Powered by Techcity

Cơ hội mới cho phát triển kinh tế rừng ở Bình Liêu

Những năm gần đây, từ định hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng của huyện Bình Liêu, người trồng rừng trên địa bàn đã đi sâu vào những mô hình trồng rừng giá trị cao, đồng thời kết hợp kinh tế rừng với kinh tế du lịch, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn.  

Đồng Văn là xã vùng cao, xa nhất của huyện Bình Liêu, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số… Với ưu thế có diện tích rừng lớn, trong đó hơn 2.000ha rừng hồi, rừng quế trưởng thành đã giúp người dân trồng rừng Đồng Văn có nguồn thu nhập đều đặn. Năm 2024, giá mỗi kg hoa hồi khô mà người dân Đồng Văn bán ra trên dưới 140.000 đồng, mang lại thu nhập khoảng 200-300 triệu đồng/năm/hộ. Từ đây, tỷ lệ hộ nghèo ở Đồng Văn giảm nhanh chóng, nhiều hộ dân trong xã có nhà to, xe đẹp, có của ăn, của để.

Hộ gia đình anh Dường Cắm Chăng, thôn Sông Mooc A đã vừa hoàn thành ngôi nhà mới trị giá trên 700 triệu đồng từ số tiền thu được trong 3 vụ thu hoạch hoa hồi gần đây. Anh Dường Cắm Chăng chia sẻ: Năm 2015, nhà tôi còn nằm trong danh sách hộ nghèo. Thế nhưng từ khi con lớn, 2 vợ chồng đều chăm chỉ chăm sóc, bảo vệ 3ha rừng hồi thì thu nhập tốt hơn. Hiện gia đình không còn nghèo nữa mà đã đủ ăn, còn có tích luỹ để xây nhà, sắm sửa đồ đạc.

Cán bộ nông nghiệp huyện Bình Liêu phối hợp cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khảo sát phương án trồng, chăm sóc cây hồi theo hướng hữu cơ cho bà con xã Đồng Văn.
Cán bộ nông nghiệp huyện Bình Liêu phối hợp cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khảo sát phương án trồng, chăm sóc cây hồi theo hướng hữu cơ cho bà con xã Đồng Văn.

Giống như Đồng Văn, ở xã Húc Động những năm gần đây, số lượng những ngôi nhà xây mới hiện đại, to đẹp ngày càng nhiều. Kinh phí để người dân xây dựng nhà một phần từ các lò miến dong truyền thống, phần còn lại là từ rừng. Ngôi nhà trị giá 500 triệu đồng của anh Chìu Tắc Lò, thôn Sú Cáu còn thơm mùi sơn mới, được xây dựng từ nguồn thu 2ha hồi, 2ha quế mà gia đình anh Lò đang có. Anh Chìu Tắc Lò tâm sự: Nhiều năm ở trong ngôi nhà lụp xụp, giấc mơ của tôi chỉ là xây được một ngôi nhà kiên cố. Giờ đây, điều đó đã trở thành hiện thực, nhờ nguồn thu từ rừng mà gia đình tôi xây được nhà rồi.

Anh Dường Cắm Chăng, anh Chìu Tắc Lò là 2 trong số rất nhiều hộ dân của huyện Bình Liêu được cải thiện đời sống từ rừng. Theo báo cáo của UBND huyện Bình Liêu, tính từ năm 2020 đến nay, mỗi năm, toàn huyện có cả trăm hộ dân thoát nghèo, cận nghèo từ rừng. Đặc biệt, kể từ năm 2023 đến nay, trên địa bàn huyện đã xuất hiện ngày càng nhiều những hộ trồng rừng thu nhập trên 500 triệu đồng/năm

Đáng mừng là giá trị rừng ở Bình Liêu giờ đây không chỉ thông qua sản lượng lâm sản thu được, sản phẩm chế biến từ lâm sản, mà rừng còn là chất liệu để địa phương này phát triển mũi nhọn du lịch bản địa. Bà Lê Thị Thu Hương, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bình Liêu cho biết: Huyện Bình Liêu đã thường niên tổ chức một số hoạt động du lịch liên quan đến cây hoa sở, ví như lễ hội hoa sở, trong đó vùng hoa sở Đồng Tâm đã trở thành một thương hiệu du lịch gắn với rừng của Bình Liêu. Sự kết hợp kinh tế rừng với kinh tế du lịch không chỉ tạo nên hình ảnh đẹp cho Bình Liêu mà còn mang lại cơ hội về việc làm, thu nhập cho người dân và kinh tế địa phương. Từ thành công này, tới đây cũng có thể Bình Liêu còn có những lễ hội khác gắn với cây hồi, cây quế, vốn cũng là thế mạnh rừng của Bình Liêu.

Vườn thông giống của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Liêu chuẩn bị cho vụ trồng rừng mới.
Vườn thông giống của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Liêu chuẩn bị cho vụ trồng rừng mới.

Được biết, tiếp tục nâng cao giá trị của rừng, năm 2025, huyện Bình Liêu khuyến khích người dân tăng cường các giải pháp canh tác rừng theo hướng thâm canh để gia tăng giá trị. Bà Lê Thị Thu Hương, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bình Liêu cho biết, trước mắt, huyện đặt mục tiêu trồng mới khoảng trên 1.000ha rừng sản xuất nhằm bù đắp cho diện tích rừng bị thiệt hại do bão cũng như nâng cao độ che phủ rừng. Cùng với đó, huyện Bình Liêu chú trọng cải tạo giống, trồng bổ sung, trồng mới các loại cây bản địa như hồi, quế, thông, sở, lấy đây là nguồn thu trước mắt cũng như lâu dài của người dân; tăng cường trồng mới diện tích rừng thông dọc các xã vùng giáp biên; tăng cường trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Bình Liêu cũng hướng tới nhân rộng diện tích rừng gỗ lớn, chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, đặc biệt là chuẩn bị tốt các điều kiện để phối hợp Công ty Green LinK hoàn thiện Đề án lâm nghiệp tre – kinh tế sinh học và tín chỉ các bon.

Có thể thấy, đi lên từ rừng, lấy rừng làm dư địa phát triển, lấy rừng làm tư liệu sản xuất đa mục đích… đó chính là sự chuyển động rất đáng mừng ở Bình Liêu hôm nay. Với sự vào cuộc của chính quyền và người dân, tin rằng, rừng của Bình Liêu sẽ tiếp tục phát huy giá trị, không chỉ đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng đời sống nhân dân trên địa bàn mà còn biến Bình Liêu trở thành vùng đất có thương hiệu du lịch bản địa gắn với rừng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ký kết quy chế phối hợp về công tác thống kê và chia sẻ thông tin thống kê trong lĩnh vực NN&PTNT

Ngày 8/1, tại thành phố Hạ Long, Sở NN&PTNT và Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh ký kết quy chế phối hợp về công tác thống kê và chia sẻ thông tin thống kê trong lĩnh vực NN&PTNT. Tại hội nghị ký kết, hai bên thống nhất trong việc thống kê, cung cấp thông tin, số liệu nhằm phục vụ các nhiệm vụ, mục tiêu chung của tỉnh. Nội dung quy chế phối hợp trong những nội dung chính: Phối...

Ngành Nông nghiệp quyết tâm vượt khó

Là địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3 (YAGI), do đó ngành Nông nghiệp Quảng Ninh đã bị thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nông nghiệp Quảng Ninh đã dần được tái thiết và phục hồi, phát triển mạnh mẽ. Năm 2025, hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được tập trung thực hiện đồng bộ với việc chuyển...

Bộ Công Thương: Vụ 3.000 tấn giá ủ hóa chất là trách nhiệm của ngành nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định như trên khi được hỏi. Thông tin được đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7-1, do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì. Trách nhiệm của ngành nông nghiệp Về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong vụ việc phát hiện gần 3.000 tấn giá ủ chất cấm được bán trên thị trường, trong hệ thống siêu thị, Thứ trưởng Tân...

Sản phẩm OCOP phải là hàng hoá có sức cạnh tranh cao mới có thể phát triển bền vững

Từng là địa phương rất sớm trong cả nước triển khai Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), tuy nhiên những năm gần đây Chương trình OCOP của Quảng Ninh có dấu hiệu trầm lắng, thậm chí có nguy cơ thụt lùi so với sự phát triển Chương trình OCOP ở những địa phương khác. Bước sang năm 2025, một trong những chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp được tỉnh và ngành nông nghiệp quyết tâm đẩy...

Hiện đại hoá khối doanh nghiệp chế biến nông sản

Trước yêu cầu của thị trường và xu hướng phát triển công nghiệp chế biến, các cơ sở chế biến nông sản của Quảng Ninh thời gian qua ghi nhận sự chuyển dịch đáng kể trong việc đầu tư và ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất, tiến tới nền sản xuất hàng hoá nông nghiệp bền vững và giá trị cao. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh đang có 694 cơ sở sơ...

Cùng tác giả

Triển khai công tác Bảo vệ bí mật nhà nước và công tác Nhân quyền năm 2025

Ngày 13/1, đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ban Chỉ đạo công tác Bảo vệ bí mật Nhà nước và Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh. Trong năm 2024, công tác Bảo vệ bí mật Nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục được các cấp, ngành quan tâm, triển khai thực hiện nghiêm túc. Vai trò người đứng đầu...

Thủ tướng: Làm tốt công tác tư tưởng với công chức, viên chức khi sắp xếp bộ máy

Cho rằng việc sắp xếp dễ gây xáo trộn, ảnh hưởng tâm lý cán bộ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục làm tốt công tác tư tưởng và chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về...

Đại biểu Quốc hội Vũ Hồng Thanh dự chương trình “Tết Sum vầy- Xuân ơn Đảng” tại KCN Đông Mai

Chiều 13/1, Liên đoàn Lao động TX Quảng Yên tổ chức chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” và “Chợ Tết Công đoàn” năm 2025 cho công nhân lao động. Đồng chí Vũ Hồng Thanh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh dự và phát biểu tại chương trình. Cùng dự có các đồng...

Đoàn ĐBQH tỉnh thăm, tặng quà Tết tại TP Uông Bí

Chiều 13/1, Đoàn ĐBQH tỉnh do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh làm trưởng đoàn, cùng các ĐBQH tỉnh đã đến thăm, chúc Tết Mẹ Việt Nam Anh hùng và người lao động trên địa bàn TP Uông Bí. Tới thăm, chúc Tết Mẹ Việt Nam Anh hùng Hoàng Thị...

Ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng và phát triển giống hoa tại Đông Triều

Chiều ngày 13/1, tại phường Bình Khê, Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương phối hợp với Phòng Kinh tế TP Đông Triều tổ chức hội nghị đánh giá và nhân rộng mô hình sản xuất hoa thương phẩm giống hoa lay ơn CF 21.09. Mô hình sản xuất hoa thương phẩm giống lay ơn CF 21.09 được Viện Nghiên cứu rau quả Trungương phối hợp với Phòng Kinh tế TP Đông Triều nghiên cứu và triển khai thực hiện...

Cùng chuyên mục

Ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng và phát triển giống hoa tại Đông Triều

Chiều ngày 13/1, tại phường Bình Khê, Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương phối hợp với Phòng Kinh tế TP Đông Triều tổ chức hội nghị đánh giá và nhân rộng mô hình sản xuất hoa thương phẩm giống hoa lay ơn CF 21.09. Mô hình sản xuất hoa thương phẩm giống lay ơn CF 21.09 được Viện Nghiên cứu rau quả Trungương phối hợp với Phòng Kinh tế TP Đông Triều nghiên cứu và triển khai thực hiện...

Đặc quyền ở sang – sống sướng tại tâm điểm du lịch, thương mại sôi động bậc nhất Móng Cái

Sở hữu bộ sưu tập tiện ích có 1-0-2, Vinhomes Golden Avenue mang lại cho cư dân tinh hoa những đặc quyền sống đẳng cấp quốc tế; đồng thời kiến tạo nên một tâm điểm du lịch, thương mại sôi động hàng đầu thành phố biên mậu Móng Cái. Tiện ích chữa lành kiến tạo “tọa độ sống wellness” mới Sau đại dịch COVID-19, việc chuyển cư về những địa điểm có nhiều tiện ích nghỉ dưỡng để tận hưởng phong...

Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD, nhưng…

Với kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD, ngành thủy sản đã về đích ấn tượng trong bối cảnh nhiều khó khăn của năm 2024. Dù vậy, ngành hàng này vẫn đối mặt với nhiều thách thức, nhất là mục tiêu tăng trưởng hai con số theo chiến lược phát triển đến năm 2030. Kết quả ấn tượng Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2024 với nhiều khó khăn và thách thức từ...

Xuất khẩu rau quả: Đâu là rào cản trên đường đến đích 10 tỷ USD?

Việc rau quả Việt Nam liên tục bị cảnh báo khi xuất khẩu là rào cản chính khiến mục tiêu chinh phục mốc 10 tỷ USD trở nên trắc trở. Sầu riêng và nỗi lo liên tục bị cảnh báo Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được cảnh báo từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc liên quan đến lô hàng trái cây tươi (bao gồm sầu riêng và...

Xuất khẩu phân bón Việt Nam thu về hơn 700 triệu USD

Năm 2024, cả nước xuất khẩu gần 1,73 triệu tấn phân bón các loại, tương đương trên 709,91 triệu USD, tăng 11,7% về khối lượng và 9,4% về kim ngạch so cùng kỳ. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 1,73 triệu tấn phân bón các loại, tương đương trên 709,91 triệu USD, giá trung bình 411,1 USD/tấn, tăng 11,7% về khối lượng, tăng 9,4% về kim ngạch nhưng...

Thương hiệu SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng sáng đầu tuần, vàng nhẫn đi xuống

Vàng trong nước đồng loạt đi xuống phiên mở cửa sáng 13/1, trong đó thương hiệu SJC tại các doanh nghiệp trong nước giảm 200.000 đồng mỗi lượng, vàng nhẫn điều chỉnh từ 100.000-200.000 đồng/lượng. Hai thương hiệu vàng trong nước cùng quay đầu đi xuống phiên mở cửa sáng đầu tuần (13/1). Tại thời điểm 9 giờ, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và Công ty Doji cùng niêm yết giá vàng SJC từ 84,60-86,60 triệu đồng/lượng, giảm...

Kích thích tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng

Tiêu dùng trong nước đã phục hồi tích cực, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng 7,09% của nền kinh tế năm 2024. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, người dân vẫn tiếp tục xu hướng tiết kiệm chi tiêu. Với quyết tâm đưa nền kinh tế phục hồi và trở lại đà tăng trưởng cao, năm 2024 vừa qua, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ hướng mạnh vào phát triển thị...

Kiểm soát sự ổn định của tỷ giá

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, năm 2025 sẽ có những áp lực nhất định đối với xu hướng tỷ giá, chủ yếu đến từ việc sức mạnh của đồng USD vẫn được duy trì ở mức cao và các ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia sẽ kiên trì chính sách hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế. Từ đó, việc kiểm soát sự ổn định tỷ giá trong năm của...

Nhiều tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Nga-Việt

Trong 10 tháng đầu năm 2024, đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì với mức tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước; cả xuất khẩu và nhập khẩu từ Việt Nam đều tăng trưởng. Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga, Phó Chủ tịch Phân ban Nga trong Ủy ban Liên Chính phủ Việt-Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật, ông Vladimir Ilichev, khẳng định mối quan hệ thương mại và...

4 ‘ông lớn’ ngân hàng lãi gần 5 tỉ USD, có nơi lãi chưa từng có trong lịch sử hoạt động

2024 tiếp tục là một năm “ăn nên làm ra” với nhiều ngân hàng lớn khi ghi nhận lợi nhuận cao nhất lịch sử hoạt động, bất chấp kinh tế còn nhiều khó khăn. Chưa đến thời hạn phải công bố báo cáo tài chính năm 2024, song nhiều ngân hàng trong nhóm "Big4" đã có ước tính kết quả kinh doanh cả năm ngoái. Lộ diện quán quân lợi nhuận toàn ngành ngân hàng Cụ thể, thông tin từ Ngân hàng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất