Powered by Techcity

”Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ là một thành công lớn”

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc nhận định chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joe Biden diễn ra đúng như dự định, là một thành công lớn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Chiều 14/9, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joe Biden, từ ngày 10-11/9, theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

– Xin Thứ trưởng đánh giá về kết quả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden?

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: Chuyến thăm diễn ra đúng như dự định, là một thành công lớn.

Các bạn đều biết, ban đầu, Tổng thống Joe Biden mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, do điều kiện chưa cho phép, Tổng Bí thư chưa thực hiện được chuyến thăm đó và đã gửi Thư mời Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam.

Để thực hiện chuyến thăm Việt Nam, phía Hoa Kỳ đã có những nỗ lực chưa từng có tiền lệ, điều chỉnh chương trình hoạt động đối ngoại của cả Tổng thống và Phó Tổng thống.

Tổng thống đã cử Phó Tổng thống dự cấp cao Đông Á tại Indonesia thay ông và bản thân ông đã phải rút ngắn chương trình họp G20 tại Ấn độ để thực hiện chuyến thăm Việt Nam.

Hai bên ra Tuyên bố Chung nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện và đề ra những phương hướng lớn cho hợp tác trong 10 năm tới và lâu hơn nữa.

Đây là văn kiện hết sức quan trọng với 10 trụ cột, bao trùm tất cả các lĩnh vực hợp tác trong quan hệ hai nước.

Điều đó cho thấy hợp tác hai nước không chỉ được mở rộng mà còn đi vào chiều sâu và thực chất hơn; không chỉ trên bình diện hợp tác song phương mà trong các vấn đề khu vực và ở tầm toàn cầu.

Dù chuyến thăm Việt Nam ngắn và phải kịp về nước trong ngày 11/9 để có tuyên bố nhân ngày Quốc lễ của Hoa Kỳ, Tổng thống Joe Biden đã có cuộc hội đàm và hội kiến với tất cả bốn lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam và lần đầu tiên một Tổng thống Hoa Kỳ đã đến Tòa nhà Quốc hội để hội kiến Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và chứng kiến Lễ trao Kỷ vật Chiến tranh của các cựu chiến binh hai nước.

Đây là hành động thể hiện sự tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam, tôn trọng lãnh đạo Việt Nam, không chỉ trong lời văn của Tuyên bố Chung, mà cả trên thực tế.

Đồng thời, đây là dịp tốt để Tổng thống Joe Biden xây dựng và tăng cường quan hệ với Lãnh đạo cấp cao Việt Nam.

''Chuyen tham Viet Nam cua Tong thong Hoa Ky la mot thanh cong lon'' hinh anh 2
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chứng kiến lễ trao kỷ vật, nhật ký chiến tranh. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Công tác lễ tân, hậu cần, an ninh cũng là một thành công. Lễ đón cấp Nhà nước, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, diễn ra trọng thể tại Phủ Chủ tịch trong tiết trời Thu Hà Nội nắng vàng dịu nhẹ và phong cảnh rất đẹp.

Chúng ta cũng bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho Đoàn.

Tổng thống Joe Biden và đoàn Hoa Kỳ rất ấn tượng, rất hài lòng và nhiều lần trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư, Lãnh đạo và nhân dân Việt Nam về sự đón tiếp chu đáo, thịnh tình và mến khách dành cho Đoàn.

– Việc Việt Nam-Hoa Kỳ xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bển vững là một mốc lịch sử trong quan hệ hai nước. Vậy, việc xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện sẽ mang lại những lợi ích gì cho cả hai nước?

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mang lại những lợi ích cả lâu dài và trước mắt cho hai phía.

Nói một cách khái quát, Việt Nam có cơ hội và điều kiện đưa quan hệ với Hoa Kỳ, đối tác có tầm quan trọng chiến lược, đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất; phục vụ thiết thực mục tiêu phát triển, duy trì môi trường hòa bình ổn định, nâng cao uy tín, vị thế đất nước, như tinh thần nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ có điều kiện tăng cường quan hệ với Việt Nam, một đối tác có vai trò ngày càng quan trọng ở khu vực, thông qua đó tăng cường quan hệ với ASEAN và các nước trong khu vực nói chung; tranh thủ những cơ hội hợp tác mới để nâng cao vị thế, vai trò của Hoa Kỳ ở khu vực.

Khuôn khổ mới Đối tác Chiến lược Toàn diện sẽ tạo điều kiện để hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng và củng cố lòng tin, nền tảng hết sức quan trọng trong mối quan hệ lâu dài giữa hai quốc gia trong nhiều năm tới.

Việc nâng cấp quan hệ sẽ tác động tích cực, làm tăng sự đồng thuận ở mỗi nước; tạo điều kiện huy động và tập trung nguồn lực cho các chương trình, kế hoạch hợp tác quan trọng mà hai bên cùng có lợi.

Riêng đối với Hoa Kỳ, khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện sẽ củng cố sự ủng hộ lưỡng đảng với quan hệ hai nước, từ đó tăng tính ổn định, bền vững, dễ đoán định trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam dù đảng nào cầm quyền ở Hoa Kỳ.

Một điều cần nhấn mạnh là khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện không chỉ mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước, mà còn đóng góp quan trọng cho hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững của khu vực và thế giới.

– Xin Thứ trưởng có thể chia sẻ về quá trình hai bên tiến đến Tuyên bố chung Việt Nam-Hoa Kỳ?

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: Nâng cấp quan hệ là bước tiến quan trọng, mở ra giai đoạn hợp tác mới, hay như lời Tổng thống Joe Biden là “mở ra kỷ nguyên mới” trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.

Do đó, quá trình trao đổi tuyên bố chung rất sôi nổi và hào hứng; vì đây là quá trình rà soát lại 10 năm hợp tác đối tác toàn diện, khẳng định những nguyên tắc quan trọng là “kim chỉ nam” trong quan hệ hai nước như tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau; đồng thời, đề ra những phương hướng lớn cho hợp tác trong 10 năm tới và lâu hơn.

''Chuyen tham Viet Nam cua Tong thong Hoa Ky la mot thanh cong lon'' hinh anh 3
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc trả lời phỏng vấn. (Ảnh: TTXVN phát)

Quá trình trao đổi và đi đến thống nhất về Tuyên bố chung cho thấy hai bên đều thể hiện thiện chí, thái độ cầu thị, tôn trọng, lắng nghe và hiểu biết lẫn nhau, mong muốn phát huy tối đa những lĩnh vực hợp tác hai bên cùng có lợi và hướng tới đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới.

– Xin Thứ trưởng cho biết thời gian tới, các nội dung trong tuyên bố chung sẽ được hiện thực hóa thế nào? Lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên thực hiện?

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: Với 8 trang Tuyên bố chung, câu chữ rất ngắn gọn, chặt chẽ, có cảm tưởng khô khan, nhưng văn kiện này hàm chứa nhiều nội dung quan trọng và ý nghĩa với hợp tác hai nước thời gian tới và hai bên đều gửi gắm trong đó những mong ước, những kỳ vọng và cả những cảm xúc, như Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Marc Knapper trả lời báo chí.

Với kinh nghiệm 10 năm quan hệ Đối tác Toàn diện, tôi tin tưởng chắc chắn rằng hai bên sẽ tích cực triển khai hiệu quả nội dung Tuyên bố chung Đối tác Chiến lược toàn diện, trên cơ sở các khuôn khổ, cơ chế hiện có, cũng như sẽ được thiết lập trong thời gian tới.

Quá trình này đòi hỏi nỗ lực rất lớn của mỗi bên, trong đó có các cơ quan chính quyền, Quốc hội, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp…

Mỗi năm, cần có lộ trình, kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra và từng năm đều có kiểm điểm, đánh giá việc thực thi.

Quan sát các hoạt động của Tổng thống Joe Biden trong 24 giờ thăm Việt Nam và qua nội dung Tuyên bố chung, các bạn sẽ thấy rõ các ưu tiên của quan hệ.

Trước hết, đó là trao đổi các chuyến thăm cấp cao lẫn nhau và tiếp xúc bên lề các diễn đàn khu vực và quốc tế; tăng cường hợp tác trên tất cả các kênh: Đảng, Nhà nước, Nghị viện, giao lưu nhân dân. Điều này rất quan trọng, góp phần tạo môi trường thuận lợi và động lực thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực khác.

Kinh tế-thương mại-đầu tư tiếp tục chiếm ưu tiên cao, trong đó khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là lĩnh vực đột phá và hợp tác phát triển hạ tầng cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực… là những lĩnh vực ưu tiên.

Cuộc gặp bàn tròn doanh nghiệp với sự chứng kiến của Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Phạm Minh Chính là một điểm nhấn trong chương trình của Tổng thống và đã thể hiện một trong những trọng tâm của quan hệ thời gian tới.

Các lĩnh vực hợp tác khác được coi trọng gồm khắc phục hậu quả chiến tranh, giáo dục đào tạo, hợp tác xử lý các vấn đề toàn cầu như tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, an ninh năng lượng, lương thực, nguồn nước, y tế, chống khủng bố…

– Quan hệ đối ngoại của Việt Nam đã phát triển rất mạnh, qua đó tạo không gian, dư địa phát triển không chỉ trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ mà còn giúp cho quan hệ đối ngoại chung của Việt Nam cân đối, vững chắc hơn trong tương quan với các đối tác chủ chốt khác. Xin Thứ trưởng cho biết, chuyến thăm này đã thể hiện điểm sáng trong đối ngoại Việt Nam năm 2023 ra sao?

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: Việc xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Hoa Kỳ còn có những ý nghĩa vượt lên khuôn khổ quan hệ song phương, trong đó:

Thứ nhất, việc xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững với Hoa Kỳ là một cột mốc rất quan trọng trong tổng thể chính sách đối ngoại của ta.

Lần đầu tiên, Việt Nam có quan hệ từ cấp độ Đối tác Chiến lược với toàn bộ 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (gồm Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Anh và Pháp), qua đó tạo khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với các đối tác quan trọng, góp phần củng cố thế đối ngoại vững chắc cho đất nước.

Thứ hai, trong năm 2023 và những năm vừa qua, cùng với việc phát triển quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam cũng đã tích cực thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, các đối tác lớn, quan trọng, các nước bạn bè truyền thống như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba, các nước ASEAN, Nga, Ấn Độ…

Điều này sẽ góp phần tạo ra cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, tạo đan xen lợi ích sâu rộng, thúc đẩy hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đến năm 2045 của Đại hội Đảng lần thứ XIII, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam.

Thứ ba, các hoạt động đối ngoại trong thời gian qua, trong đó có việc xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Hoa Kỳ một lần nữa khẳng định mạnh mẽ tính đúng đắn và là một kết quả quan trọng và nổi bật của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, đa dạng hóa, đa phương hóa, hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba kết thúc chuyến thăm Việt Nam

Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác nghị viện giữa Quốc hội hai nước, làm sâu sắc hơn quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Cuba. Sáng 3/11, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez cùng Đoàn đại biểu Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm làm việc tại Việt Nam. Tiễn Chủ...

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh khẳng định chuyến thăm đầu tiên trên cương vị Thủ tướng của ông Lý Cường tới Việt Nam lần này đã đạt những kết quả tích cực. Chuyến thăm của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường tới Việt Nam vừa qua là chuyến thăm đầu tiên của ông trên cương vị Thủ tướng và đã đạt những kết quả tích cực. Đây là khẳng định của người phát...

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam

Trong thời gian Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng hai nước đã chứng kiến lễ trao 10 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Sáng 14/10, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Trung Quốc rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 12-14/10, theo lời mời của Thủ tướng...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ có nhiều nét rất đặc biệt, từ cựu thù trở thành đối tác, đối tác toàn diện và bây giờ đạt mức cao nhất - Đối tác chiến lược toàn diện. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, ngày 25/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith là minh chứng sống động, thể hiện tình cảm tốt đẹp, sâu đậm của mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Lào. Sáng 10/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 10/9 đến 13/9/2024, theo lời...

Cùng tác giả

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Cùng chuyên mục

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Ngày 22/11, Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII. Dự Lễ trao Huy hiệu Đảng có các đồng chí: Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Thông cáo báo chí số 23 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số dự án luật quan trọng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 22/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cho ý kiến...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các báo cáo trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh

Để chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khoá XIV, ngày 22/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024 của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, Cục Thi hành án dân sự (CTHADS) tỉnh. Theo báo cáo của VKSND tỉnh, năm 2024, ngành kiểm sát hai cấp của tỉnh đã...

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị ICAPP 12

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12). Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất