Powered by Techcity

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Muốn tăng trưởng 8% phải dựa vào khoa học, công nghệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay và xa hơn là tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030, cần dựa vào nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 15/2, sau khi nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về nội dung này.

Cho ý kiến tại phiên họp Tổ 13, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, trên tinh thần khẩn trương, nhằm tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các cơ quan của Quốc hội đã nhanh chóng chuẩn bị để đưa nội dung này vào chương trình kỳ họp.

Theo Chủ tịch Quốc hội, những nội dung trong nghị quyết đã được thực tế kiểm nghiệm, chứng minh cần sửa đổi ngay để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển khoa học, công nghệ.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc ban hành Nghị quyết này phải ngắn gọn, tập trung vào trọng tâm, trọng điểm, dễ hiểu, dễ nhớ. Nghị quyết khi được thông qua cần triển khai ngay, trong đó Chính phủ sẽ có hướng dẫn chi tiết để tháo gỡ các vướng mắc thực tiễn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Nhắc lại quan điểm nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% thì việc tạo cơ chế cho kinh tế tư nhân phát triển rất quan trọng, theo Chủ tịch Quốc hội, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, hầu như các doanh nghiệp tư nhân là những người đi đầu.

Ông lấy thí dụ về Giải thưởng VinFuture – một giải thưởng khoa học có uy tín quốc tế, thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới để khuyến khích, động viên các nhà khoa học trong nước, nước ngoài có những sáng kiến, sáng tạo, sáng chế, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số phát triển đất nước. Vì thế, nghị quyết ra đời cần phải khuyến khích và ban hành, triển khai được ngay.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định: “Muốn tăng trưởng 8% năm nay thì cũng phải dựa vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho giai đoạn 2026-2030, tăng trưởng 2 con số thì cũng lấy khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là nền tảng quan trọng. Các nghị quyết của Đảng đều nói giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, mà đầu tư cho giáo dục đào tạo, khoa học, công nghệ là đầu tư cho sự phát triển của đất nước. Chúng ta cần phải có những chính sách hết sức chi tiết, cụ thể để hướng dẫn cho bộ ngành và địa phương”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Một trong những điểm quan trọng được Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh là việc phân định rõ các lĩnh vực trong nghị quyết đối với chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, cần xác định rành mạch đâu là khoa học công nghệ, đâu là đổi mới sáng tạo, đâu là chuyển đổi số.

Ông cũng lưu ý rằng, mặc dù tên gọi của Nghị quyết 57 đề cập đến cả khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, nhưng nội dung nghị quyết mới chỉ tập trung vào đổi mới sáng tạo mà chưa làm rõ vai trò của chuyển đổi số quốc gia.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chuyển đổi số quốc gia hiện nay là lĩnh vực mang tính thời sự nhất, vì liên quan đến nhiều lĩnh vực như số hóa, chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, vì vậy cần bổ sung cho đầy đủ.

Bên cạnh đó, nghị quyết cần làm rõ hơn đối tượng áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan mà trong nghị quyết chưa có.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lựa chọn công nghệ phải “đi tắt, đón đầu”

Phát biểu tại phiên họp tổ theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ chín của Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, lựa chọn công nghệ phải chọn công nghệ hiện đại, tiên tiến, phải "đi tắt, đón đầu", nếu không sẽ tụt hậu so với thế giới. Nếu chỉ lựa chọn công nghệ, máy móc giá rẻ (theo quy định của Luật Đấu thầu) chúng ta sẽ trở thành bãi rác công nghệ. Tiếp tục...

Thủ tướng: 5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính...

Việt Nam trên đà trở thành điểm đến du lịch hàng đầu trong kỷ nguyên số

Nhanh nhạy nắm bắt công nghệ và ưu tiên cho các hoạt động bền vững, Việt Nam được đánh giá là đang trên đường trở thành điểm đến du lịch hàng đầu trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Trang mạng opengovasia.com của Singapore ngày 30/12 đăng bài viết cho rằng Việt Nam đang tạo dựng được một môi trường lý tưởng cho hệ sinh thái kỹ thuật số và tiến bộ công nghệ trong ngành du lịch, nhờ có tới...

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc...

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia;...

Nhiều “đại bàng” công nghệ có kế hoạch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu như Qualcomm, Google, Meta... và họ đã có kế hoạch chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Việt Nam hiện có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn Sáng 14/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Báo cáo tại...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lựa chọn công nghệ phải “đi tắt, đón đầu”

Phát biểu tại phiên họp tổ theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ chín của Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, lựa chọn công nghệ phải chọn công nghệ hiện đại, tiên tiến, phải "đi tắt, đón đầu", nếu không sẽ tụt hậu so với thế giới. Nếu chỉ lựa chọn công nghệ, máy móc giá rẻ (theo quy định của Luật Đấu thầu) chúng ta sẽ trở thành bãi rác công nghệ. Tiếp tục...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số nội dung luật, nghị quyết quan trọng

Tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 15/2, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường để cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Trong phiên thảo luận sáng về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi), qua thảo luận, đa...

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu

Chủ tịch nước lưu ý các địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc; đảm bảo quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”...

Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Bảy, ngày 15/2/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1 Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Tại phiên thảo luận có 19 lượt đại biểu Quốc hội...

Một số điểm mới quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2025/NĐ-CP ngày 10/2/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 27/3/2025 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024. Trong đó, Nghị định số 20/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm d, k và bổ sung điểm m khoản...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lựa chọn công nghệ phải “đi tắt, đón đầu”

Phát biểu tại phiên họp tổ theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ chín của Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, lựa chọn công nghệ phải chọn công nghệ hiện đại, tiên tiến, phải "đi tắt, đón đầu", nếu không sẽ tụt hậu so với thế giới. Nếu chỉ lựa chọn công nghệ, máy móc giá rẻ (theo quy định của Luật Đấu thầu) chúng ta sẽ trở thành bãi rác công nghệ. Tiếp tục...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số nội dung luật, nghị quyết quan trọng

Tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 15/2, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường để cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Trong phiên thảo luận sáng về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi), qua thảo luận, đa...

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu

Chủ tịch nước lưu ý các địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc; đảm bảo quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”...

Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Bảy, ngày 15/2/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1 Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Tại phiên thảo luận có 19 lượt đại biểu Quốc hội...

Thủ tướng: 5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính...

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh

Ngày 15/2, tại Quảng Ninh, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn, đã kiểm tra, nắm tình hình công tác quản lý cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy...

Tăng số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tăng thêm số lượng Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bố trí, sắp xếp cán bộ. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tăng...

Nghị quyết về bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1403/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện, gồm: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Vụ Công tố và Kiểm sát...

Quốc hội thảo luận dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Đại diện...

Siết chặt hợp tác địa phương biên giới Quảng Ninh (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc)

Những năm qua, việc hợp tác giữa các địa phương biên giới Quảng Ninh với các địa phương biên giới Quảng Tây (Trung Quốc) có nhiều chuyển biến tích cực về chính trị, kinh tế - văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại. Từ đó, góp phần tăng cường mối đoàn kết, gắn bó tình hữu nghị song phương truyền thống giữa hai địa phương.  TP Móng Cái vừa có đường biên giới trên bộ, vừa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất