí chi thường xuyên còn thấp, còn nhiều khoản chưa được phân bổ, làm kìm hãm...

Giá điện sẽ tính như cước điện thoại

Cơ chế giá điện hai thành phần sẽ được triển khai thực hiện thí điểm cho nhóm đối tượng sản xuất trong năm 2024 và mở rộng thí điểm vào năm 2025 khi có đầy đủ cơ sở pháp lý cũng như điều kiện để thực hiện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đề xuất Bộ Công Thương về cơ chế và lộ trình áp dụng giá điện hai thành phần. Theo đó, giá điện hai thành phần sẽ...

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tháp Chăm gần nghìn năm ở Quy Nhơn

Tháp Đôi là một công trình kiến trúc Chămpa gồm 2 tháp nằm cạnh nhau, có niên đại cuối thể kỷ XII đầu thế kỷ XIII, cũng là 1 trong 8 cụm tháp Chăm cổ trên đất Bình Định. Nguồn

Đại biểu HĐND tỉnh nghe các báo cáo, tờ trình và tiến hành thảo luận tại tổ

Sau phiên khai mạc, sáng ngày 5/11, đại biểu dự kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh khóa XIV đã nghe các báo cáo, tờ trình, báo cáo thẩm tra của các Ban thuộc HĐND tỉnh và tiến hành thảo luận tại tổ. Tại kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh đã nghe các ủy viên UBND tỉnh trình bày 16 tờ trình là những cơ chế, biện pháp quan trọng liên quan trực tiếp đến công tác điều hành phát triển...

Cùng chuyên mục

Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình

Sáng 5/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho biết, theo báo cáo kiểm toán, hiện nay bố trí chi thường xuyên còn thấp, còn nhiều khoản chưa được phân bổ, làm kìm hãm...

Đại biểu HĐND tỉnh nghe các báo cáo, tờ trình và tiến hành thảo luận tại tổ

Sau phiên khai mạc, sáng ngày 5/11, đại biểu dự kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh khóa XIV đã nghe các báo cáo, tờ trình, báo cáo thẩm tra của các Ban thuộc HĐND tỉnh và tiến hành thảo luận tại tổ. Tại kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh đã nghe các ủy viên UBND tỉnh trình bày 16 tờ trình là những cơ chế, biện pháp quan trọng liên quan trực tiếp đến công tác điều hành phát triển...

Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Hà Nội lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS, CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ...

Khai mạc Kỳ họp thứ 22 HĐND tỉnh khóa XIV

Ngày 5/11, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026, long trọng khai mạc Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) để thảo luận, quyết nghị một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Đồng chí Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, chủ tọa kỳ họp. Dự Kỳ họp có đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực...

Xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số

Tại phiên thảo luận chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã giải trình, làm rõ nhiều nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm. Đào tạo nhân lực đáp ứng cho doanh nghiệp FDI Liên quan đến các trung tâm giáo dục thường xuyên và...

HĐND tỉnh: Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động

Với tinh thần đổi mới, trách nhiệm, HĐND tỉnh luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua đó tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, xứng đáng với lòng mong mỏi của nhân dân và cử tri trong tỉnh. Đồng chí Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, khẳng định: Dưới sự lãnh đạo của...

Thông cáo báo chí số 12 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ hai, ngày 4/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười hai (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về 4 nội dung sau: Một là, Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự...

Tình trạng rừng bị thiệt hại vẫn tiếp tục xảy ra và có nguy cơ gia tăng

Các đại biểu Quốc hội lo ngại khi tình trạng rừng bị thiệt hại vẫn đang tiếp tục xảy ra, trong khi màu xanh của rừng tại một số địa phương vẫn chưa "thực sự bền vững". Ngày 4/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025. Màu xanh...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào nội dung dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 4/11, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Cho ý kiến vào nội dung đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát...

‘Chuyến công tác đến Trung Quốc của Thủ tướng mang nhiều ý nghĩa quan trọng’

Trong chuyến công tác đến Trung Quốc, bên cạnh việc tham gia chương trình của Hội nghị thượng đỉnh GMS, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kiến sẽ có các hoạt động quan trọng tại Vân Nam và Trùng Khánh. Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và làm việc tại Trung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất