Powered by Techcity

Chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng cần bảo đảm đồng bộ với các quy định liên quan

Nêu rõ còn vướng mắc và bất cập trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng, quân sự, các đại biểu Quốc hội kiến nghị cần cân nhắc nghiên cứu quy định nội dung này trong dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự bảo đảm đồng bộ với các quy định liên quan.

Các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường Diên Hồng, chiều 24/10. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Chiều 24/10, tại Nhà Quốc hội, thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật bảo đảm cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự sau khi được tiếp thu, chỉnh lý có 6 chương với 34 điều.

Liên quan đến nội dung về phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng cách phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự để quy định cụ thể, rõ ràng, khoa học, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Theo đó, việc phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự được quy định tại 2 điều: Điều 5 quy định công trình quốc phòng và khu quân sự được phân loại theo chức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng; Điều 6 quy định công trình quốc phòng và khu quân sự được phân nhóm theo tính chất quan trọng, yêu cầu quản lý, bảo vệ như dự thảo luật trình Quốc hội.

Đối với quy định về công trình lưỡng dụng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội cho biết, công trình lưỡng dụng quy định trong dự thảo luật là công trình kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội và kinh tế-xã hội với quốc phòng quy định tại Điều 15 Luật Quốc phòng; sân bay mang tính lưỡng dụng là một loại của công trình lưỡng dụng và việc quản lý, bảo vệ công trình lưỡng dụng được thực hiện theo các quy định tại khoản 6 điều này; việc quy định 1 điều về công trình lưỡng dụng trong dự thảo luật là phù hợp, làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị, tính năng của loại hình công trình này.

Trong trường hợp phá dỡ công trình quốc phòng được thực hiện khi công trình quốc phòng đó không phù hợp để sử dụng cho dự án phát triển kinh tế-xã hội, chủ đầu tư dự án không có nhu cầu sử dụng hoặc công trình quốc phòng buộc phải phá dỡ để bảo đảm bí mật quân sự.

Thẩm quyền phá dỡ công trình quốc phòng do Bộ trưởng Quốc phòng quyết định nhưng việc chuyển mục đích sử dụng diện tích đất quốc phòng nơi có công trình quốc phòng bị phá dỡ sang mục đích khác vẫn do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ như dự thảo luật…

Đồng thời, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉnh lý theo hướng quy định cụ thể về quản lý hoạt động, đi lại, cư trú của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phù hợp với quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ và tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội.

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) phát biểu thảo luận. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung của dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) tán thành và đánh giá cao báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đã bám sát ý kiến đại biểu Quốc hội. Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu đề nghị nghiên cứu thêm về xác định phạm vi bảo vệ của công trình quốc phòng và khu quân sự.

Về công trình lưỡng dụng, đại biểu đề nghị nghiên cứu để xem xét trong tình trạng chiến tranh có thể chuyển công trình dân sự thành công trình quân sự; đề nghị bổ sung hành vi bị cấm đối với hành vi trục lợi khi chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự, nhất là khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Cũng liên quan nội dung này, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đăk Nông) đề nghị cơ quan trình nghiên cứu Điều 12 dự thảo luật quy định về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng, khu quân sự có liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội, trong khi đó dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến thông qua, vì vậy cần nghiên cứu quy định nội dung này bảo đảm đồng bộ với các quy định liên quan.

Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đăk Nông) phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Theo đại biểu Trần Thị Thu Hằng, cơ quan trình dự án luật cũng cần rà soát, đối chiếu với các dự án khác để tránh chồng chéo khi luật có hiệu lực thi hành, qua đó bảo đảm tuổi thọ của luật.

Về chính sách của Nhà nước trong bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự tại Điều 4, đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) cho rằng, chính sách này phù hợp tuy nhiên để triển khai thuận lợi, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc luật hóa bằng quy định hoặc có cơ chế riêng theo việc đầu tư xây dựng các dự án quốc phòng và khu quân sự, trong đó có việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất rừng. Đây là vấn đề còn vướng mắc và bất cập trong thực tiễn.

Liên quan đến phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự tại Điều 5 điểm a khoản 2, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo bổ sung vào phần giải thích từ ngữ tại Điều 2 các cụm từ “pháo đài cổ, thành cổ” để khi luật được ban hành sẽ dễ dàng áp dụng trong thực tiễn.

Phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng, khu quân sự có ý nghĩa rất quan trọng

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Giải trình, làm rõ thêm vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận liên quan phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết, việc phân loại, phân nhóm trong dự thảo luật được nghiên cứu kế thừa quy định tại Nghị định số 04 của Chính phủ ngày 16/1/1995 ban hành quy chế bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại, nhóm công trình quốc phòng, khu quân sự, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác quản lý, bảo vệ theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tài sản công, tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý thống nhất với phạm vi điều chỉnh của luật này.

Bộ trưởng cho biết, công trình quốc phòng, khu quân sự được phân loại theo chức năng, nhiệm vụ, mục đích sử dụng của mỗi loại: Loại A phục vụ nhiệm vụ tác chiến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc; loại B phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập của lực lượng quân đội và dân quân tự vệ; loại C phục vụ cất trữ, sửa chữa, tiêu hủy đạn dược, vũ khí, trang bị, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất các sản phẩm quốc phòng; loại D phục vụ sinh hoạt, học tập, làm việc thường xuyên của quân đội.

Bộ trưởng Phan Văn Giang nhấn mạnh, việc phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng, khu quân sự có ý nghĩa rất quan trọng, làm cơ sở xác định phạm vi, yêu cầu, nội dung quản lý, bảo vệ và chế độ, biện pháp quản lý bảo vệ phù hợp đối với từng loại nhóm, là cơ sở để xây dựng chế độ, chính sách cho các đối tượng liên quan.

Do tính chất đa dạng của công trình quốc phòng, khu quân sự cũng như yêu cầu của việc quản lý, bảo vệ, việc phân loại trong dự thảo luật là phù hợp, thống nhất với phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật, thống nhất với các quy định của pháp luật.

Bày tỏ cảm ơn những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng cho biết, cơ quan soạn thảo sẽ tổng hợp đầy đủ, tiếp thu, giải trình kỹ lưỡng ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện dự thảo luật đạt chất lượng cao, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo đảm đồng bộ trong điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho cả nước và từng địa phương. Tiếp tục Phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 10/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050. Đánh giá...

Cùng tác giả

Các món ăn đường phố Việt trong top ngon nhất Đông Nam Á

Bên cạnh phở, bánh mì, thêm nhiều món Việt như bún đậu mắm tôm, cháo lòng, bò bía, bánh rán góp mặt trong top 100 món ăn đường phố ngon nhất Đông Nam Á 2025. 26 món ăn Việt lọt top 100 món ăn đường phố ngon nhất Đông Nam Á do Cẩm nang ẩm thực hàng đầu thế giới Taste Atlas lựa chọn và công bố giữa tháng 2. Bánh mì và phở, hai món nổi tiếng của Việt Nam,...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khánh thành Viện Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương và Viện Lâm sàng các...

Sáng 25/2, tại Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức Lễ khánh thành hai công trình Viện Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương (A11), Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm (A4) và kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự buổi lễ có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn;...

Việt Nam thu hút FDI công nghệ cao, năng lượng

Triển vọng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục khả quan. Thông tin trên là nhận định của các hiệp hội, tổ chức quốc tế lớn như HSBC, EuroCham, Standard Chartered... Bên cạnh số lượng thì chất lượng dự án đang cải thiện rõ nét nhờ sự chủ động trong chiến lược lựa chọn, mời gọi nhà đầu tư hướng vào các ngành công nghiệp công nghệ cao và năng lượng. Chuỗi...

Giọng ca ‘Killing Me Softly With His Song’ qua đời

Danh ca Roberta Flack - nổi tiếng với bản tình ca "Killing Me Softly With His Song" - qua đời ở tuổi 88. Theo CNN, đại diện của ca sĩ thông báo bà qua đời trong vòng tay của gia đình tại nhà riêng hôm 24/2, không tiết lộ nguyên nhân. Những năm qua, danh ca gặp nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm hội chứng xơ cứng teo cơ một bên (Amyotrophic Lateral Sclerosis - ALS) được phát hiện...

Công bố Quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ngày 25/2, Đoàn kiểm tra số 1907 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị công bố quyết định, kế hoạch kiểm tra năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh "về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số chuyên đề công tác trọng tâm năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư". Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng đoàn...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khánh thành Viện Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương và Viện Lâm sàng các...

Sáng 25/2, tại Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức Lễ khánh thành hai công trình Viện Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương (A11), Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm (A4) và kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự buổi lễ có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn;...

Công bố Quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ngày 25/2, Đoàn kiểm tra số 1907 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị công bố quyết định, kế hoạch kiểm tra năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh "về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số chuyên đề công tác trọng tâm năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư". Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng đoàn...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Phòng, chống lãng phí

Sáng 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống lãng phí chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo nhằm rà soát công việc và bổ sung, kiện toàn Ban Chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ phòng, chống lãng phí thời gian tới, đặc biệt là xử lý các dự án tồn đọng nhằm giải phóng nguồn lực cho phát triển. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính...

Ngày mai (26/2) diễn ra Kỳ họp thứ 25 của HĐND tỉnh khóa XIV

Ngày mai, 26/2, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026, sẽ tổ chức Kỳ họp thứ 25 - Kỳ họp chuyên đề nhằm khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Dự kiến tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh sẽ thảo luận, xem xét, quyết nghị và cho ý kiến...

Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam-Thái Lan sớm đạt 25 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Việt Nam và Thái Lan phối hợp, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt mục tiêu 25 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn. Chiều 24/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa nhân dịp Bộ trưởng đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23-25/2. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh...

Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực

Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103. Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025); thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh...

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Đảm bảo tiến độ đại hội chi bộ trong các đơn vị kinh tế tư nhân  

Với sự chuẩn bị khẩn trương, nghiêm túc, các Đảng bộ các đơn vị kinh tế tư nhân trên địa bàn Quảng Ninh đã nhanh chóng triển khai hoàn thành đại hội các chi bộ trực thuộc, đảm bảo tiến độ, kế hoạch theo đúng quy trình, hướng dẫn. Chi bộ Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Đông Bắc và Chi bộ Văn phòng Đảng ủy là 2 chi bộ cuối cùng trực thuộc Đảng bộ các đơn vị...

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì họp Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

Sáng 24/2, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường, chủ trì phiên họp thứ nhất năm 2025 của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương để cho ý kiến về kết quả công tác cải cách tư pháp thời gian qua, nhất là năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2025, Chương trình công tác năm 2025 và Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; đồng...

Đổi mới tư duy về lĩnh vực y tế, chú trọng công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 -27/2/2025), sáng 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Bộ Y tế về kết quả thực hiện công tác y tế trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Lê...

Tin nổi bật

Tin mới nhất