Powered by Techcity

Chủ tịch nước Tô Lâm: Yêu cầu cao nhất khi sửa Luật Công chứng là để phục vụ nhân dân

Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, việc rà soát lại một cách tổng thể Luật Công chứng là điều cần thiết để luật thực sự đi vào cuộc sống, yêu cầu cao nhất khi sửa luật này là để phục vụ nhân dân, phục vụ nền quản lý hành chính và tư pháp.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội, chiều 17/6. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Chiều 17/6, thảo luận tại tổ của Quốc hội về dự án Luật Công chứng (sửa đổi), đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đánh giá, Luật Công chứng ra đời nhằm phục vụ nền quản lý hành chính, tư pháp.

Chủ tịch nước cho biết, trước đây không có công chứng, vì các giao dịch đều rất đơn giản. Sau này, khi xã hội phát triển hơn mới xuất hiện công chứng, từ rất đơn giản như sao y bản chính, chứng thực, chứng thực văn bản, với thẩm quyền ban đầu thuộc về Ủy ban nhân dân, sau đó mới hình thành nên nghề công chứng phục vụ cho người dân có nhu cầu, phục vụ quản trị xã hội, liên quan đến chứng cứ tư pháp. Nghề này giao cho ngành tư pháp nhưng tính xã hội hoá lớn.

“Luật này, trước hết phải phục vụ cho người dân, nhưng để phục vụ người dân thì phải phục vụ cho nền hành chính quản lý, quản trị xã hội là chính và liên quan đến pháp lý, chứng cứ tư pháp, độ chuẩn xác rất lớn. Ban hành luật ra để hoạt động công chứng chuẩn, còn nếu tuỳ tiện thì rất khó khăn” – Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch nước, qua nghiên cứu dự thảo luật cho thấy, nếu gọi là luật về hành nghề công chứng thì phù hợp hơn, và cần làm rõ hơn về phạm vi đào tạo, quy định ai được làm công chứng và công chứng thì được làm những gì.

Chủ tịch nước Tô Lâm cũng nêu rõ, vừa qua, quản lý, quản trị Nhà nước đã cải tiến rất nhiều, đặc biệt thông qua cải cách thủ tục hành chính đã giúp công chứng bớt hẳn đi sức “nóng”.

“Tôi nói thí dụ trước đây phải đi sao chụp hộ khẩu rồi đến công chứng xác minh hộ khẩu, nhưng bây giờ không còn hộ khẩu giấy nữa. Hay như trước đây đi làm hộ chiếu cần cả 1 tập giấy tờ, hay muốn đăng ký giấy tờ xe máy cũng cần 1 tập công chứng rồi xác nhận. Giờ qua cải cách thủ tục hành chính đã không cần những việc đó nữa thì tự nhiên độ ‘nóng’ của ngành công chứng sẽ giảm bớt đi”, Chủ tịch nước nêu thí dụ.

Theo đó, căn cước công dân là giấy tờ duy nhất xác định địa vị pháp lý của người dân, chỉ cần một số định danh là giao dịch được trên môi trường điện tử, từ khám sức khoẻ, xác nhận thuế, bảo hiểm y tế… đều được tích hợp vào, có thể xác định pháp lý và đủ quyền giao dịch trong xã hội. Do đó, việc công chứng giảm đi rất nhiều, và đó cũng chính là cải cách thủ tục hành chính.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

“Tôi cho rằng luật này cũng cần quy định trong những trường hợp nào phải công chứng, chứ không một cán bộ, một cơ quan nào đó có thể đặt ra một thủ tục buộc người dân phải công chứng”, Chủ tịch nước nêu rõ.

“Cải cách này người dân rất đồng tình, đến mức mà họ nghĩ tại sao bây giờ đơn giản thế. Trước đây, để làm các thủ tục phải xếp hàng, đi từ tờ mờ sáng, mang đầy đủ giấy tờ mới được giải quyết, còn bây giờ chỉ mang căn cước công dân đến là được xem xét, giải quyết, thậm chí cũng không cần phải đến trực tiếp mà có thể thông qua giao dịch điện tử. Cái đó mới là điều quan trọng, mới là cái cần phải cải cách”, Chủ tịch nước lưu ý.

Do đó, Chủ tịch nước yêu cầu, phải quy định rõ phạm vi hành nghề của công chứng là như thế nào, phục vụ cái gì, làm công việc gì trong hệ thống hành chính và tư pháp, với yêu cầu cao nhất là phải phục vụ nhân dân. Theo đó, cần rà soát lại một cách tổng thể hơn để luật đi vào cuộc sống và nhận được sự hưởng ứng rộng rãi hơn.

Từ sai phạm Vạn Thịnh Phát, đề nghị bắt buộc công chứng hồ sơ doanh nghiệp

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà – Đoàn Hà Nội phát biểu. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Góp ý vào dự án luật, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà – Đoàn Hà Nội nhấn mạnh yêu cầu cần quy định bắt buộc công chứng hồ sơ thành lập doanh nghiệp, nhất là sau bài học từ vụ án Vạn Thịnh Phát.

Theo đại biểu, thủ tục thành lập doanh nghiệp hiện nay quá dễ dàng và chưa bảo đảm chặt chẽ, tạo ra kẽ hở để lợi dụng vào các mục đích phi pháp. Đại biểu dẫn kết quả khảo sát cho thấy, chỉ cần có 1 bản sao căn cước công dân và 2 triệu đồng phí dịch vụ là có thể thành lập 1 doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp không cần xuất hiện, thậm chí không cần ký vào hồ sơ.

Việc giả mạo chữ ký trong điều lệ doanh nghiệp, biên bản họp hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và các văn bản nội bộ doanh nghiệp diễn ra nhiều, đã có nhiều vụ án liên quan, để lại hậu quả lớn.

Trong đó, vụ án điển hình là vụ Vạn Thịnh Phát với hàng loạt hành vi làm giả hồ sơ doanh nghiệp, lập khống hồ sơ vay vốn, thuê người đứng tên cổ phần… bị cáo Trương Mỹ Lan bị cáo buộc thao túng 95% cổ phần Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và điều hành hơn 1.000 doanh nghiệp, gây thiệt hại hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, hiện tượng nâng khống vốn điều lệ, thuê người đứng tên doanh nghiệp, giả mạo hồ sơ doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp bừa bãi để hợp thức hóa các hành vi vi phạm pháp luật như trốn thuế, rửa tiền, thao túng giá cả thị trường, làm “quân xanh” trong hoạt động đấu giá, đấu thầu xuất hiện thường xuyên, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Do đó, đại biểu cho rằng, cần có công cụ kiểm soát tính hợp pháp đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp và các giao dịch trong nội bộ doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro cho các chủ thể giao dịch với doanh nghiệp.

Theo đó, cần thiết phải bắt buộc công chứng điều lệ doanh nghiệp, hồ sơ thành lập doanh nghiệp và các biên bản họp của hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên trong các doanh nghiệp để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và an ninh kinh tế.

Đại biểu Sùng A Lềnh (Lào Cai) phát biểu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Bày tỏ nhất trí với nội dung dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) và tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đối với dự án luật này, đại biểu Sùng A Lềnh (Lào Cai) góp ý về vấn đề đồng bộ các luật liên quan.

Đại biểu cho biết, một số quy định của Luật Công chứng, Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai… còn chưa đồng bộ, thống nhất hoặc chưa có hướng dẫn thực hiện nên quá trình triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục xem xét hoàn thiện và thống nhất các nội dung trên cho đồng bộ.

Tham gia đóng góp ý kiến, đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) cho rằng, đây là dự án luật quan trọng vì khi kinh tế phát triển thì các giao dịch nhu cầu công chứng ngày càng tăng. Với sự quy định chặt chẽ như dự thảo luật sẽ góp phần giúp cho kinh tế-xã hội phát triển.

Theo đại biểu Hiếu, báo cáo của Học viện Tư pháp và Đại học Luật của Đại học quốc gia cho thấy, một công chứng viên trong một ngày làm nghiêm túc, khoa học chỉ công chứng được 8-10 hợp đồng công chứng.

Tuy nhiên, hiện nay trên một số địa bàn ở Hà Nội có văn phòng công chứng mỗi ngày một công chứng viên công chứng 700 giao dịch, vậy không biết công chứng này làm cách nào với tốc độ nhanh và số lượng lớn như vậy? Nếu như thế thì chất lượng như thế nào?

Đại biểu cho rằng, trong dự thảo luật lần này phải có thêm giải pháp để bảo đảm chất lượng công chứng, cũng như cần cân nhắc và bổ sung thêm các giải pháp như áp dụng kinh nghiệm của một số nước, chẳng hạn như khống chế số lượng tối đa giao dịch của một công chứng viên theo thời gian.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc

Chiều 18/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp đồng chí Trương Quân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hoan nghênh chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của đồng chí Trương Quân, qua đồng chí Chánh án gửi lời cảm ơn tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45), sáng 18/10, tại thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Thongloun Sisoulith nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch...

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Đại hội X Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X. Với chủ đề “Đoàn kết-Dân chủ-Đổi mới-Sáng tạo-Phát triển," Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024- 2029 đã khai mạc trọng thể sáng 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Thủ...

Phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ rõ chăm lo, bảo vệ lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của nhân dân; mục tiêu cao nhất là phục vụ nhân dân, làm cho cuộc sống của nhân dân tốt đẹp hơn. Với chủ đề “Đoàn kết-Dân chủ-Đổi mới-Sáng tạo-Phát triển," Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024- 2029 đã khai mạc trọng thể sáng 17/10, tại...

Cùng tác giả

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Jennie (Blackpink) trở lại vị trí Top 1 danh tiếng

Nhờ màn tái xuất bùng nổ với “Mantra", Jennie (Blackpink) quay trở lại vị trí Top 1 bảng xếp hạng danh tiếng nữ thần tượng Kpop sau 9 tháng. Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc vừa công bố bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu tháng 10 của các thành viên nhóm nhạc nữ Kpop. Bảng xếp hạng được xác định thông qua phân tích mức độ tham gia của người tiêu dùng, phạm vi phủ sóng truyền thông và...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII

Sáng 20/10, tại TP Hạ Long đã diễn ra Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Dự và chỉ đạo tại Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương; Nguyễn Xuân Hiếu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Về phía...

Cùng chuyên mục

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII

Sáng 20/10, tại TP Hạ Long đã diễn ra Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Dự và chỉ đạo tại Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương; Nguyễn Xuân Hiếu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Về phía...

Chính thức khai mạc Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Lễ khai mạc Đại hội đồng AIPA-45 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào). ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào) với sự tham dự...

Thông điệp quan trọng của Chủ tịch Quốc hội tại Phiên toàn thể thứ nhất AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Đây là thời điểm để chúng ta thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ cho một ASEAN tầm vóc, tự cường, năng động, gắn kết và là tâm điểm của tăng trưởng." Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 19/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane (Lào), Đại hội đồng AIPA-45 đã tiến hành Phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung trình kỳ họp thứ 22 của HĐND tỉnh

Ngày 19/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp để nghe và ý kiến về dự kiến một số nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến diễn ra vào 5/11/2024. Nội dung trình tại kỳ họp dự kiến có 16 nội dung do...

Thủ tướng: Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài

Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và nhưng năm tiếp theo. Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các...

Kiều bào tiêu biểu góp phần vào thành công của Đại hội X Mặt trận Tổ quốc

Ông Đỗ Văn Chiến mong muốn mỗi kiều bào tiêu biểu khi là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ ý thức được vinh dự, trách nhiệm lớn để nỗ lực hơn nữa, góp phần củng cố vai trò của Mặt trận. Chiều 18/10, tại Trụ sở Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương...

Chủ động, tích cực, bảo đảm tiến độ và chất lượng công tác tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng

Chiều 18/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ hai. Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, sau khi nghe Bộ phận Thường trực của Tiểu ban báo cáo, các đại biểu đã thảo luận về các nội dung: Kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức phục...

Tin nổi bật

Tin mới nhất