Powered by Techcity

Cơ hội với doanh nghiệp đi trước, đón đầu

Ngành công nghệ bán dẫn được nhận định sẽ là cơ hội với những doanh nghiệp đi trước, đón đầu. Sự cần thiết của ngành chất bán dẫn, quy mô, dư địa thị trường lớn và lợi thế sẵn có của Việt Nam là yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp Việt thành công trong lĩnh vực này.

Dây chuyền sản xuất công tơ điện tử đúng tiêu chuẩn. Vấn đề thương hiệu hiện nay được các doanh nghiệp rất chú trọng. Ảnh tư liệu (minh hoạ): Ngọc Hà/TTXVN

Các chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho biết: Công nghệ bán dẫn là nền tảng của thế giới hiện đại, huyết mạch của kinh tế số. Quy mô thị trường bán dẫn toàn cầu dự kiến đạt 745,5 tỷ USD trong năm 2024 và đạt 2.033,5 tỷ USD vào năm 2033, tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) 12%/năm. Điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng lớn của ngành trong tương lai.

Ngành bán dẫn hưởng lợi từ sự bùng nổ các thị trường mới như: Trung Quốc, Ấn Độ và sự lan rộng của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G hay internet vạn vật (IoT). Tuy nhiên, chuyên gia từ Agriseco cũng nhận thấy, những thách thức từ sự chậm trễ của kinh tế toàn cầu và nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng.

Theo Agriseco, Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển ngành bán dẫn nhờ vị trí địa chính trị, kinh tế; nguồn nhân lực trẻ dồi dào và trình độ cao từ thực hiện đề án Phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn tại Việt Nam đến năm 2030 với mục đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn; lợi thế từ nguồn đất hiếm có trữ lượng đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc (theo Cục Khảo sát địa chất Mỹ). Việt Nam tiếp tục được kỳ vọng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng.

Hiện nay, lĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam đã và đang thu hút các tập đoàn hàng đầu thế giới như: Nvidia, Intel, Samsung đầu tư. Theo đó, các công ty hoạt động trong chuỗi giá trị ngành bán dẫn (cung cấp nhân lực, thiết kế, sản xuất, lắp ráp) kỳ vọng sẽ được hưởng lợi trực tiếp.

Nhìn nhận về tiềm năng của ngành chất bán dẫn, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, doanh thu bán dẫn toàn cầu kỳ vọng sẽ phục hồi trong năm 2024 nhờ nhu cầu về các thiết bị điện tử phục hồi và chứng kiến chu kỳ tăng trưởng dài hạn mới nhờ nhu cầu thiết bị điện tử, xe điện và mức độ phổ biến của AI, IoT, 5G… ngày càng tăng.

Theo ông Hoàng Việt Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần FPT, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ chip có tiềm năng lớn trên thế giới. Dữ liệu thống kê cho thấy, tốc độ phát triển của thị trường chip tại Việt Nam trong những năm gần đây đạt 6,12% mỗi năm và dự kiến đến năm 2027 quy mô của thị trường có thể đạt khoảng 1,66 tỷ USD.

Ông Hoàng Việt Anh cũng cho hay, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như: Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn FPT đã chủ động xây dựng năng lực tham gia vào quá trình nghiên cứu phát triển và sản xuất chip; trong đó, FPT đã bắt tay vào lĩnh vực chip và bán dẫn, với sự hợp tác đầu tiên là gia công cho các hãng làm chip bán dẫn của các nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Đồng thời, FPT đã chính thức thành lập Công ty cổ phần Bán dẫn FPT chuyên tập trung vào lĩnh vực chip và bán dẫn. Ngoài việc thành lập Công ty cổ phần Bán dẫn FPT, doanh nghiệp còn đào tạo kỹ sư chuyên về chip và bán dẫn với mục tiêu đến năm 2030 cung ứng khoảng 10.000 kỹ sư.

Theo Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital Việt Nam, các doanh nghiệp như FPT và Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán: DGC) là những doanh nghiệp được kỳ vọng hưởng lợi đặc biệt khi tận dụng được cơ hội trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ bán dẫn. Một trong những nguyên liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất vi mạch điện tử, chất bán dẫn là phốt pho cũng sẽ tăng giá mạnh nhờ nhu cầu gia tăng. Do đó, Hoá chất Đức Giang cũng được hưởng lợi lớn khi là doanh nghiệp có sản lượng xuất khẩu lớn nhất châu Á về phốt pho vàng.

Theo ban lãnh đạo Hóa chất Đức Giang, đến cuối năm 2024, nhu cầu phốt pho của Việt Nam sẽ tăng đột biến nhờ các nhà máy sản xuất pin và chip mới ở Đông Á và Mỹ đa dạng hóa nguồn cung ngoài Trung Quốc. Cùng đó, nhu cầu về phốt pho vàng nói riêng và các loại hoá chất khác từ các khách hàng tại Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Nhật Bản… đang phục hồi. Hoá chất Đức Giang cũng cho biết, sản phẩm phốt pho vàng của tập đoàn hiện được các nhà sản xuất chất bán dẫn ưa chuộng nhờ độ tinh khiết cao hàng đầu trên thị trường, cùng đó là khả năng cạnh tranh về giá cả, chi phí. Hiện các phân xưởng của công ty đang hoạt động với công suất tối đa để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap, trong bối cảnh Trung Quốc không còn xuất khẩu phốt pho vàng, Hoá chất Đức Giang trở thành một trong những nhà xuất khẩu phốt pho vàng lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/3 tổng lượng phốt pho vàng được xuất khẩu trên toàn cầu.

Tuy nhiên, Hoá chất Đức Giang vẫn giữ quan điểm thận trọng về kết quả kinh doanh trong năm nay. Dự kiến, Hóa chất Đức Giang sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thường niên xem xét và thông qua kế hoạch doanh thu hợp nhất năm nay đạt 10.202 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2023, nhưng mức lãi ròng dự kiến giảm 4%, còn 3.100 tỷ đồng. Nếu thực hiện được kế hoạch này, Hóa chất Đức Giang sẽ có năm thứ 2 ghi nhận doanh thu trên 10 nghìn tỷ đồng và đây là mức doanh thu cao thứ 2 trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

Thực tế, trên thị trường chứng khoán, chỉ có số ít doanh nghiệp niêm yết có hoạt động kinh doanh liên quan đến ngành công nghệ bán dẫn. Nhờ những tiềm năng và cơ hội kinh doanh lớn mở ra, cổ phiếu của các doanh nghiệp này tăng giá rất mạnh, thậm chí vượt đỉnh lịch sử.

Đối với FPT, hiện cổ phiếu này đang giao dịch tại vùng đỉnh lịch sử, hơn 116.000 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa đạt tới gần 142.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp này cũng có mức tăng trưởng liên tục đạt 2 con số. Chỉ tính 2 tháng đầu năm, doanh thu FPT đạt 7.295 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.312 tỷ đồng, tăng 19%; lãi sau thuế 1.114 tỷ đồng, tăng khoảng 17%.

Còn với Hóa chất Đức Giang, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DGC của doanh nghiệp cũng đang giao dịch tại vùng giá cao nhất lịch sử niêm yết, đạt 123.000 đồng/cổ phiếu.



Nguồn

Cùng chủ đề

Dừa lên cơn sốt, doanh nghiệp ‘đỏ mắt’ tìm mua nguyên liệu

So với cùng kỳ năm 2024, giá dừa khô nguyên liệu đã tăng 40% và so với quý 1 năm 2023, tăng đến 120%, cao nhất từ trước đến nay. Tại Bến Tre, giá dừa khô nguyên liệu canh tác hữu cơ dao động từ 150.000 đến 160.000 đồng/chục (12 trái), trong khi dừa khô canh tác thông thường có giá từ 130.000 đến 145.000 đồng/chục. Giá dừa tươi cũng tăng mạnh, với mức tăng 110% so với cùng kỳ năm...

Vingroup và Viettel hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số doanh nghiệp

Ngày 18/2/2025, Vingroup và Viettel ký Biên bản ghi nhớ cùng thúc đẩy mạnh mẽ mục tiêu chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, vì mục tiêu phát triển bền vững, góp phần nâng tầm vị thế DN Việt trên trường quốc tế. Theo thỏa thuận, Vingroup và Viettel sẽ phối hợp chặt chẽ để phát huy lợi thế từ hệ sinh thái sản phẩm/dịch vụ mỗi bên, đồng thời kết hợp...

Một số điểm mới quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2025/NĐ-CP ngày 10/2/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 27/3/2025 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024. Trong đó, Nghị định số 20/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm d, k và bổ sung điểm m khoản...

Doanh nghiệp đau đầu vì hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, vẫn còn tình trạng hàng giả, hàng nhái được bày bán trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Điều này đòi hỏi phải có giải pháp căn cơ để xử lý. Hàng giả tràn lan trên nền tảng thương mại điện tử Phản ánh đến Báo Lao Động, đại diện Công ty TNHH mỹ phẩm H.A cho biết, hiện nay, có nhiều gian hàng trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiktok shop… bán...

Động lực tăng trưởng từ doanh nghiệp

Tờ trình Đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu đạt tăng trưởng 8% trở lên là nội dung đầu tiên được Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV xem xét, cho ý kiến trong phiên khai mạc diễn ra ngày 12/2/2025. Tại Đề án, Chính phủ đề xuất Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8% trở lên...

Cùng tác giả

Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực

Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103. Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025); thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh...

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Cùng chuyên mục

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Sầu riêng vướng quy định mới khiến xuất khẩu rau quả lao dốc

Quy định mới và kiểm tra chặt chẽ từ các thị trường khiến xuất khẩu sầu riêng giảm 80%, kéo kim ngạch rau quả hai tháng đầu năm ước còn 677 triệu USD. Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối diện với giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu ước tính đạt 677 triệu USD, giảm 17% so với cùng...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 8 tháng 1 năm 2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày...

Giá lợn hơi ngày 24.2: Tiếp tục tăng, sát mốc 80.000 đồng/kg

Giá lợn hơi trên cả nước ngày 24.2 tiếp tục tăng mạnh, thiết lập các mức giá cao kỷ lục và tiến gần đến mốc 80.000 đồng/kg. Miền Bắc Tại miền Bắc, giá lợn hơi duy trì ổn định, dao động trong khoảng 71.000 - 73.000 đồng/kg. Các tỉnh như Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình ghi nhận mức giá cao nhất khu vực, đạt 73.000 đồng/kg. Miền Trung - Tây Nguyên Khu vực miền Trung - Tây...

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất