Powered by Techcity

Cô Tô: Khai thác lợi thế phát triển du lịch chất lượng cao

Là một quần đảo nằm xa đất liền, có nhiều lợi thế cho phát triển du lịch, Cô Tô xác định về lâu dài phát triển du lịch đảm bảo tính chuyên nghiệp, trở thành huyện đảo du lịch sinh thái, chất lượng cao, là trung tâm du lịch quốc gia. Mục tiêu này đã và đang được huyện đảo từng bước hiện thực hoá từ khai thác tốt các lợi thế của địa phương để phát triển du lịch chất lượng cao.

Mục tiêu nâng chất du lịch

Khu du lịch Cô Tô Village được xây dựng ven biển, đan xen trong không gian xanh tươi của hệ thống cây lâu năm trên đảo.

Năm 2023 vừa qua và năm nay, Cô Tô đều đã và đặt mục tiêu thu hút trên 300.000 lượt khách. Kể cả những năm trước dịch Covid-19 thì khách du lịch tới đây cũng lên tới hàng trăm nghìn lượt mỗi năm. Lượng khách này lớn hơn rất nhiều so với số dân cư chưa tới 7.000 người của huyện. Chính vì vậy, trong quan điểm phát triển du lịch năm nay, địa phương xác định nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ, du lịch theo hướng ưu tiên thu hút đối tượng khách có năng lực chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Không khuyến khích phát triển các dịch vụ du lịch bình dân và các tour du lịch giá rẻ, nhằm hạn chế việc tác động xấu đến môi trường và quá tải cho hạ tầng kỹ thuật…

Ông Đỗ Huy Thông, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Những năm gần đây, Cô Tô có chuyển mình rất lớn về hoạt động du lịch, nhà hàng, khách sạn rất nhiều, tính chuyên nghiệp bắt đầu cao. Cô Tô cũng tập trung thu hút, phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ mới chất lượng cao nhưng không làm ồ ạt mà làm từng bước chắc chắn, có chọn lọc. Địa phương được quy hoạch 10 điểm lặn biển, với lợi thế có loại hình du lịch lặn biển duy nhất ở khu vực phía Bắc, tuy nhiên huyện chỉ lựa chọn 3 điểm an toàn nhất để thí điểm và những điểm này không bị chồng lấn trong khu vực bảo tồn biển Cô Tô – đảo Trần đã được quy hoạch.

Lượng du khách tới Cô Tô hàng năm lên tới hàng trăm nghìn lượt, lớn hơn rất nhiều so với số dân cư của huyện.

Một cái thiếu của Cô Tô để vươn tầm là chưa có những nhà đầu tư chiến lược về dịch vụ du lịch. Nói về điều này, ông Đặng Quang Ngạn, Phó Bí thư Thường trực Cô Tô, phân tích: Để phát triển du lịch Cô Tô sau này thì chúng tôi phải bám vào quy hoạch, quản lý chặt chẽ quy hoạch và không lãng phí nguồn tài nguyên đất của mình. Cô Tô hiện giờ đang quy hoạch chi tiết, quy hoạch ngành, lĩnh vực, xong sẽ kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược, có tầm nhìn để ra với Cô Tô, đó mới là cái chúng tôi quan tâm.

Ngoài ra, vẫn duy trì phát triển du lịch cộng đồng để đảm bảo đời sống người dân nhưng phải nâng cao chất lượng dịch vụ, từ phục vụ cho tới chất lượng cơ sở lưu trú, đặc biệt gắn với văn hoá truyền thống vùng biển đảo, để tạo nên sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến với Cô Tô nhiều hơn.

Bình minh trên bãi biển Hồng Vàn của Cô Tô.

Giữ rừng, bảo tồn những loại cây, con quý

Khao khát thu hút đầu tư cho phát triển du lịch, tuy nhiên Cô Tô xác định phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh riêng trên cơ sở giữ rừng, bảo tồn những giá trị cây, con đặc hữu, quý hiếm của địa phương. Ông Ngạn cho hay, toàn tỉnh chỉ có Cô Tô không giao đất, giao rừng cho dân và quản lý rất tốt. Vì thế, địa phương xác định là giữ nguyên rừng khi làm du lịch, kể cả có xen kẹp thì chấp nhận rừng giữa khu du lịch và khu du lịch giữa rừng để vừa giữ được cảnh quan vừa phát triển dịch vụ.

Thời gian qua, Cô Tô đã thực hiện dự án Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm cây Tùng của huyện. Gần đây, cây Tùng Cô Tô (gồm cây Tùng La hán và cây Tùng đen Cô Tô) đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo Quyết định số 28425/QĐ-SHTT ngày 19/3/2024. Đây là cây bản địa, nguồn gen quý, có giá trị tâm linh, phong thủy trong văn hóa và tư duy của người dân huyện đảo. Cây cũng được xếp vào hàng cây cảnh quý hiếm, nhiều người ưa chuộng nên có giá trị cao. Vì vậy, với việc đăng ký nhãn hiệu, cây Tùng Cô Tô cũng mở ra tiềm năng kinh tế cho người dân phục vụ du lịch. Khách ra Cô Tô ngoài hải sản mang về thì có thể mua những cây tùng con, cây bonsai về trưng bày…

Cô Tô còn thu hút du khách bởi những khu rừng chõi nguyên sinh lớn, những hàng cây phong ba ven biển nở hoa trắng xoá khi vào mùa… Việc gìn giữ, bảo vệ những loài cây quý này có sự vào cuộc ngay từ chính người dân địa phương. Ông Hà Mạnh Hùng, Trưởng Phòng Tài nguyên – Môi trường và Nông nghiệp Cô Tô, chia sẻ: Rừng chõi có cả ở đảo Cô Tô lớn và đảo Thanh Lân, hằng năm đều có sự kiểm tra. Người dân cũng rất nhạy cảm, khi có ảnh hưởng tiêu cực từ thiên nhiên, thời tiết tới các loại cây này, bà con đều báo cho chính quyền. 2 năm vừa qua, rừng chõi đều xuất hiện các loại sâu ăn lá chõi, huyện đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức phun thuốc bảo vệ cây thành công, giữ gìn một loại cây đặc thù, tạo nên cảnh quan riêng cho Cô Tô.

Không chỉ là trên rừng, huyện đảo còn có nguồn lợi thuỷ sản giàu có. Khu bảo tồn biển Cô Tô – đảo Trần đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, là một trong 16 Khu bảo tồn biển của cả nước. Theo đó, ông Hùng cho hay, Khu bảo tồn biển Cô Tô – đảo Trần khi thành lập sẽ có 18.000ha để bảo vệ, trong đó phân ra các vùng bảo tồn nghiêm ngặt, vùng phục hồi sinh thái… Các hoạt động sẽ theo quy chuẩn, không có việc khai thác bừa bãi, bất hợp pháp, dùng ngư cụ cấm mà ngược lại vừa khai thác vừa bảo tồn, ví như các loài hải sản khai thác theo thời điểm, kích cỡ, theo mùa, tránh những giai đoạn cá, tôm sinh trưởng…

Cây phong ba (ảnh trên) và chõi (ảnh dưới) là những loài cây quý, tạo cảnh quan đặc sắc cho Cô Tô.

Thời gian qua, các dự án trồng phục hồi san hô trên vùng biển Cô Tô cũng được địa phương và các ngành chức năng quản lý chặt chẽ, người dân địa phương ngày càng nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường sinh thái biển, bảo vệ các rạn san hô, các loài thú biển quý hiếm như cá heo, cá voi, rùa biển… Ở trên bờ, Cô Tô hiện đang phấn đấu sẽ không có rác thải nhựa trên địa bàn, phân loại rác thải tại nguồn. Qua đó, góp phần quan trọng cho bảo vệ môi trường, tài nguyên sinh thái, đảm bảo phát triển du lịch bền vững trên địa bàn.

Gia tăng giá trị nông sản địa phương

Cô Tô được thiên nhiên ban tặng rất nhiều sản vật ở biển với nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao, như bào ngư, hải sâm, cá ngựa, các loài nhuyễn thể. Ông Hùng cho hay, ra với Cô Tô, du khách ấn tượng khi được thưởng thức ẩm thực nơi đây. Trong đó, nhiều du khách nhớ mãi con mực Cô Tô dày mình, đậm đà, có nhiều cách chế biến theo mùa với hương vị khác biệt, chất lượng thơm ngon hơn so với nhiều vùng biển khác.

Cá duội cũng là thứ trời ban cho Cô Tô, rồi các sản phẩm về sứa. Rong, tảo biển ở Cô Tô cũng rất đa dạng, đã được Sở NN-PTNT đưa đi kiểm nghiệm, xác định không có hoá chất, chất độc hại, đặc biệt có giá trị dinh dưỡng cao, sản lượng nhiều nhất là vào mùa hè. Hay như khoai lang trồng trên đất cát Cô Tô không chỉ có năng suất cao, vị ngọt rất đặc biệt mà lá ngọn khoai lang ăn cũng rất giòn, ngọt…

Cô Tô được thiên nhiên ban tặng nhiều sản vật biển có giá trị cao, hấp dẫn.

Chính vì vậy, để bảo tồn, khai thác tốt những nét đặc trưng riêng về ẩm thực vùng biển đảo phục vụ cho du lịch, Cô Tô đã và đang thực hiện tốt các quy hoạch để xác định các vùng nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản là thế mạnh của huyện rồi xác định các vùng chuyên canh để trồng cây nông nghiệp với một số cây chủ lực, đặc hữu trên địa bàn. Tiếp tục ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, nuôi trồng để có năng suất, chất lượng tốt, kể cả việc khai thác, chế biến đảm bảo chất lượng sản phẩm OCOP. Xây dựng các thương hiệu để vừa đảm bảo được chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bảo hộ sản phẩm.

Ông Hùng bày tỏ: Cần phải làm sao tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa nhà nông, nhà sản xuất, doanh nghiệp cũng như ngân hàng hỗ trợ các gia đình phát triển để tiến tới thành lập được các hợp tác xã sản xuất theo chuỗi tạo ra giá trị thì mới mong tạo ra giá trị cạnh tranh vì giá cả ở đảo cao, trong khi diện tích đất không lớn. Tuy nhiên, sẽ phải tập trung vào những cây bản địa có giá trị, không đòi hỏi diện tích lớn như cây tùng để làm cây cảnh, hay cây dược liệu và một số sản phẩm khác cũng lựa chọn phát triển ngay tại chỗ phục vụ cho khách du lịch. Vì vậy, nếu phát triển tốt thì sẽ có những mặt hàng xuất khẩu ngay tại chỗ, tạo ra giá trị lớn, góp phần phục vụ cho du lịch và ngược lại du lịch làm gia tăng giá trị của nông sản, giúp bà con yên tâm bám biển, giữ đảo, làm giàu từ mảnh đất quê hương.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra tuyến biên giới trên biển

Ngày 14/12, đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, làm trưởng đoàn, đã đi kiểm tra tuyến biên giới trên biển; thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và khảo sát, nắm tình hình công tác bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027 trên địa bàn huyện Cô Tô. Cùng đi có các đồng chí: Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư...

Cô Tô: Bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững

Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Tỉnh ủy, ngày 26/9/2022 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước giai đoạn 2022-2030, thời gian qua, huyện Cô Tô đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn. Ban Thường...

Đại tá Khúc Thành Dư, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh kiểm tra công tác phòng chống bão tại huyện Cô Tô

Ngày 5/9, Đại tá Khúc Thành Dư, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng chống cơn bão số 3 tại huyện Cô Tô. Trước tình hình bão có thể đổ bộ vào huyện đảo Cô Tô, huyện đã phân công các tổ công tác phụ trách địa bàn các xã, thị trấn. Các tổ công tác của huyện, các lực lượng chức năng tiếp...

Sức hút du lịch Thu – Đông ở Cô Tô

Khác với du lịch hè sôi động, du lịch dịp thấp điểm thu - đông tới Cô Tô cũng có lợi thế riêng về sự yên bình, tĩnh lẵng, vẻ đẹp cảnh quan cũng như không ít trải nghiệm thú vị, khó quên cho du khách. Theo đánh giá của các chuyên gia, năm nay, du lịch trái mùa dịp thấp điểm đang được nhiều du khách chú ý. Hình thức du lịch này đem đến cho du khách những...

Lành mạnh hoá môi trường kinh doanh du lịch

Du lịch Quảng Ninh sau dịch Covid-19 có sự phục hồi mạnh mẽ. Các doanh nghiệp cũng đầu tư trở lại về cơ sở vật chất cũng như các loại hình, dịch vụ, sản phẩm để thu hút khách nhiều hơn. Sự sôi động ấy tất yếu kéo theo những phức tạp nảy sinh trong môi trường du lịch, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải siết chặt khâu quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý các...

Cùng tác giả

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần vào hồi 21 giờ 09 phút ngày 23/12 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau một thời gian lâm bệnh. Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Nguyễn Quyết, sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các...

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Cùng chuyên mục

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Du lịch ứng dụng công nghệ Theo các chuyên gia, những sáng kiến chuyển đổi số do Chính...

Chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới

Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong, Phó Trưởng Ban...

Du lịch khởi sắc mạnh mẽ ở huyện miền núi Bình Liêu

Nhờ đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thôn bản, điểm đến, khai thác các thế mạnh về thiên nhiên và văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc, du lịch Bình Liêu thời gian qua đã có sự khởi sắc mạnh mẽ. Nếu như năm 2015 chỉ đón trên 33.000 lượt khách, thì năm 2024 huyện đón trên 220.000 lượt khách tham quan. Nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế -...

Tour tàu xuyên Việt giá hơn 200 triệu đồng mỗi khách

Chuyến tàu hạng sang với giá vé lên tới hơn 200 triệu đồng mỗi khách khởi hành từ ga Sài Gòn, đưa 13 khách quốc tế đi xuyên Việt trong 7 ngày 6 đêm. Theo đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Việt Nam, chuyến tàu hỏa cao cấp xuyên Việt đầu tiên mang ký hiệu SE61, khởi hành từ ga Sài Gòn ngày 18/12, dừng tại ga Phan Thiết hôm 19/12. Tàu sau đó di chuyển...

Khai thác du lịch từ nghệ thuật hát xẩm

Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh, Trung tâm Xúc tiến quảng bá Di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam (VICH) phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh vừa tổ chức giới thiệu trải nghiệm nghệ thuật hát xẩm trung tuần tháng 12/2024. Đây cũng là gợi mở để xây dựng một sản phẩm, trải nghiệm du lịch mới mẻ, hấp dẫn. Theo đó, trong khuôn khổ Triển lãm “Sắc màu văn hóa di sản phi vật thể Quảng...

Độc đáo homestay Hương Hồi Quế

Homestay là loại hình lưu trú đặc thù không còn xa lạ tại Bình Liêu. Hầu hết các homestay của Bình Liêu đều được hướng dẫn phát triển theo hướng để du khách được cùng ăn, cùng nghỉ, cùng sinh hoạt và trải nghiệm như một người dân bản địa thực thụ. Nằm ở vị trí thuận lợi tại thôn Khe Tiền (xã Đồng Văn) homestay Hương Hồi Quế mới hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo thêm...

Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2025

Việt Nam đặt mục tiêu phục hồi hoàn toàn như trước dịch vào năm 2025, với 18 triệu lượt khách quốc tế và đóng góp trực tiếp 6-8% vào GDP. Mục tiêu được đưa ra trong buổi hội thảo "Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn" sáng nay. Cục phó Du lịch Quốc gia Phạm Văn Thủy cho biết du lịch Việt thời...

Dân châu Á đắn đo giá cả khi du lịch, khách Việt thoải mái hơn

Mặc dù nhạy cảm với giá cả ít hơn so với khu vực, 37% du khách người Việt vẫn coi giá cả là yếu tố quan trọng khi chọn chỗ ở, xếp trên các yếu tố khác như sự thoải mái và các sáng kiến bền vững. Theo khảo sát của Traveloka, phần lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, yếu tố nhạy cảm về giá cả đóng vai trò quan trọng. Gần một nửa số du khách...

Tin nổi bật

Tin mới nhất