Powered by Techcity

Chuyện kể của chiến sĩ Điện Biên

Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Quảng Ninh có hàng ngàn người con ưu tú tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, góp phần làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” như lời thơ của Tố Hữu. Hiện nay, toàn tỉnh có 148 chiến sĩ Điện Biên, 28 thanh niên xung phong, 7 dân công hỏa tuyến còn sống. Nhiều người trong số họ đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng nhắc về chiến thắng Điện Biên, họ như trở lại tuổi thanh xuân ngày nào.

Ông Phạm Công Thành (người giữa, hàng ngồi) và những đồng đội ở Điện Biên năm xưa. Ảnh tư liệu của nhân vật.
Ông Phạm Công Thành (giữa, hàng ngồi) và những đồng đội ở Điện Biên năm xưa. Ảnh tư liệu của nhân vật.

Mang hào khí Bạch Đằng lên Điện Biên

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, TX Quảng Yên có hàng trăm người mang theo hào khí Bạch Đằng lịch sử lên Tây Bắc. Ông Phạm Quang Trung sinh ra và lớn lên tại xã Liên Vị (TX Quảng Yên) trong một gia đình nông dân nghèo. Cuối tháng 2/1951, ông Trung viết đơn tình nguyện nhập ngũ khi mới 18 tuổi. Sau thời gian huấn luyện chiến sĩ mới tại Đại đội địa phương 915, đóng tại khu vực Nam Mẫu (thuộc xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí ngày nay), ông Trung được điều lên Tây Bắc biên chế tại Đại đội 53, Tiểu đoàn 439, Trung đoàn 98, Đại đoàn 316.

Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, tại trận đánh bao vây sân bay Mường Thanh, ông Trung bị một quả đạn pháo bắn vào hông trái. Vết thương khá sâu ở vùng chậu và chảy nhiều máu làm ông ngất lịm đi. Đồng đội đã cõng ông về doanh trại sơ cứu rồi chuyển về Quân y Trung đoàn. Tại đây, bác sĩ phẫu thuật đã gắp mảnh đạn pháo ra và chữa trị hơn 1 tháng. Khi vết thương tạm thời ổn định, đơn vị quyết định chuyển ông Trung về tuyến sau nhưng ông một mực đòi ở lại, trực tiếp lên gặp và xin cấp trên cho trở về tiểu đội tiếp tục chiến đấu.

Ngày 6/4/1954, khi Thượng sĩ Phạm Quang Trung đang ở công sự thì chỉ huy đơn vị yêu cầu chuẩn bị mọi thủ tục, nhanh chóng để kết nạp ông vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Trung quá bất ngờ và hạnh phúc. Vì ở chiến trường, nên buổi lễ kết nạp đó đã diễn ra nhanh chóng và gọn nhẹ. Chỉ huy đơn vị lúc đó giải thích rằng, đã theo Đảng đi chiến đấu, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình thì bỏ qua khâu học cảm tình Đảng. Thời gian khoét núi, ngủ hầm chiến đấu ở Điện Biên này là quá đủ thử thách. Người giới thiệu vào Đảng là hai đồng chí chỉ huy đơn vị. Ông Trung tiếp tục công tác tại đơn vị thêm mấy năm nữa, sau khi Điện Biên được giải phóng.

Ông Trần Trọng Tú (ngoài cùng, bên phải) và đồng đội.
Ông Trần Trọng Tú (ngoài cùng, bên phải) và đồng đội.

Từ chiến trường trở về, vì vết thương chiến tranh và gánh nặng tuổi tác, nhiều người ở TX Quảng Yên đã mang theo ký ức Điện Biên về bên kia thế giới. Trên địa bàn thị xã chỉ còn 45 chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến còn sống. Họ đều đã bước qua tuổi 90, sức khoẻ đã sa sút như: Ông Lương Văn Quyết (cư trú tại thôn Cỏ Khê, xã Tiền An), ông Nguyễn Văn Khang (cư trú tại khu Tân Thành, phường Minh Thành), ông Phạm Bá Bền (ở khu Lâm Sinh 1, phường Minh Thành), bà Nguyễn Thị Tập (khu 2, phường Phong Cốc), ông Đỗ Quý Phùng (khu 6, phường Yên Giang)…

Họ đều là những người một thời từng trực tiếp mang hào khí Bạch Đằng lên tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Trở về quê hương bên dòng Bạch Đằng giang lịch sử, những người chiến sĩ Điện Biên năm xưa dù tuổi cao nhưng vẫn có nhiều đóng góp tích cực, bảo ban cháu con xây dựng thị xã ngày càng đổi mới.

Người cứu thương cho Phan Đình Giót

Giống như ông Trung, ông Phạm Công Thành ở khu Chùa Bằng, phường Quảng Yên tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ với khí phách người trai vùng đất Bạch Đằng. Ông đi học quân y 6 tháng rồi về Trung đoàn 141, Đại đoàn 312. Là chiến sĩ quân y, ông Thành có nhiệm vụ băng bó, cấp cứu thương binh, chuyển về tuyến sau, chôn cất tử sĩ. Khi tập trung toàn lực lượng, ông lại cùng đơn vị đào hầm hào, tham gia kéo pháo, củng cố trận địa. 

Chính năm tháng ở Điện Biên đã giúp ông Thành gặp được những anh hùng của thời đại. Ông đã trực tiếp cứu thương cho một chiến sĩ đặc biệt, sau đó mới biết là anh hùng Phan Đình Giót. Ông kể trong xúc động: “Chiều ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn bằng trận đánh vào cứ điểm Him Lam. Bộ đội Đại đội 58 lao lên mở đường. Hỏa lực của Pháp từ lỗ châu mai bắn ra xối xả. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống dưới mưa bom bão đạn. Sau đó, những người lính của Đại đội 58 đã dùng phương án đánh bộc phá. Nghe nhiều người kể lại, Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi. Lúc ấy cỡ khoảng 10 giờ đêm. Tôi băng bó cho anh. Dù bị thương nhưng anh vẫn xung phong đánh tiếp”.

Ông Phạm Công Thành bùi ngùi xem lại những kỷ vật ở Điện Biên Phủ.
Ông Phạm Công Thành bùi ngùi xem lại những kỷ vật ở Điện Biên Phủ.

Ông Thành tiếp tục câu chuyện: “Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả bộc phá nữa, rồi ôm bộc phá, cầm tiểu liên mở thông đường để quân ta lên đánh lô cốt đầu cầu, rồi tiến công lô cốt số 2. Lần này, anh bị thương vào vai, mất máu nhiều. Đồng đội đưa anh lùi lại phía sau. Tôi tiếp tục băng bó cho anh”.

Băng bó xong cho anh Giót được một lát, thì ông Thành nghe thấy đạn pháo từ lô cốt số 3 tiếp tục bắn mạnh. Mũi tiến công của đơn vị bị ùn lại. Lúc này, anh Giót mất máu nhiều, đã yếu nhưng vẫn nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to xung phong. Rồi sau đó, Phan Đình Giót ôm bộc phá lao cả thân mình úp vào bịt kín lỗ châu mai. Chỗ ông Thành đứng cách lô cốt của Pháp cỡ chừng hơn 200m nên quan sát khá rõ. “Tôi nghe đạn pháo bỗng im lặng đoán biết hỏa điểm của Pháp bị dập tắt. Quân ta tiếp tục xung phong. Rồi lại nghe tiếng đạn pháo bắn ra. Tôi không dám tin Phan Đình Giót đã hy sinh”- Người lính già bùi ngùi nhớ lại.

Ông ông Trần Trọng Tú.
Ông Trần Trọng Tú (bên trái) thăm gia đình đồng đội.

Giống như ông Thành, ông Trần Trọng Tú (ở khu 6A, phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả) có mặt ở Điện Biên Phủ từ trước khi bắt đầu chiến dịch. Cuối năm 1953, ông đã cùng đơn vị lên Mường Phăng và tham gia xây dựng Sở Chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp.

Trước đợt tiến công thứ nhất (13/3/1954), ông Tú là Đại đội phó Đại đội 277, Tiểu đoàn 279, Trung đoàn 102, Sư đoàn 308 (hay còn gọi là Đại đoàn Quân Tiên phong), được giao chỉ huy đơn vị khống chế hệ thống cấp nước sinh hoạt, chia cắt cứ điểm Điện Biên Phủ. Ông Tú và 27 chiến sĩ của đại đội hỗ trợ công binh xây dựng hầm hào, cắt đường ống dẫn tại các bốt địch từ khu vực Bản Kéo đến Mường Thanh, Him Lam, Hồng Cúm. 

Ông Trần Trọng Tú lúc trẻ khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội tháng 10/1954. Ảnh: Tư liệu Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Trần Trọng Tú về tiếp quản Thủ đô. Ảnh: Tư liệu của nhân vật
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Trần Trọng Tú về tiếp quản Thủ đô. Ảnh: Tư liệu của nhân vật

Khác với ông Thành, ông Tú, ông Đỗ Tử Mỹ, là lính pháo binh, nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn pháo 120, thuộc Trung đoàn 675, Sư đoàn 351 Bộ Tư lệnh pháo binh. Tuyến đường mà tiểu đoàn của ông Mỹ bảo vệ thường xuyên bị máy bay địch oanh tạc đêm ngày, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian và sức khoẻ của các lực lượng tham gia vận chuyển quân lương, quân nhu. Tuy khó khăn chồng chất nhưng tuyến đường này sau hơn 6 tháng phục vụ chiến dịch đã vận chuyển được gần 3 vạn tấn quân lương, nhu yếu phẩm. Trong chiến dịch, đơn vị ông đã phối hợp chặt chẽ với công binh xây hầm hào để kéo pháo vào, ra. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi hoàn toàn, ông Mỹ đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Chiến Công hạng Nhì.

Trên địa bàn toàn TP Hạ Long có tổng số 60 người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ như ông Mỹ. Trong 34 người từng là chiến sĩ Điện Biên có người từng giữ cấp bậc ở quân đội như: Ông Đặng Đình Cư (phường Hồng Hải) từng là Thiếu uý, Trung đội trưởng; ông Đào Xuân Mộc (khu Trới 1, phường Hoành Bồ) từng là Tiểu đội trưởng, ông Nguyễn Đức Khuê (khu Trới 1, phường Hoành Bồ) từng là Tiểu đội phó, ông Thái Hà (khu 6, phường Giếng Đáy) từng là thiếu uý, Trung đội trưởng, ông Đồng Xuân Luật (khu Trới 6, phường Hoành Bồ) từng là Trung đội trưởng, ông Bùi Xuân Phúc (khu 3A, phường Giếng Đáy) từng là Tiểu đội trưởng; ông Phạm Văn Ba (phường Hoành Bồ) là Trung đội trưởng.

Còn thống kê toàn tỉnh, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, có hàng ngàn người con ưu tú tham gia chi viện cho chiến dịch. Hiện nay, toàn tỉnh có 148 chiến sĩ Điện Biên, 28 thanh niên xung phong, 7 dân công hỏa tuyến còn sống. Trong chiến đấu, những người con ưu tú của Quảng Ninh đã cống hiến sức lực, máu thịt của mình làm nên chiến thắng. Nhiều người lính Điện Biên năm ấy lại tiếp tục chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc.

Trở về địa phương, họ lại tiếp tục cống hiến trong các cơ quan, đơn vị, phát triển kinh tế chiến đấu đẩy lùi cái đói, cái nghèo. Năm tháng trôi qua, những bận rộn lo toan của cuộc sống thường nhật và cả gánh nặng tuổi tác cũng không làm lu mờ cái phần ký ức về quãng đời tuổi trẻ vẫn hiện hữu trong tâm trí những chiến sĩ Điện Biên ngày nào. 



Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch nước: Xây dựng Quân đội Nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ

Chủ tịch nước Lương Cường yêu cầu Bộ Quốc phòng tiếp tục điều chỉnh tổ chức lực lượng, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Sáng 14/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân...

Công ty Than Mạo Khê kỷ niệm 70 năm Ngày khôi phục và phát triển 15/11 (1954-2024)

Sáng 9/11, tại TP Đông Triều, Công ty Than Mạo Khê long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày khôi phục và phát triển (15/11/1954-15/11/2024).  Trải qua 70 năm khôi phục và phát triển, Công ty Than Mạo Khê đã ghi dấu bước chân của hơn 24.500 thợ mỏ; đào trên 900km đường lò; khai thác trên 70 triệu tấn than. Trong chặng đường đã qua, ở từng giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo trực...

Đoàn Kết hôm nay – Báo Quảng Ninh điện tử

Vốn là vùng đất xa xôi, đi lại khó khăn của đảo Kế Bào (Cái Bầu ngày nay), xã Đoàn Kết (huyện Vân Đồn) lại là nơi nuôi dưỡng ý chí, tinh thần cách mạng đáng tự hào và là nền tảng cho sự nỗ lực phát triển với cơ cấu kinh tế đa dạng, năng động ngày nay. Theo sử liệu, Đoàn Kết xưa vốn là thôn Hà Vực, một trong 4 thôn của xã Đại Độc - xã...

Bộ CHQS tỉnh: Khen thưởng lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 9/5, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh tổ chức gặp mặt, biểu dương, khen thưởng lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.  Thực hiện Quyết định của Bộ Tư lệnh Quân khu 3 về việc điều động lực lượng luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh đã tuyển chọn 18...

Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng...

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 7/5, đoàn đại biểu Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh do Đại tá Khúc Thành Dư, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; Đại tá Nguyễn Quang Hiến, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh dẫn đoàn tới dâng hoa, dâng hương tại Tượng đài các anh hùng liệt sĩ TP Hạ Long; Tượng đài...

Cùng tác giả

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 23/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu...

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Ngày 23/12, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe báo cáo công tác chuẩn bị các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất và tinh...

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: mục tiêu, thách thức và cơ hội

Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong...

Cô Tô: Xây dựng bộ máy chính trị hoạt động hiệu quả

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, việc tinh gọn tổ chức bộ máy trên địa bàn huyện Cô Tô đạt nhiều kết quả tích cực. Đây là tiền đề để Cô Tô thực hiện tinh gọn bộ máy giai đoạn tiếp theo theo đúng tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục...

“3 gặp, 4 biết” trong tuyển quân ở Vân Đồn  

Huyện Vân Đồn triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2025 theo đúng quy trình, đề cao dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Huyện thực hiện tốt công tác thâm nhập “3 gặp, 4 biết” để từng bước hoàn thiện hồ sơ thanh niên trúng tuyển, đủ điều kiện nhập ngũ. Chúng tôi đi cùng đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) thị trấn Cái...

Sư đoàn 395 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Trong không khí phấn khởi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội QPTD, sáng 22/12, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập 26/12 (1974-2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Tới dự có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung...

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ”

Tối 21/12, thành phố Uông Bí tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật và tọa đàm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) với chủ đề “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ”. Chương trình tọa đàm gặp gỡ các khách mời là những nhân chứng lịch sử và đại diện lực lượng vũ trang thành phố Uông Bí với chủ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất