Powered by Techcity

Cơ hội mới từ Nghị quyết khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững

Thay thế Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND, mới đây, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 37/2024/NQ-HĐND “Quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Nghị quyết tiếp tục mở ra cơ hội mới đối với kinh tế rừng trên toàn tỉnh.

3 năm thêm gần 1.700ha rừng gỗ lớn

Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND “Về việc quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” được áp dụng thí điểm tại TP Hạ Long và huyện Ba Chẽ. Sau gần 3 năm thực hiện, toàn tỉnh có 1.016 hộ gia đình, cá nhân được thụ hưởng chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất cây gỗ lớn, cây bản địa với tổng diện tích rừng trồng 1.656,2ha, bao gồm: Giổi xanh 60,9ha; lim xanh 31,3ha; lát hoa 32,6ha; sao đen 0,5ha; thông 15,7ha; dó bầu 1ha; quế 1.514,1ha. Tổng kinh phí đã giải ngân để thực hiện hỗ trợ là 35,686 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ trực tiếp cho 1.016 hộ, cá nhân 21,196 tỷ đồng; hỗ trợ vay vốn ưu đãi ủy thác qua Ngân hàng CSXH tỉnh 14,49 tỷ đồng cho 342 hộ, cá nhân.

Người dân Đầm Hà ra quân trồng rừng gỗ lớn tại Hồ Đầm Hà Động tháng 2/2024.
Người dân ra quân trồng rừng gỗ lớn tại hồ Đầm Hà Động (huyện Đầm Hà), tháng 2/2024. Ảnh Duy Văn

Thực hiện Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND được cả hệ thống chính trị 2 địa phương vào cuộc mạnh mẽ, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Từ chuyển động của Hạ Long, Ba Chẽ, nhận thức, ý thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân các địa phương trong tỉnh về giá trị bền vững của rừng gỗ lớn, cây bản địa được nâng cao rõ rệt. Nghị quyết đã tạo cơ chế, động lực mới cho chủ rừng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao giá trị rừng trồng trên đơn vị diện tích, từng bước nâng cao chất lượng rừng Quảng Ninh. Các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết đã được các cấp ủy, chính quyền triển khai kịp thời, đồng bộ; chi trả kinh phí hỗ trợ cho các chủ rừng tham gia chính sách đảm bảo tính khách quan, minh bạch, đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Hộ gia đình, cá nhân thực hiện trồng rừng đúng phương án và quy trình kỹ thuật đã được phê duyệt; cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

Ông Nguyễn Văn Bông, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh, khẳng định: Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND đi vào đời sống, đóng góp tích cực vào kết quả phát triển rừng trồng gỗ lớn, cây bản địa của tỉnh. Giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh trồng được 4.170ha cây gỗ lớn, cây bản địa, trung bình trồng 1.390ha/năm, bằng 248% so với giai đoạn 2017-2020. Năm 2022, toàn tỉnh trồng được 2.288,8ha rừng lim, giổi, lát; năm 2023 trồng được 1.078,3ha lim, giổi, lát. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết giúp tỷ lệ che phủ rừng 55% của Quảng Ninh giữ vững, chất lượng rừng được nâng cao.

Cơ hội mới 

Rừng mang nhiều tác dụng, vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ cảnh quan, môi sinh, môi trường. Ảnh chụp rừng đầu nguồn hồ Yên Lập.
Rừng đầu nguồn hồ Yên Lập. Ảnh Duy Văn

Các địa phương hiện đã hoàn thành xây dựng và phê duyệt phân vùng trồng rừng gỗ lớn với tổng diện tích khoanh vùng 145.137ha, trong đó diện tích phù hợp trồng lim, giổi, lát là 6.223ha. Qua rà soát, nhu cầu tham gia chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn trên toàn tỉnh giai đoạn 2024-2026 khoảng 6.360ha; trong đó hộ gia đình, cá nhân 4.589ha, các tổ chức, doanh nghiệp 1.771ha. Vì vậy, để tiếp tục khuyến khích trồng rừng gỗ lớn, hiện thực hoá các mục tiêu về phát triển lâm nghiệp bền vững theo Nghị quyết số 19-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy, tiến tới nền kinh tế rừng bền vững, giá trị cao, tại Kỳ họp thứ 19 vừa qua, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 37/2024/NQ-HĐND, thay thế cho Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND.

Nghị quyết số 37/2024/NQ-HĐND có nhiều điểm mới so với Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND. Cụ thể đã mở rộng phạm vi áp dụng từ 2 địa phương lên 13 địa phương toàn tỉnh; mở rộng đối tượng áp dụng từ hộ gia đình, cá nhân lên tổ chức, nhóm hộ, hộ gia đình, cá nhân. Điều chỉnh, bổ sung nhiều chính sách, trong đó nâng mức hỗ trợ và nội dung hỗ trợ bằng tiền; bổ sung một số khoản hỗ trợ; nâng mức cho vay ưu đãi; bổ sung danh mục các loài cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu được thụ hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất dưới tán rừng… Dự kiến ngân sách tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện chính sách theo Nghị quyết số 37/2024/NQ-HĐND từ năm 2024-2029 khoảng 308,9 tỷ đồng.

Theo ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, việc mở rộng phạm vi áp dụng khiến nhân dân toàn tỉnh hưởng ứng, chờ đón, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của chủ rừng, phù hợp với điều kiện về phát triển rừng gỗ lớn của địa phương. Mở rộng đối tượng áp dụng cũng rất trúng và đúng. Đây là đối tượng giàu kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất thâm canh và có nguồn lực, lượng tích tụ đất lớn, có khả năng liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất phục vụ trồng rừng thâm canh và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai; tạo mô hình tham chiếu dẫn dắt các hộ gia đình, cá nhân mạnh dạn tham gia phát triển rừng trồng gỗ lớn. Bổ sung danh mục các loài cây được thụ hưởng chính sách sẽ khuyến khích chủ rừng tạo nguồn thu ngắn hạn để đầu tư trồng rừng dài hạn, tạo động lực để chủ rừng tăng diện tích rừng gỗ lớn…

Người dân xã Thanh Sơn (huyện Ba Chẽ) trồng cây ba kích xen trong rừng cây lim.
Người dân xã Thanh Sơn (huyện Ba Chẽ) trồng cây ba kích xen trong rừng cây lim.

UBND tỉnh đang khẩn trương ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện triển khai một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 37/2024/NQ-HĐND. Trên cơ sở đó, các ngành, địa phương lập kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện; trình tự lập, thẩm định, phê duyệt, công bố phương án trồng rừng gỗ lớn và sản xuất dưới tán rừng; trình tự hỗ trợ kinh phí, chi phí lập phương án; kinh phí mua cây giống, con giống và công chăm sóc; trình tự hỗ trợ vay vốn ưu đãi ủy thác qua Ngân hàng CSXH; quyết toán kinh phí thực hiện và xử lý rủi ro trong quá trình thực hiện…  

Chủ tịch HĐND phường Nam Khê (TP Uông Bí) Phạm Văn Dược: “Nghị quyết giúp địa phương thuận lợi trong công tác chỉ đạo, thực hiện phát triển kinh tế rừng bền vững”

Rừng của Uông Bí chủ yếu nằm ở khu vực phía Bắc thành phố, đây là một trong những dư địa phát triển trên địa bàn. Những năm trước đây, bám sát sự định hướng của tỉnh, các xã, phường vận động người dân giảm diện tích trồng rừng gỗ nhỏ, tăng cường trồng rừng gỗ lớn. Tuy nhiên do không nằm trong đối tượng áp dụng của Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND, nên việc này chủ yếu mang tính vận động, khuyến khích là chính. Hiện với Nghị quyết số 37/2024/NQ-HĐND, người trồng rừng đều được thụ hưởng chính sách khi tham gia trồng rừng gỗ lớn, trồng cây bản địa. Nghị quyết là đòn bẩy giúp người dân tự tin, sẵn sàng tham gia đầu tư vào những đối tượng cây rừng trồng chu kỳ phát triển dài. Nghị quyết cũng tạo sự thuận lợi cho đội ngũ cán bộ địa phương trong công tác chỉ đạo, thực hiện phát triển kinh tế rừng bền vững.

Giám đốc công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hoành Bồ Nguyễn Bá Trượng: “Chúng tôi đồng tình với việc Nghị quyết  đưa “nhà giàu” vào cuộc trồng rừng gỗ lớn”

Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND bổ sung đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), HTX, đơn vị thuộc LLVT nhân dân, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi gọi những đối tượng này là “nhà giàu” trồng rừng. Đây là những đơn vị có năng lực trồng rừng gỗ lớn, có kinh nghiệm, kỹ thuật, diện trồng rừng lớn, quan trọng là họ gắn bó mật thiết và lâu dài với rừng, là đối tượng mà tỉnh có thể nắm bắt và điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Riêng tổ hợp tác được bổ sung là để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân có thể liên kết hình thành tổ hợp tác để thụ hưởng chính sách và hình thành các khu vực trồng rừng gỗ lớn tập trung. Từ những nét mới này sẽ tác động rất tích cực để việc nâng cao diện tích và chất lượng trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND xã Đông Ngũ (huyện Tiên Yên) Nguyễn Văn Hồng: “Phát triển kinh tế lâm nghiệp đúng hướng là nền tảng vững chắc”

Thời gian qua, xã đã tập trung phát triển cây lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng gỗ lớn. Công tác tuyên truyền thường xuyên, liên tục, nên đại bộ phận người dân hiểu rõ lợi ích của kinh tế lâm nghiệp bền vững là mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu… Từ đầu năm 2024 đến nay, xã đã chuyển đổi được hơn 6ha rừng gỗ lớn, vượt so với kế hoạch 5ha huyện giao đầu năm. Nhiều hộ gia đình năng động, sáng tạo khi kết hợp chăn nuôi gà Tiên Yên dưới tán rừng quế gỗ lớn, vừa tiết kiệm nguồn thức ăn cho gà, vừa không mất công phát dọn cỏ cho cây quế. Xã phấn đấu hết năm 2024 mức thu nhập bình quân đạt trên 100 triệu đồng/người/năm. Phát triển kinh tế lâm nghiệp đúng hướng là nền tảng vững chắc, góp phần tăng trưởng kinh tế của xã thời gian tới.

Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Tân Sơn (xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà) Voòng A Tài: “Người dân, tổ chức, doanh nghiệp được tiếp thêm nhiều động lực”

Chính sách đặc thù khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững mà HĐND tỉnh vừa thông qua tại Kỳ họp thứ 19 được người dân rất mong chờ. Cụ thể, thực hiện trồng rừng gỗ lớn, người dân được hỗ trợ kinh phí mua cây giống, công chăm sóc với mức 20 triệu đồng/ha; được hỗ trợ vay vốn Ngân hàng CSXH mức 30 triệu đồng/ha. Thực hiện phát triển kinh tế dưới tán rừng, các hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha rừng trồng cây lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Với chính sách này, người dân, tổ chức, doanh nghiệp được tiếp thêm nhiều động lực để đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa, góp phần phát triển sản xuất bền vững.

Đến nay, toàn tỉnh không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Trung ương. Theo chuẩn nghèo của tỉnh quy định tại Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND, hiện tỉnh chỉ còn 246 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,064% tổng số hộ dân toàn tỉnh. Thống kê hết năm 2023, mức thu nhập bình quân đầu người tại 67 xã vùng DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh là 73 triệu đồng/ người, tăng 27,248 triệu đồng/người/năm so với năm 2020, và tăng 18,948 triệu đồng/ người/năm so với năm 2022.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp

Tháng 9, cơn bão số 3 (Yagi) gây hậu quả nghiêm trọng đã tác động mạnh đến kết quả thực hiện chỉ tiêu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh, làm sụt giảm tăng trưởng GRDP toàn ngành (tăng trưởng GRDP nông, lâm nghiệp, thủy sản 9 tháng chỉ tăng 0,6%, thấp hơn kịch bản tăng trưởng 3,88 điểm %, trong đó lâm nghiệp, thủy sản là các ngành bị thiệt hại nặng nề). Ngay sau cơn...

Tập trung sản xuất nông nghiệp vụ đông

Vụ đông lâu nay đã trở thành vụ sản xuất chính, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân tại nhiều địa bàn. Ðể khuyến khích người dân đẩy mạnh sản xuất, ngành Nông nghiệp tỉnh chủ động triển khai sớm kế hoạch sản xuất vụ đông; tăng cường hướng dẫn các đơn vị, địa phương và người dân ứng dụng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Tại TX Quảng Yên, thời điểm này, người nông...

Thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ

Theo đánh giá của các chuyên gia, Quảng Ninh là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi để trở thành trung tâm chế biến, xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên cho đến nay, việc phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh vẫn chưa phát triển đúng như kỳ vọng đặt ra. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 278 cơ sở chế biến lâm sản...

Làm giàu từ kinh tế trang trại

Khai thác lợi thế về diện tích đất, nhiều hộ dân đã mạnh dạn triển khai các mô hình kinh tế trang trại, đem lại thu nhập kinh tế cao cho gia đình, đồng thời, góp phần tạo ra các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.  Với diện tích mặt nước lên đến 18ha tại thôn 3, xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái, ông Phạm Văn Đỗ đã phát triển mô hình nuôi tôm thương phẩm. Những năm gần...

Tập trung phát triển thuỷ sản ở những vùng nuôi biển trọng điểm

Theo kịch bản tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh năm 2024, sản lượng thuỷ sản phấn đấu đạt và vượt 187.000 tấn. Tuy nhiên, cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào Quảng Ninh đầu tháng 9 vừa qua đã làm thiệt hại trên 43.000 tấn hải sản nuôi, trong đó có trên 21.000 tấn thuỷ sản tính trong kỳ thu hoạch. Trước thực trạng này, ngành nông nghiệp nói chung, lĩnh vực sản xuất thuỷ sản nói...

Cùng tác giả

Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam

Chiều 30/11, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Kết quả biểu quyết cho thấy 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Hồng Thanh trình bày Báo cáo...

Thị trường M&A năm 2025 được dự báo đầy triển vọng

Thị trường M&A Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn sẵn sàng đón nhận những thương vụ đầu tư lớn và kỳ vọng sẽ thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI vào năm 2025. Nhiều thương vụ trăm triệu đô trong năm 2024 Chia sẻ tại Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 16 diễn ra mới đây tại TP.HCM, ông Nguyễn Công Ái - Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam, cho biết theo tổng hợp từ KPMG thị...

Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Sáng 30/11, tại Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân (phường Bình Khê, thành phố Đông Triều), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Đông Triều đã phối hợp tổ chức “Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn”. Tại buổi lễ tưởng niệm, sau nghi thức dâng hương, các đại biểu, tăng ni, phật tử, cùng người dân, du khách, đã được nghe tiểu sử...

58 tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7

58 cuốn sách, bộ sách giá trị của các tác giả, nhóm tác giả là nhà nghiên cứu, dịch giả, nhà văn… được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII. Tối 29/11, tại Nhà Hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024. Dự Lễ trao giải...

Văn phòng Tỉnh ủy: Tập huấn công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp

Trong 2 ngày 30/11 và 1/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp cho 259 đồng chí là cán bộ, công chức các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc tỉnh; cán bộ, công...

Cùng chuyên mục

Thị trường M&A năm 2025 được dự báo đầy triển vọng

Thị trường M&A Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn sẵn sàng đón nhận những thương vụ đầu tư lớn và kỳ vọng sẽ thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI vào năm 2025. Nhiều thương vụ trăm triệu đô trong năm 2024 Chia sẻ tại Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 16 diễn ra mới đây tại TP.HCM, ông Nguyễn Công Ái - Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam, cho biết theo tổng hợp từ KPMG thị...

Thời của bán hàng qua TikToker

Bán buôn trực tiếp đìu hiu, trong khi bán hàng trên các sàn thương mại điện tử đối diện sức ép lớn về cạnh tranh thị phần, những TikToker dần trở thành kênh tìm kiếm khách hàng cho các doanh nghiệp. Và thực tế ngày càng nhiều doanh nghiệp bước chân vào cuộc chơi công nghệ này. Ông Nguyễn Văn Thứ, giám đốc Công ty GC Food (Đồng Nai), chia sẻ trên trang cá nhân khi lần đầu tiên sản phẩm...

Tiếp tục tăng chỉ tiêu tín dụng cho một số tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch. Việc tăng này được NHNN dựa vào các điều kiện như lạm phát được kiểm soát tốt dưới mức mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra; Đồng thời thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về...

Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam – Online Friday 2024

Tối 29/11, Bộ Công Thương khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024, với chủ đề "Tự hào hàng Việt sánh vai cùng thương hiệu toàn cầu". Online Friday 2024 diễn ra từ 0h ngày 29-11 đến 12h ngày 1-12, bao gồm: Sự kiện trực tuyến 60 giờ mua sắm trên các sàn thương mại điện tử, nền tảng số tại Việt Nam; lễ hội Big OFF trải nghiệm thương mại điện tử tại không...

Thu giữ hơn 2.000 ‘túi mù’ đồ chơi độc hại của trẻ em

Lực lượng QLTT tỉnh Hậu Giang vừa kiểm tra, thu giữ hơn 2.000 "túi mù' không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một cửa hàng kinh doanh trên địa bàn. Thời gian qua, Đội QLTT số 1 - Cục QLTT tỉnh Hậu Giang tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử. Qua giám sát, Đội đã phát hiện hộ kinh doanh T.H sử dụng tài khoản Facebook "THÚY HÒA" giới thiệu, đăng bán...

Điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài

Nối tiếp đà thành công trong công tác cải thiện môi trường, xúc tiến đầu tư đã đạt được trong năm 2023 và giai đoạn trước, từ đầu năm tới nay, tỉnh và các sở, ngành chức năng đã tiếp tục chú trọng làm tốt các nhiệm vụ trong công tác thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt trong công tác...

Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024

Năm 2024, ngành logistics Việt Nam chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ, nhờ tăng trưởng xuất khẩu và các yếu tố hỗ trợ từ chính phủ cũng như sự cải thiện về chuỗi cung ứng toàn cầu. Chiều 29/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành logistics năm 2024. Lễ công bố và tôn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu sẽ diễn ra vào tháng...

Giảm thuế thu nhập hỗ trợ doanh nghiệp

Ngày 28/11, thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng các chính sách thuế TNDN hiện vẫn chưa thực sự hỗ trợ, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Dự luật quy định áp dụng thuế suất 15% với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 3 tỉ đồng, thuế suất 17% đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trên 3...

Nhãn hiệu quần áo ngoại chiếm lĩnh thị trường

Vào mùa mua sắm cuối năm, trong khi nhiều thương hiệu hàng may mặc Việt dần biến mất khỏi thị trường hoặc thu hẹp thị phần, không ít thương hiệu nước ngoài vẫn ăn nên làm ra, thậm chí không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhiều chuyên gia cho rằng ngoài điểm khác biệt là giá cả và mẫu mã, cái chính khiến hàng may mặc nước ngoài chiếm lĩnh thị trường là nhờ tiềm lực tài chính...

Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2024

Ngày 29/11, tại TP Hạ Long, Bộ Tài chính chủ trì tổ chức Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2024 với chủ đề “Chính sách tài chính thúc đẩy tổng cầu, hỗ trợ phát triển kinh tế”. Tham dự Diễn đàn có các đồng chí: Bùi Văn Khắng, Thứ trưởng Bộ Tài chính; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; cùng hơn 200 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương và địa phương, các tổ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất