Powered by Techcity

Chuyện phát triển đàn gà Tiên Yên

Da vàng giòn, thịt thơm ngọt, mềm mà săn chắc, khác biệt hoàn toàn so với các giống gà khác đã giúp gà Tiên Yên có mặt trong danh sách 50 món ăn đặc sản ngon nhất Việt Nam (theo Sách Kỷ lục Việt Nam).

Năm 2012, khi Tiên Yên rà soát con số thực tế đàn gà để đưa vào chương trình OCOP tỉnh, toàn huyện chỉ có hơn 6.000 con, thấp hơn 3 lần so với con số các xã báo cáo. 3 năm sau đó, số gà thực tế tăng lên gần 100.000 con. Đây cũng là lúc huyện Tiên Yên quyết định đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt 1 triệu con gà Tiên Yên. Năm 2023, đàn gà của huyện Tiên Yên đạt vượt 1,2 triệu con.

Câu chuyện của những người trong cuộc cho thấy một hành trình nhân đàn gà Tiên Yên đầy nỗ lực của cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tiên Yên.

Giống gà Tiên Yên là sự kết hợp giữa giống gà ri, gà râu và gà đồi.
Giống gà Tiên Yên là sự kết hợp giữa giống gà ri, gà râu và gà đồi.

Khâu khó nhất đã có “chìa khoá” để mở

Ông Trần Văn Đa, Phó Bí thư xã Phong Dụ, là người nuôi gà Tiên Yên từ rất sớm. Ông cho biết, không ai biết con gà Tiên Yên có mặt ở Tiên Yên khi nào, chỉ biết rằng giống gà này có sự kết hợp giữa giống gà ri, gà râu và gà đồi. Chúng đặc biệt ưa thích môi trường chăn thả, hoang dã, nhưng cũng vì đặc tính này mà tỷ lệ sống của gà Tiên Yên trong tự nhiên không cao. Những năm 2010, chúng tôi nằm trong tổ tuyển gà ông bà, bố mẹ. Tổ này phục vụ kế hoạch phục tráng giống gà Tiên Yên, anh em chúng tôi đến từng bản, từng nhà để hỏi mua những con trống, con mái to đẹp, sau đó nuôi nhốt chúng lại để giao phối tự nhiên. Chúng tôi thu lấy trứng chuyển cho 3 hộ được huyện đầu tư máy để ấp thành gà giống rồi phân bổ cho các hộ dân nhân đàn. Thế nhưng các tổ tuyển giống của chúng tôi cũng chỉ hoạt động được thời gian ngắn bởi trên địa bàn huyện Tiên Yên thực sự còn rất ít gà. Việc các hộ dân sống biệt lập, số đàn gà nhỏ lẻ dẫn đến chúng dần bị cận huyết, bị thoái hoá giống, sức kháng thể yếu, trong khi gà sống trong môi trường nuôi tự nhiên lại dễ bị nhiễm dịch bệnh. Thành ra đàn gà của mỗi hộ tính đến cuối vụ nuôi chỉ còn được vài con sống sót, số lượng, chất lượng không đủ tiêu chuẩn để nhân giống. Tuyển giống thất bại. May quá mà sau đó có công nghệ thụ tinh nhân tạo trên con gà như bây giờ, nếu không thì Tiên Yên khó có thể phục hồi đàn gà của địa phương mình.

Gà Tiên Yên ưa thích môi trường chăn thả, hoang dã.
Gà Tiên Yên ưa thích môi trường chăn thả, hoang dã, tự nhiên. Ảnh CTV

Năm 2013, ông Lý Văn Diểng là người đầu tiên công bố thành công công nghệ thụ tinh nhân tạo đàn gà Tiên Yên. Học lâm nghiệp, phụ trách về rừng nhưng ông Diểng có tình yêu với con gà từ nhỏ. Ông kể, thuở nhỏ trong khi mấy thằng bạn nuôi chim, thi chim hót, thi chọi chim thì mình nuôi gà. Con gà trông nó đẹp vậy, lại to nữa, mình rất thích, thích đến khi trưởng thành. Nhưng đúng là thích nuôi gà chứ làm giống gà thì đó là việc chẳng bao giờ nghĩ đến.

năm 2013 Ông Lý Văn Diểng thành công với công nghệ thụ tinh nhân tạo gà Tiên Yên.
Năm 2013 ông Lý Văn Diểng thành công với công nghệ thụ tinh nhân tạo gà Tiên Yên. Ảnh CTV

Được biết câu chuyện làm giống gà Tiên Yên của ông Diểng xuất phát từ hai lời hứa về gà Tiên Yên mà không thành, một trên bàn nhậu với người bạn và một với người già. Ông Diểng nói: Có gì đâu, nghĩ gà Tiên Yên quê mình thiếu gì, nên có ông bạn quý mình mời về ăn gà Tiên Yên, thế nhưng nhà hàng thịt một con gà khác cho bạn ăn, mình thành thất hứa. Người nữa là ông bố của một người bạn, chỉ chịu xuống ở với con khi có đàn gà Tiên Yên để nuôi. Mình hứa chắc như đinh đóng cột, cuối cùng cũng chẳng lấy được chục giống nào cho cụ…

Ông Diểng bắt đầu làm giống gà Tiên Yên từ sự gợi mở của người bạn về phương pháp thụ tinh nhân tạo trên gia súc, gia cầm. Kết quả sau hơn 7 tháng tìm hiểu, học hỏi ở các trại gà lớn, ở các viện nghiên cứu, cuối năm 2013, lần đầu tiên ông Diểng vuốt thành công tinh dịch của con gà trống đưa ra ngoài.

Ông Diểng tâm sự: Khâu khó nhất đã có chìa khoá để mở. Bài toán số lượng, chất lượng và tính thuần chủng về giống của con gà Tiên Yên đã có lời giải. Các việc tiếp theo về cách pha chế, chia tỷ lệ, đưa dung dịch vào gà mái, dụng cụ thực hiện… trở nên đơn giản hơn.

Gà Tiên Yên hiện là đối tượng nuôi mang lại nguồn thu cao cho các hộ dân trên địa bàn huyện Tiên Yên.
Từ chủ động về giống, đàn gà Tiên Yên được các hộ dân trên địa bàn nhân đàn. Ảnh CTV

Những mẻ giống đầu tiên ông Diểng quyết định để lại nuôi. Trại gà của ông lứa đầu tiên đạt 9.000 con, một con số không dám tin thời điểm bấy giờ.

Gà giống Tiên Yên có thể xuất trại ở nhiều loại ngày tuổi, loại ngày tuổi nào cũng đều được tiêm vắc-xin cần thiết, được hình thành kháng thể để thích nghi môi trường nuôi thả, được phát huy đặc tính của giống gà chăn thả tinh ranh, độc lập… tỷ lệ sống đến khi thu hoạch của gà Tiên Yên đạt đến 97%.

Từ làm chủ con giống, huyện Tiên Yên triển khai tiếp Đề án “2 con, 1 cây”, trong đó phát triển con gà Tiên Yên là chủ đạo. Số lượng đàn gà Tiên Yên cũng vì thế mà tăng lên theo mỗi năm.

Gà Tiên Yên phải là thương hiệu cấp tỉnh  

Năm 2023, tổng đàn gà của huyện Tiên Yên là trên 1,2 triệu con. Bà Đỗ Thị Duyên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện, cho biết: Đây là con số chỉ tính ở 400 cơ sở và 7 HTX nuôi gà Tiên Yên với quy mô 500 con trở lên, đàn gà trong dân với số lượng nhỏ hơn không tính.

Hiện các hộ nuôi gà đều bám chân đồi để chúng cho không gian sống tự nhiên.
Hiện các hộ nuôi gà đều bám chân đồi để cho đàn gà có không gian sống tự nhiên. Ảnh CTV

Được biết Tiên Yên hiện có những CLB 10.000 con gà; có khoảng 300 hộ thường xuyên có đàn gà 3.000 con trở lên. Người nuôi gà Tiên Yên đã đạt trình độ thành thạo về quy trình chăn nuôi. Ông Hoàng Văn Sinh, Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên, cho rằng: Tiên Yên giờ không lo thiếu gà mà là lo đầu ra cho con gà.

Gà Tiên Yên thường được tiêu dùng mạnh vào dịp đầu và cuối năm, bị ứ ế vào thời điểm giữa năm. Khoảng từ tháng 6-8, nhiều đàn để quá lứa, dẫn đến thiệt hại cho người nuôi. Như vậy giống như nhiều nông sản khác, đàn gà Tiên Yên cũng bị rơi vào tính mùa vụ, thiếu sự ổn định để có thể phát triển bền vững.

Giải quyết vấn đề này, huyện Tiên Yên bằng nhiều giải pháp đã hỗ trợ kết nối các hộ nuôi đến với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, giới thiệu sản phẩm…

Ông Lý Văn Diểng thăm một trại nuôi gà do đơn vị cũng ứng giống. Ảnh tư liệu
Ông Lý Văn Diểng thăm một trại nuôi gà do đơn vị cung ứng giống. Ảnh tư liệu

Thời điểm cuối năm 2023, huyện Tiên Yên đẩy mạnh triển khai công thức phối trộn thức ăn trên đàn gà nhằm tạo ra loại gà ít mỡ dưới da, đáp ứng theo phân khúc khách hàng. Đặc biệt, để đa dạng sản phẩm, một số cơ sở đã ứng dụng hình thức chế biến mới như gà ủ muối, xông khói, hun khói, ủ xì dầu… Theo giới chuyên môn, mặc dù đã đạt kết quả đáng phấn khởi, tuy nhiên Tiên Yên vẫn cần những giải pháp căn cơ, bền vững để nâng cao giá trị đàn gà.

Ông Hoàng Văn Sinh, Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên, cho biết: Cái bí của gà Tiên Yên là hiện vẫn quanh quẩn với thương hiệu địa phương. Khi gà Tiên Yên chưa phải là thương hiệu sản phẩm cấp tỉnh thì sản phẩm này chưa đủ điều kiện để có thể vươn cao, vươn xa.

Thực tế với 400 cơ sở và 7 HTX nuôi, với những CLB 10.000 con gà, CLB 3.000 con gà… mà Tiên Yên đang có thì việc đảm bảo chất lượng chăn nuôi sẽ dễ thực hiện. Các đơn vị nuôi này sẽ thống nhất với nhau từ quy trình nuôi, chủng loại thức ăn và các vật tư khác, thời gian vào đàn, thời gian thu hoạch… để tạo ra sự đồng đều về chất lượng của con gà. Tuy nhiên, việc nâng cấp thương hiệu gà Tiên Yên thành thương hiệu nông sản cấp tỉnh Quảng Ninh cần có sự hỗ trợ đồng hành từ tỉnh, từ các sở, ngành chuyên môn tỉnh…  

Gà Tiên Yên giờ là đối tượng nuôi phổ biến và chủ lực của người dân huyện Tiên Yên.
Gà Tiên Yên giờ là đối tượng nuôi phổ biến và chủ lực của người dân huyện Tiên Yên.

Tết Giáp Thìn 2024 này, khoảng 200.000 con gà Tiên Yên đã được khách hàng đặt hàng; khoảng 30.000 con gà được đặt hàng trong dịp Tết thanh minh. Đó là những tín hiệu rất vui của gà Tiên Yên.

Từ những nỗ lực rất đáng ghi nhận của huyện Tiên Yên, đàn gà Tiên Yên phát triển vượt mục tiêu đề ra. Trong tương lai không xa, khi gà Tiên Yên có thể thành thương hiệu cấp tỉnh Quảng Ninh, tin rằng đàn gà Tiên Yên sẽ có cơ hội vươn xa hơn nữa. Con gà Tiên Yên sẽ mang lại giá trị cao hơn, cải thiện, làm giàu đời sống nhân dân tốt hơn, tạo ra giá trị gia tăng cho địa phương và xã hội.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lễ hội đình Hà Tràng (Tiên Yên) lần thứ nhất năm 2025

Trong 2 ngày 10 và 11/2 (tức 13, 14 tháng Giêng), tại thôn Hà Tràng, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, đã diễn ra Lễ hội đình Hà Tràng lần thứ nhất, năm 2025. Phần lễ gồm có: Lễ dâng hương cửa đình; lễ cáo yết; lễ cáo trạng - múa dâng hương cửa đình. Phần hội gồm: Thi gói bánh chưng dài; thi đan bánh lá; thi xây lò đất hầm khoai truyền thống; giao lưu văn nghệ, hát...

Lễ hội đình Đồng Đình và Ngày hội Văn hóa thể thao dân tộc Tày huyện Tiên Yên năm 2025

Ngày 9/2, tại nhà văn hóa dân tộc Tày, thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên tổ chức khai mạc Lễ hội đình Đồng Đình và Ngày hội Văn hóa Thể thao dân tộc Tày huyện Tiên Yên năm 2025. Phần lễ gồm có Lễ cúng thần; Lễ rước cỗ, dâng hương tại đình Đồng Đình; tái hiện nghi thức “Lễ Lồng tồng” và trích đoạn “Lẩu Then” - một trong những nét văn hóa đặc trưng của...

Thưởng ngoạn lễ hội xuân ở Tiên Yên

Đến Tiên Yên vào dịp đầu xuân, người dân và du khách sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị tại các lễ hội cùng các trò chơi dân gian mang bản sắc riêng của địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống. Tiên Yên là vùng đất với nền văn hóa lâu đời và phong phú, có 13 dân tộc anh em cùng sinh sống như: Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa, Thái, Cao Lan... nên...

Tiên Yên: Tập trung tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công việc

Bám sát hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, huyện Tiên Yên đã tập trung chỉ đạo rà soát, sắp xếp và công bố quyết định thành lập các Đảng bộ, hợp nhất cơ quan trực thuộc, đảm bảo xây dựng bộ máy tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của địa phương trong nhiệm kỳ mới. Cùng với...

Trên những cánh đồng sản xuất vụ Xuân…

Ngay sau nghỉ Tết, không khí lao động, sản xuất nông nghiệp lan tỏa khắp các xã, phường của TP Móng Cái. Nông dân phấn khởi bắt tay ngay vào công việc, với kỳ vọng một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, trước mắt là thực hiện thắng lợi sản xuất vụ Xuân 2025. Bám sát chủ đề công tác năm 2025 “Bứt phá, tăng tốc trong phát triển kinh tế”, quán triệt chỉ đạo của UBND...

Cùng tác giả

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị to lớn, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết: "TỔ CHỨC TỐT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030" của Tổng Bí...

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao phục vụ tăng trưởng kinh tế

Chiều 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng dự có các đồng chí: Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện các bộ, ngành Trung ương; một...

Phát triển nhà ở xã hội: Cần thêm sự hỗ trợ về cơ chế chính sách, nguồn vốn

Theo chuyên gia, việc Nhà nước không đầu tư mà để doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội là chủ trương rất đúng bởi Nhà nước đã hỗ trợ thông qua miễn giảm thuế đất và có chính sách để cho vay lãi suất thấp. Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở bình dân vẫn còn thiếu, đặc biệt là khi các luật, chính sách mới liên quan đến nhà ở xã hội đã có hiệu lực thi hành,...

Thủ tướng: “Nước nổi thì bèo nổi,” cùng với lợi nhuận, ngân hàng phải vì đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành ngân hàng tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, là điểm tựa cho người dân, doanh nghiệp, sự phát triển của đất nước. Chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, được tổ chức vào sáng 11/2, Thủ tướng Chính phủ...

Sửa thuế thu nhập cá nhân: Bộ Tài chính cần lắng nghe nhiều hơn

Câu chuyện giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân một lần nữa lại nóng lên khi có tới 16 bộ và địa phương đồng loạt đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên gấp rưỡi so với hiện nay với lý do mức giảm trừ gia cảnh đã quá lạc hậu. Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng việc dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế sẽ được Quốc...

Cùng chuyên mục

Phát triển nhà ở xã hội: Cần thêm sự hỗ trợ về cơ chế chính sách, nguồn vốn

Theo chuyên gia, việc Nhà nước không đầu tư mà để doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội là chủ trương rất đúng bởi Nhà nước đã hỗ trợ thông qua miễn giảm thuế đất và có chính sách để cho vay lãi suất thấp. Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở bình dân vẫn còn thiếu, đặc biệt là khi các luật, chính sách mới liên quan đến nhà ở xã hội đã có hiệu lực thi hành,...

Sửa thuế thu nhập cá nhân: Bộ Tài chính cần lắng nghe nhiều hơn

Câu chuyện giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân một lần nữa lại nóng lên khi có tới 16 bộ và địa phương đồng loạt đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên gấp rưỡi so với hiện nay với lý do mức giảm trừ gia cảnh đã quá lạc hậu. Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng việc dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế sẽ được Quốc...

Dòng vốn FDI đổ vào các khu công nghiệp xanh

Các "tổ xanh" được hình thành ngày càng nhiều hơn - chính là vùng "đất lành" để thu hút ngày càng nhiều hơn các "đại bàng" FDI chất lượng. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, vốn đăng ký trong lĩnh vực bất động sản năm 2024 đã đạt hơn 6,3 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2023, trong đó mảng bất động sản khu công nghiệp và hậu cần là phân khúc được các nhà đầu tư...

Giá USD ngân hàng vượt 25.600 đồng, cao chưa từng có

Tỷ giá USD hôm nay 11/2/2025 ghi nhận tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Giá USD bán ra tại các ngân hàng tăng vượt 25.600 đồng/USD, mức cao nhất lịch sử. Hôm nay (11/2), tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD ngày 11/2 là 24.522...

Ngư dân Vân Đồn ra khơi đón “lộc biển” đầu năm

Sau những ngày vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ bên gia đình, ngư dân Vân Đồn lại hối hả ra khơi đón “lộc biển” đầu năm mới. Tại Cảng cá Cái Rồng, các tàu thuyền đánh bắt nối đuôi nhau ra khơi, mang theo niềm hy vọng về một năm mới mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang, thuyền về bến an toàn. Huyện Vân Đồn hiện có tổng số 1.335 tàu cá, trong đó có 75 tàu cá...

Giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng, mức nào phù hợp?

Mức giảm trừ gia cảnh không thể đồng nhất một con số như hiện nay mà cần phải theo khu vực, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của địa phương, khu vực đó. Nhưng căn cứ cơ sở nào để tính toán con số phù hợp? Việc sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân đang được Bộ Tài chính thực hiện dự thảo là điều rất cần thiết, mặc dù lẽ ra điều này cần phải làm...

Giá vàng miếng và nhẫn trơn cùng lập đỉnh mới

Giá vàng trong nước sáng nay biến động mạnh, có thời điểm vượt 93 triệu đồng một lượng trước khi quay đầu giảm gần 1 triệu đồng. Sáng 11/2, các thương hiệu trong nước điều chỉnh giá vàng liên tục theo diễn biến thế giới. 9h15, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) nâng giá vàng miếng lên 90,1 - 93,1 triệu đồng, tăng 1,8 triệu đồng mỗi lượng so với hôm qua. 4 nhà băng quốc doanh cũng...

Vì sao giá heo hơi sau Tết tăng cao nhất kể từ năm 2023?

Khá ổn định trong dịp Tết Nguyên đán nhưng sau Tết, giá heo hơi lại tăng mạnh, hiện lên 73.000 - 75.000 đồng/kg, mức cao nhất kể từ năm 2023. Thông tin với PV Báo điện tử VTC News, ông Nguyễn Thế Chinh - Trưởng ban quản lý chợ đầu mối gia súc, gia cầm Hà Nam - cho biết, sáng 10/2, giá heo hơi tại chợ đầu mối được giao dịch ở mức 74.000 đồng/kg. “Giá heo những ngày sau...

Ngành nhôm, thép xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng ra sao nếu ông Trump áp thuế 25%?

Trong trường hợp Mỹ áp dụng thuế với toàn bộ hàng hóa nhôm, thép, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội do năng lực sản xuất doanh nghiệp Mỹ chưa đáp ứng ngay nhu cầu. Đó là nhận định của ông Đỗ Ngọc Hưng - tham tán thương mại, trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ - khi trả lời Tuổi Trẻ Online trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ...

Tăng trưởng thương mại điện tử 20-22%: Hoàn toàn khả thi

Nghị quyết số 25/NQ-CP của Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 20-22% cho thương mại điện tử trong năm 2025. Bộ Công Thương sẽ làm gì để hoàn thành mục tiêu? Không dễ dàng Những năm qua, thương mại điện tử Việt Nam có bước phát triển ngoạn mục. Nếu như năm 2014 doanh số thương mại điện tử B2C Việt Nam chỉ đạt 2,97 tỷ USD thì hết năm 2024 đã đạt tới giá trị hơn 25 tỷ USD,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất