Powered by Techcity

Chuyển động thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số

Đến nay, các ngân hàng thương mại đã triển khai rất nhiều sản phẩm, dịch vụ mà 100% thao tác có thể được thực hiện trên kênh số như: thanh toán, gửi tiết kiệm, cho vay,… Việc thực hiện giao dịch trực tuyến đã đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi của người dân, doanh nghiệp.

Năm 2022, số lượng giao dịch qua hệ thống Napas đạt mức 4,8 tỷ giao dịch/năm.

Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, tình hình an toàn thanh toán, nhất là trong thanh toán điện tử có nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo với nhiều mối đe dọa đang xuất hiện và có những tác động tiêu cực đối với các tổ chức tài chính cũng như khách hàng. Khi người tiêu dùng và doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc vào các giao dịch điện tử, nhu cầu về các biện pháp bảo mật mạnh mẽ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

“Phủ sóng” thanh toán trực tuyến

Vài năm gần đây, nhất là sau đại dịch Covid-19, chị Thanh Hương (Hà Nội) chỉ còn để rất ít tiền mặt trong ví. “Bây giờ khi đi mua sắm ở bất kỳ cửa hàng nào, từ thời trang, tạp hóa bán lẻ, siêu thị hay vào quán ăn, quán cà-phê, tôi đều có thể thanh toán bằng mã QR trên điện thoại. Họ để mã ngay tại quầy thu ngân hoặc dán trên mặt tủ kính, rất thuận tiện.

Cơ quan tôi chuyển lương vào tài khoản, đến khi chi tiêu, tôi thường dùng thanh toán qua chuyển khoản, mã QR, ví điện tử,… nên tôi đã giảm hẳn việc phải ra ATM rút tiền mặt,” chị Hương chia sẻ. Việc lựa chọn các hình thức thanh toán điện tử (hay còn gọi là thanh toán trực tuyến) đang dần trở thành thói quen của rất nhiều người tiêu dùng hiện nay, nhất là giới trẻ.

Đề cập tới câu chuyện thanh toán không dùng tiền mặt, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng cho biết: Trước đây, ngân hàng phải chuẩn bị một lượng tiền mặt rất lớn để phục vụ người dân, thì nay không còn phải lo lắng về chuyện đó, bởi ngân hàng đã trở thành “ví” của người dân.




Giai đoạn 2020-2025 càng minh chứng cho sự chuyển động lớn về giao dịch thanh toán. Trước năm 2016, khoảng 500 đến 1 triệu giao dịch/ngày là một con số mơ ước của các tổ chức tín dụng, thì đến nay lượng giao dịch bình quân một ngày lên tới 8 triệu, với số lượng giao dịch bằng tiền mặt khoảng 900 nghìn tỷ đồng (tương đương 40 tỷ USD).

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Hùng

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, so với cùng kỳ năm 2022, trong 5 tháng đầu năm 2023, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 52,35% về số lượng, qua kênh Internet tăng 75,54% về số lượng và 1,77% về giá trị. Đối với hình thức thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 64,26% và 7,65%; qua phương thức mã QR tăng tương ứng 151,14% và 30,41%.

Một nghiên cứu từ Mastercard vào năm 2022 cũng cho thấy, 94% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán số trong năm qua. Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và kể cả những nước phát triển hơn, tỷ lệ này cũng chỉ ở mức 88%. “Mastercard đánh giá Việt Nam đang dẫn đầu trong việc nắm bắt kỹ thuật và chuyển đổi số. Xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục và các ngân hàng sẽ tiếp tục cập nhật, sử dụng, phát triển hơn nữa để nâng cao các dịch vụ ngân hàng cũng như phục vụ tốt hơn cho khách hàng Việt Nam”, Giám đốc quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào – bà Winnie Wong nhận định.

Song hành giải bài toán rủi ro

Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam. Nhưng đi cùng với sự “bùng nổ” của khoa học-công nghệ trong kỷ nguyên số, các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính cũng phải đối diện với vấn đề an toàn thanh toán, đặc biệt rủi ro gian lận trong thanh toán điện tử cũng tăng mạnh và có nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo.

“Cùng với quá trình chuyển đổi số, các hoạt động tấn công mạng là không thể tránh khỏi. Điều này không chỉ đúng ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Thực tế, ngân hàng và các tổ chức tài chính là đối tượng thường bị tấn công nhiều hơn so với các doanh nghiệp khác. Do đó, khi chúng ta thực hiện chuyển đổi số, không chỉ các tổ chức tài chính mà cả nước cần chung tay bảo vệ các giao dịch tài chính”, bà Winnie Wong nhấn mạnh.

Hiện nay, để ngăn chặn rủi ro, các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại đang tích cực đầu tư vào nền tảng công nghệ, nhằm cung ứng dịch vụ đa tiện ích, an toàn và bảo mật hơn cho khách hàng.

Theo khảo sát từ Viện Chiến lược (Ngân hàng Nhà nước), năm 2022, có gần 50% số ngân hàng bỏ ra 3% chi phí đầu tư cho công nghệ thông tin, khoảng 13% các ngân hàng đầu tư hơn 13% chi phí cho lĩnh vực này.

Có thể thấy, ngân sách 13% dành cho đầu tư công nghệ được xem là con số không nhỏ. Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cũng thông tin, trong giai đoạn vừa qua, ngành ngân hàng bước đầu đã đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số. Việt Nam là một trong những nước ứng dụng ngân hàng số hàng đầu khi tỷ lệ tăng trưởng 40% chỉ trong thời gian ngắn. Cùng với đó, ngành ngân hàng thông qua việc tạo lập hệ sinh thái số để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ an toàn cho người dân trên các thiết bị điện tử.

Giám đốc cao cấp An ninh thông tin (Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam- Techcombank) Văn Anh Tuấn chia sẻ, riêng Techcombank đã đầu tư 300 triệu USD cho lĩnh vực này. Khoản đầu tư trên Techcombank tập trung cho công nghệ và con người. Đây là hai yếu tố không chỉ Techcombank, mà các ngân hàng khác cũng đặc biệt quan tâm và luôn sẵn sàng đầu tư.




Thời gian tới, Techcombank vẫn sẽ đầu tư các công nghệ mới để đưa thêm dịch vụ. Bên cạnh đó, khi lượng giao dịch thanh toán bằng tiền mặt không còn nhiều, thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên, ngân hàng cũng bảo đảm tính ổn định cho hệ thống, nhất là trong những ngày thanh toán đặc biệt, số lượng giao dịch tăng đột biến.

Ông Văn Anh Tuấn

Các ngân hàng và tổ chức tài chính cũng đang hợp lực cùng với công ty thanh toán thẻ toàn cầu như Mastercard để xây dựng các giao dịch an toàn và bảo mật. Trong 5 năm vừa qua, Mastercard đã đầu tư hơn 5 tỷ USD vào việc tự phát triển công nghệ, mua các công nghệ mới hoặc đầu tư vào các công ty công nghệ để có thể tạo ra sự đổi mới giúp ngăn chặn tấn công và củng cố an ninh mạng. 3 năm gần đây, tổ chức này đã ngăn chặn được 35 tỷ USD từ các cuộc tấn công mạng nhờ các công nghệ và các quan hệ đối tác.

Theo nhìn nhận của tiến sĩ Nguyễn Quốc Hùng, trong quá trình chuyển đổi số, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước luôn chỉ đạo đặt chỉ số an toàn lên trên hết. Các ngân hàng thương mại khi triển khai hệ thống phần mềm công nghệ đều ưu tiên bảo đảm an toàn một cách tối đa.

Mặc dù vậy, vẫn xảy ra tình trạng kẻ gian lợi dụng kẽ hở để trục lợi, chiếm đoạt tiền của khách hàng. Do đó, các ngân hàng liên tục đề ra các biện pháp và cùng với các bộ, ban, ngành truyền thông về các hình thức lừa đảo mới; đồng thời, nỗ lực tìm kiếm các giải pháp về mặt công nghệ để phòng chống gian lận.

“Vấn đề về lừa đảo sẽ luôn luôn tồn tại. Khi chúng ta có hình thức mới, kẻ gian sẽ tìm cách để thực hiện hành vi gian lận. Vì thế, ngân hàng cũng phải liên tục truyền thông để nâng cao nhận thức cho khách hành, luôn đồng hành với khách hàng trong việc giải quyết các bài toán về bảo mật. Khi nhận thức của khách hàng được nâng cao, kể cả hình thức lừa đảo mới cũng rất khó để thực hiện trót lọt”, lãnh đạo Techcombank cho hay.

Trên góc độ quản lý nhà nước, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) Phạm Anh Tuấn cũng nhìn nhận, làm thế nào để vừa bảo đảm hoạt động thanh toán điện tử được liên thông thuận lợi nhưng vẫn phải an toàn và ổn định – là một trong những vấn đề Ngân hàng Nhà nước rất trăn trở.

Do đó, để góp phần giảm dần các hành vi lừa đảo, gian lận, Ngân hàng Nhà nước xác định có 5 nhiệm vụ chính, đó là: hoàn thiện hành lang pháp lý; bảo đảm các hệ thống thanh toán quan trọng của quốc gia hoạt động thông suốt, liên tục 24/7; tích cực ứng dụng các công nghệ mới vào trong quá trình chuyển đổi số; tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để phát hiện và ngăn chặn các hành vi lừa đảo, gian lận; tiếp tục truyền thông rộng rãi, phổ cập kiến thức tài chính và các cảnh báo đến người dân.

Hiện nay, hệ thống thanh toán quốc gia đang giao dịch hơn 800 nghìn tỷ đồng/ngày; hệ thống qua Napas có số lượng giao dịch trong năm 2022 đạt mức 4,8 tỷ giao dịch/năm, dự kiến trong năm 2024 sẽ đạt con số là 8,4 tỷ giao dịch/năm. Với số lượng giao dịch lớn như vậy, việc bảo đảm hệ thống thanh toán thông suốt hết sức quan trọng.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực đôn đốc các tổ chức tín dụng, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải tăng cường đầu tư cho an toàn thông tin, bảo mật theo đúng như các bước đặt ra trong Kế hoạch chuyển đổi số của ngành ngân hàng mà Thống đốc đã ban hành.



Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam trên đà trở thành điểm đến du lịch hàng đầu trong kỷ nguyên số

Nhanh nhạy nắm bắt công nghệ và ưu tiên cho các hoạt động bền vững, Việt Nam được đánh giá là đang trên đường trở thành điểm đến du lịch hàng đầu trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Trang mạng opengovasia.com của Singapore ngày 30/12 đăng bài viết cho rằng Việt Nam đang tạo dựng được một môi trường lý tưởng cho hệ sinh thái kỹ thuật số và tiến bộ công nghệ trong ngành du lịch, nhờ có tới...

Cùng tác giả

Thực hư Chị đẹp đạp gió bị ‘thất sủng’…

Chị đẹp đạp gió nhận được một số lời chê kém hấp dẫn. Chủ yếu do bị đặt trong sự so sánh với các chương trình đã quá thành công như Anh trai vượt ngàn chông gai. Ngay Anh trai giữa chừng cũng bị chê nhạt... Chị đẹp mùa 2 tất nhiên không còn duy trì được sự mới lạ như mùa 1. Chị đẹp mùa 2 hội tụ một đội hình trẻ trung hơn, đồng đều cả về năng...

Siết thu thuế với người nổi tiếng livestream bán hàng

Ngành thuế lập danh sách người nổi tiếng có doanh thu lớn từ livestream, tiếp thị liên kết thương mại điện tử để phân loại rủi ro và kiểm tra trong năm nay. Tại họp báo thường kỳ chiều 7/1, ông Mai Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết theo quy định, tổ chức, cá nhân không phân biệt nổi tiếng hay không, phải tự kê khai, nộp thuế nếu có nguồn thu từ...

Công bố Nghị quyết về kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam từ ngày 15/1/2025 để chuyển chức năng, nhiệm vụ từ Truyền hình Quốc hội Việt Nam về Đài Truyền hình Việt Nam. Chiều 7/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và...

Thủ tướng tiếp doanh nhân Nicolas Berggruen và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng

Ông Nicolas Berggruen cho biết Berggruen Holdings sẵn sàng hợp tác, đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực, trước mắt hỗ trợ tư vấn cho Việt Nam thành lập một quỹ để đầu tư phát triển. Tối 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Nicolas Berggruen, Giám đốc Tập đoàn Berggruen Holdings, Chủ tịch Viện Berggruen và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Đông...

Tăng cường quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết

Chưa đầy một tháng nữa là Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. "Đến hẹn lại lên", trong dịp Tết, nhiều mặt hàng sẽ tăng giá theo quy luật. Do đó, các lực lượng chức năng cần vào cuộc để bình ổn giá cả thị trường, không để xảy ra thiếu hàng sốt giá, đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dịp Tết để tăng giá đột biến, ảnh...

Cùng chuyên mục

Siết thu thuế với người nổi tiếng livestream bán hàng

Ngành thuế lập danh sách người nổi tiếng có doanh thu lớn từ livestream, tiếp thị liên kết thương mại điện tử để phân loại rủi ro và kiểm tra trong năm nay. Tại họp báo thường kỳ chiều 7/1, ông Mai Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết theo quy định, tổ chức, cá nhân không phân biệt nổi tiếng hay không, phải tự kê khai, nộp thuế nếu có nguồn thu từ...

Tăng cường quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết

Chưa đầy một tháng nữa là Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. "Đến hẹn lại lên", trong dịp Tết, nhiều mặt hàng sẽ tăng giá theo quy luật. Do đó, các lực lượng chức năng cần vào cuộc để bình ổn giá cả thị trường, không để xảy ra thiếu hàng sốt giá, đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dịp Tết để tăng giá đột biến, ảnh...

Bộ Công Thương: Vụ 3.000 tấn giá ủ hóa chất là trách nhiệm của ngành nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định như trên khi được hỏi. Thông tin được đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7-1, do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì. Trách nhiệm của ngành nông nghiệp Về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong vụ việc phát hiện gần 3.000 tấn giá ủ chất cấm được bán trên thị trường, trong hệ thống siêu thị, Thứ trưởng Tân...

Thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần, giao EVN làm điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương đang kiến nghị những nội dung trên. Trước đây, việc điều chỉnh giá điện được áp dụng cho 6 tháng/lần. Chiều 7/1, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp các thông tin liên quan tới cơ chế điều chỉnh giá điện, việc triển khai thi hành Luật Điện lực và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Xây dựng cơ chế giá điện mới Để triển khai thi hành Luật Điện lực, mới đây Bộ...

Bộ Tài chính: Có thể điều chỉnh giảm trừ gia cảnh cá nhân vào tháng 10

Dự báo CPI sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10. Thuế thu nhập cá nhân gồm thuế từ người làm công ăn lương (chiếm chủ yếu) và cá nhân kinh doanh. Đây là một trong ba sắc thuế trụ cột của ngân sách, bên cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp và giá...

Pine Care bảo tồn và phục hồi những cánh rừng thông Mã Vĩ

Pine Care có vùng nguyên liệu dồi dào với gần 26.000ha rừng thông do các doanh nghiệp trong hệ sinh thái quản lý và bảo tồn tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Kontum… Với tôn chỉ khai thác rừng luôn đi kèm với trồng mới và bảo vệ rừng, vùng tài nguyên rừng của hệ sinh thái đang ngày càng mở rộng về quy mô diện tích và nâng cao chất lượng rừng. Thông được coi là “vàng xanh”...

Từ ngày 15 – 28/1 sẽ diễn ra Hội chợ hoa đào Vân Đồn năm 2025

Từ ngày 15 – 28/1 (16 đến ngày 29/12 Âm lịch) , tại Trung tâm Văn hoá Thể thao khu kinh tế Vân Đồn (xã Hạ Long, huyện Vân Đồn) sẽ diễn ra Hội chợ hoa đào Vân Đồn lần thứ II năm 2025. Hội chợ hoa đào Vân Đồn lần thứ II năm 2025 có sự tham gia của 40 hộ dân trồng đào trên địa bàn xã Hạ Long, với khoảng 1.000 cây hoa đào phai thương...

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực chip bán dẫn, Việt Nam duy trì vị trị thứ ba trong quan hệ đối tác thương mại của Hàn Quốc. Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng (MoTIE) và Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho biết, Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc trong năm 2024, sau Trung Quốc và Mỹ. Theo thống kê, tổng kim ngạch...

Động lực mới giúp nền kinh tế Việt Nam bứt phá trong năm 2025

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng, lạm phát được kiểm soát... Đây là những tiền đề quan trọng để năm 2025 nền kinh tế tăng tốc và về đích. Làm mới những động lực tăng trưởng truyền thống Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - thông tin, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường,...

7 nhiệm vụ đưa xuất khẩu rau, quả đạt 10 tỷ USD

Ngành rau, quả đặt mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành hàng này đã đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm. Hiệp định FTA trợ lực cho rau, quả Việt Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, giai đoạn 2020 - 2024, ngành hàng này đối diện với nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu rau, quả từ năm 2020 - 2022 liên tục giảm do ảnh hưởng của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất