Powered by Techcity

Chuyên gia: “Ngân hàng Nhà nước nên trả vàng về cho thị trường”

Để hạn chế vàng hóa, đôla hóa nền kinh tế, cần hướng tới phát triển một thị trường lành mạnh và hạn chế đầu cơ vàng, quán triệt các nguyên tắc quản lý trong nền kinh tế thị trường.

Khách hàng giao dịch vàng tại doanh nghiệp. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Giá vàng đang trong những phiên biến động mạnh nhất lịch sử. Không chỉ giảm sâu mà chênh lệch mua vào – bán ra cũng lên mức kỷ lục, khiến người mua vàng chịu nhiều thiệt thòi.

Nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ

Tính đến 17 giờ ngày 29/12, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và Công ty Doji Hà Nội niêm yết giá vàng miếng SJC 71-76 triệu đồng/lượng, giảm 2,5 triệu đồng/lượng so với chốt phiên trước.

Tập đoàn Doji cũng hạ giá vàng miếng SJC về mức 71-76 triệu đồng/lượng, giảm 3 triệu đồng so với cuối giờ chiều 27/12.

Còn Công ty Phú Quý giao dịch quanh mức 70,5-75 triệu đồng, giảm 1,5 triệu đồng/lượng.

Tần suất điều chỉnh giá của các doanh nghiệp vàng dày đặc theo từng phút, tùy theo nhu cầu mua-bán của người dân.

Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư và người dân cần theo dõi những biến động từng giờ của thị trường vàng đồng thời không nên lướt sóng ở thời điểm này bởi thị trường vàng biến động rất khó lường.

Đáng nói, với nhu cầu mua-bán vàng tăng cao, các doanh nghiệp đã điều chỉnh chênh lệch giá vàng chiều mua vào và bán ra lên mức kỷ lục, có thời điểm lên tới 5 triệu đồng mỗi lượng.

Theo ghi nhận, sau các nhịp giảm sốc, giá vàng có dấu hiệu hồi phục về cuối ngày 28/12, nhưng sang đầu giờ sáng ngày 29/12, giá vàng miếng lại tiếp tục giảm mạnh và mất tới gần 4 triệu đồng/lượng so với cuối ngày 28/12, đưa giá mua về phạm vi 70-71 triệu đồng/lượng, giá bán lùi về 74-75 triệu đồng/lượng. Sau 24 giờ, giá vàng mất khoảng 7 đến hơn 8 triệu đồng/lượng chiều mua và 5-6 triệu đồng/lượng chiều bán. Chênh lệch mua-bán thì vẫn neo cao 4-5 triệu đồng.

Như vậy, nếu người mua “ôm” vàng từ mức giá 80 triệu đồng/lượng đến sáng nay sẽ thiệt hại khoảng 9-10 triệu đồng nếu bán ra. Đà giảm nhanh chóng của vàng SJC không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư mà còn tạo ra sự thiệt hại tài chính đáng kể.

Bên cạnh đó, những người mua mới cũng không tránh khỏi rủi ro khi chênh lệch mua-bán vẫn ở mức cao từ 5-4 triệu đồng/lượng, ngay cả khi đã mua vào ở mức giá thấp hơn, vì vừa mua khỏi tay đã lỗ ngay 3-4 triệu đồng mỗi lượng ở khoản chênh lệch mua-bán.

Các chuyên gia khuyến cáo, trong bối cảnh thị trường vàng SJC đang trải qua những biến động mạnh mẽ và không dự đoán trước được, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng khi đưa ra quyết định đầu tư vào vàng. Có một số yếu tố cần được xem xét cẩn thận trước khi quyết định mua vàng.

Kịch bản giá vàng tăng phi mã và rơi tự do không phải diễn ra lần đầu. Lý giải sự lệch pha này, giới chuyên gia cho rằng, thị trường vàng miếng là thị trường đặc biệt, thường được gọi là thị trường không hoàn hảo. Bên cạnh đó, chênh lệch mua vào-bán ra bị đẩy lên ngưỡng cao, khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc các đơn vị kinh doanh trong nước điều chỉnh chênh lệch mua vào-bán ra quá cao sẽ đẩy rủi ro về phía người mua.

“Giá vàng mua vào và bán ra chỉ chênh lệch nhau vào khoảng dưới 300.000 đồng/lượng là hợp lý. Tuy nhiên với mức chênh 500.000 đến 1 triệu đồng/lượng là cao và trên 1 triệu đồng/lượng là rất cao,” ông Hiếu nói.

Lý giải về mức chênh mua vào – bán ra kỷ lục của giá vàng SJC, ông Đinh Nho Bảng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam cho biết với những biến động lớn, các đơn vị kinh doanh sẽ niêm yết chênh lệch giá mua vào-bán ra cao. Đây là kỹ thuật trong kinh doanh, để giúp đơn vị kinh doanh tránh rủi ro.

Nghị định 24 cần phải được chỉnh sửa

Các chuyên gia phân tích Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã thiết lập lại trật tự thị trường vàng, ngăn được tình trạng vàng hóa. Tuy nhiên mấy năm gần đây, giá vàng trong nước liên tục tăng, cao hơn rất nhiều so với giá vàng thế giới, cho thấy nhiều quy định tại Nghị định 24 không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh hiện nay.

Nghị định 24 ra đời khi giá vàng thế giới ở mức 1.670 USD/ounce và giá vàng trong nước khoảng 42,5 triệu đồng/lượng. Nếu trước đây chênh lệch thế giới vàng trong nước từ mức quanh 2 triệu đồng, nay có lúc trên 18 thậm chí là gần 20 triệu đồng/lượng. Những con số này đã phần nào nhìn thấy từ sự bất cập của Nghị định 24.

Khoảng cách giữa mua và bán vàng được nới rộng tới 5 triệu đồng mỗi lượng, cao nhất từ trước đến nay. (Ảnh:

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhấn mạnh: “Để hạn chế vàng hóa, đôla hóa nền kinh tế, chúng ta cần hướng tới phát triển một thị trường lành mạnh và hạn chế đầu cơ vàng. Trong đó cần mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý thị trường vàng, quán triệt các nguyên tắc quản lý trong nền kinh tế thị trường. Đó là Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý và hoạch định chính sách, điều tiết dự trữ ngoại hối bằng vàng theo Pháp lệnh ngoại hối, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng mà không tham gia sản xuất kinh doanh hoặc điều tiết thị trường bằng các biện pháp hành chính, không trực tiếp can dự việc kinh doanh của các doanh nghiệp.”

Theo ông Long, Ngân hàng Nhà nước nên trả vàng về cho thị trường, tức là để cho thị trường – các công ty kinh doanh vàng tự xuất và tự nhập, còn Ngân hàng Nhà nước chỉ làm nhiệm vụ giám sát về khối lượng.

Ông Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng nhấn mạnh: “Vấn đề trước mắt là cần phải tăng nguồn cung để cân đối cầu của thị trường. Nghị định 24 được thiết kế vai trò cấp phép nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước và SJC sản xuất cần phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước. Tôi nghĩ rằng, nếu như chúng ta có một lượng nhập khẩu vàng tương đối khá để từ đó gia công chế biến SJC tạo ra nguồn cung thì chắc chắn khoảng cách thu hẹp sẽ được kéo thấp xuống, cái đó là trước mắt.”

Cũng theo ông Phước, về lâu dài không chỉ với SJC mà cả các thương hiệu vàng khác, Nhà nước cần có chính sách để có thể tạo nguồn cung bên cạnh lượng vàng nhập khẩu về để chế tác, gia công hàng mỹ nghệ có thể xuất được.

“Tóm lại, tôi nghĩ rằng, Nghị định 24 cần phải được chỉnh sửa và không phải ý nghĩ của riêng tôi, tôi cùng một số chuyên gia được Ngân hàng Nhà nước mời thảo luận tương đối kỹ lưỡng và chuyên sâu những cái gì trả lại cho thị trường vàng những nguyên tắc căn bản, đó là nơi gặp nhau giữa cung và cầu. Được biết, Ngân hàng Nhà nước đang ở giai đoạn cuối để chỉnh sửa Nghị định 24 này,” ông Phước nhấn mạnh.

Được biết, sau khi Thủ tướng Chính phủ gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ liên quan chỉ đạo về các giải pháp quản lý thị trường vàng thì Ngân hàng Nhà nước cũng đã đưa ra thông điệp tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường vàng, chuẩn bị sẵn sàng triển khai phương án can thiệp khi cần thiết.

“Trong tháng 1/2024, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình báo cáo tổng kết Nghị định 24, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý thị trường vàng để phù hợp với bối cảnh mới của thị trường. Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thị trường vàng quốc tế và trong nước, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân nên thận trọng trong giao dịch vàng,” ông Phạm Thanh Hà – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thị trường vàng có hiện tượng lạ?

Chỉ trong 2 ngày qua, giá vàng nhẫn tăng gần 1 triệu đồng/lượng. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng còn tăng mạnh giá mua vào cao hơn giá vàng miếng SJC từ 300.00 - 500.000 đồng/lượng. Sáng nay (11/12), giá vàng trong nước đồng loạt tăng từ 400.000 - 450.000 đồng/lượng. Giá vàng nhẫn liên tục tăng ngày thứ hai liên tiếp. Cụ thể, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn 83,43 - 85,93 triệu đồng/lượng...

Chuyên gia: Nên sửa thuế thu nhập cá nhân ngay năm 2025

Chuyên gia cho rằng 5-7 năm mới điều chỉnh giảm trừ gia cảnh một lần khiến người lao động chịu thiệt thòi, nên "cần sửa ngay trong năm sau để có hiệu lực từ đầu 2026". Chị Hoa là một trong hơn 26 triệu người làm công ăn lương nộp thuế thu nhập cá nhân, tính tới cuối 2023. Theo quy định, họ được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và...

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay

Ngày 27/11, NHNN ban hành công văn về ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT với nội dung yêu cầu các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ ổn định lãi suất tiền gửi. Đồng thời, các đơn vị này phải triển khai các biện pháp phấn...

Eximbank lên tiếng về việc “bị Ngân hàng Nhà nước thanh tra”

Eximbank vừa phát đi thông tin khẳng định không nhận được bất kỳ quyết định nào của Ngân hàng Nhà nước về việc tiến hành thanh tra các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây. Những ngày gần đây, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) liên tiếp nhận được các câu hỏi của cổ đông, đối tác, khách hàng và các cơ quan báo chí liên quan đến bài viết thông...

Thống đốc: Ngân hàng Nhà nước không cấm cho vay bất động sản

Cho biết dư nợ lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam hiện chiếm khoảng 20%-21% tổng dư nợ nền kinh tế, Thống đốc khẳng định Ngân hàng Nhà nước không cấm các ngân hàng cho vay bất động sản. Tại phiên chất vấn ngày 11/11, nhiều đại biểu Quốc hội đã gửi đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng về nguồn vốn tín dụng dành cho bất động sản. Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) nêu...

Cùng tác giả

Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tạo thêm động lực phát triển kinh tế, xã hội

Chiều nay, 24/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp bổ sung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét, quyết định một số nội dung về ngân sách thuộc thẩm quyền. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc: bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương để thực hiện các...

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết 18

Đối với cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức TW: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%); giảm 3 đầu mối cấp phòng, tương đương 18,7%. Chiều 24/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm việc với đại diện...

Thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với Saudi Arabia, UAE, Qatar

Thủ tướng mong muốn cùng các nước Trung Đông chia sẻ tầm nhìn, khát vọng trong phát triển đất nước và có thể học hỏi lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, chiến lược quốc gia. Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia , Các Tiểu Vương quốc...

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc...

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia;...

Truyện thiếu nhi kinh điển Chile được dịch sang tiếng Việt

Tập một "Papelucho" - sách văn học thiếu nhi kinh điển của Chile - ra mắt độc giả trong nước ngày 20/12. Papelucho xuất bản lần đầu vào năm 1947 và hoàn thành 12 cuốn vào năm 1974. Bộ truyện kể lại những chuyến phiêu lưu của chú bé Papelucho tràn đầy năng lượng, giàu suy tư, hài hước và trí tưởng tượng. Cậu không ngần ngại dấn thân vào rắc rối, từ đó nảy ra những giải pháp lạ...

Cùng chuyên mục

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Thúc đẩy phát triển thương mại bền vững ngành gỗ Việt Nam – Trung Quốc

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam (tương đương 2 tỷ USD trong năm 2023). Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu bao gồm dăm gỗ, gỗ ván và veneer, với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ hai Theo số liệu từ Cục Xuất...

Khởi động thi công đường tỉnh 327

Ngày 24/12, tại TP Đông Triều, Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đã khởi động, ra quân thi công xây dựng đường tỉnh 327 nối nút giao cổng tỉnh đến đường trục chính trung tâm TP Đông Triều. Đây là công trình do ngân sách tỉnh Quảng Ninh đầu tư, nhằm tiếp tục tạo đà phát triển mới cho thành phố trẻ Đông Triều, kiến tạo hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại,...

Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025. Để đạt được con số nêu trên,...

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương. Xuất nhập khẩu xuất sắc về đích Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục mới với con số ước tính 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân...

Xuất khẩu thủy sản tiến tới mục tiêu 11 tỉ USD

Năm 2024 là lần thứ hai xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỉ USD, trong đó con tôm mang về 4 tỉ USD, cá tra 2 tỉ USD, cá ngừ 1 tỉ USD. Năm 2025, ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đạt 11 tỉ USD. Tại lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức tối 23-12, Thứ trưởng Bộ Nông...

29 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo bao bì sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024

Trong 68 tác phẩm tham gia Cuộc thi sáng tạo bao bì, nhãn mác hàng hóa, giỏ quà và câu chuyện sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024, Ban Giám khảo cuộc thi đã chấm điểm và thống nhất trao giải cho 29 tác phẩm. Cụ thể, 14 tác phẩm đoạt giải (1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 8 giải khuyến khích) nội dung thi câu chuyện sản phẩm; 3 tác phẩm đoạt giải nội dung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất