Powered by Techcity

Chủ tịch nước đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC thời gian tới

Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và có bài phát biểu tại Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31.

Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 16/11 theo giờ địa phương tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31.

Tham dự Hội nghị có các nhà Lãnh đạo và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên và khách mời là Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Với chủ đề “Trao quyền. Bao trùm. Tăng trưởng,” Hội nghị khẳng định quyết tâm hiện thực hóa Tầm nhìn Putrajaya 2040 về một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương cởi mở, năng động, tự cường và hòa bình, bảo đảm mọi người dân được tham gia và thụ hưởng từ tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm.

Hội nghị cũng nhấn mạnh ưu tiên duy trì APEC là diễn đàn hợp tác năng động và tự cường, dựa trên các nguyên tắc cơ bản như tự nguyện, không ràng buộc và đồng thuận.

Chia sẻ về tình hình kinh tế thế giới, Tổng Giám đốc IMF nhấn mạnh những dấu hiệu tích cực như lạm phát đang giảm, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế APEC cao hơn mức trung bình của thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới đang chậm lại, và thương mại hiện không còn là động lực tăng trưởng toàn cầu do nhiều nguyên nhân, trong đó có tình trạng phân mảnh và bảo hộ gia tăng.

Trước tình tình đó, các nhà lãnh đạo APEC nhất trí tiếp tục xây dựng một môi trường thương mại và đầu tư tự do, cởi mở, không phân biệt đối xử, minh bạch; ủng hộ các nỗ lực cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để ứng phó hiệu quả hơn các thách thức kinh tế và thương mại hiện nay.

Các nhà lãnh đạo thống nhất đẩy mạnh hợp tác nâng cao sức chống chịu của các nền kinh tế APEC; chuyển đổi số trên toàn khu vực, phát triển hạ tầng số và kỹ năng số, tạo thuận lợi cho thương mại điện tử; ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu; đồng thời tạo thêm việc làm, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ và các nhóm yếu thế, qua đó thu hẹp khoảng cách phát triển.

Các lãnh đạo dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31 với chủ đề “Trao quyền. Bao trùm. Tăng trưởng.” (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chỉ ra 3 nét tương phản lớn trong một bức tranh kinh tế thế giới hiện nay: căng thẳng địa chính trị, bất ổn vĩ mô đang ảnh hưởng tăng trưởng toàn cầu, song châu Á-Thái Bình Dương vẫn là đầu tàu, động lực tăng trưởng của thế giới. Tình trạng bảo hộ, phân mảnh, phân cực gia tăng, song nhu cầu hợp tác, liên kết kinh tế vẫn rất mạnh mẽ. Khoảng cách phát triển và các vấn đề môi trường toàn cầu tiếp tục là những thách thức hàng đầu, tuy nhiên sự phát triển của các công nghệ đột phá, xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngày càng sâu rộng và toàn diện, đang mang đến nhiều giải pháp sáng tạo và cơ hội hợp tác.

Để APEC tiếp tục đứng vững trước thách thức và nắm bắt hiệu quả các cơ hội, Chủ tịch nước đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC thời gian tới:

Một là, tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, củng cố hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ. Kiến tạo và duy trì các liên kết kinh tế thông suốt. Tạo thuận lợi hơn nữa cho dòng chảy tài chính, công nghệ, tri thức và lao động xuyên biên giới. Hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng có sức chống chịu cao, bền vững.

Hai là, đẩy mạnh các chương trình hợp tác, sáng kiến về tăng trưởng bao trùm, công nghệ bao trùm. Lấy người dân làm trung tâm của quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Ưu tiên các giải pháp thu hẹp khoảng cách số, hỗ trợ các cộng đồng yếu thế ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận các công nghệ số và thành quả của đổi mới sáng tạo. Đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng xanh, hạ tầng số, hợp tác chia sẻ ứng dụng công nghệ mới trong xử lý các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là biến đổi khí hậu.

Ba là, không ngừng nâng cao năng lực thể chế và quản trị toàn cầu. Đẩy mạnh cải cách cơ cấu, hoàn thiện thể chế của APEC theo hướng tinh gọn, năng động, thích ứng, đón đầu, sẵn sàng kiến tạo các động lực tăng trưởng mới. Khuyến khích sự tham gia, đóng góp sâu rộng của doanh nghiệp và người dân – những chủ thể, mục tiêu và trung tâm của hợp tác APEC.

Chủ tịch nước cũng khẳng định trong vai trò nước đăng cai APEC 2027 và thành viên Nhóm xây dựng chương trình cải cách cơ cấu mới của APEC giai đoạn 2026-2030, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng và tầm nhìn của hợp tác APEC.

Sau phần thảo luận, hội nghị đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung các Nhà Lãnh đạo APEC cùng 2 sáng kiến dấu ấn của nước chủ nhà Peru gồm Lộ trình thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế chính thức và toàn cầu, và Tuyên bố về cách nhìn mới về khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP). Các Nhà Lãnh đạo cũng hoan nghênh Hàn Quốc đăng cai APEC 2025, Trung Quốc đăng cai APEC 2026, và Việt Nam đăng cai APEC 2027.

Chiều 16/11, theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường cùng Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay quốc tế Jorge Chavez, Lima, lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 và thăm chính thức Cộng hòa Chile và Cộng hòa Peru./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, Việt Nam nhất quán coi trọng quan hệ hữu nghị, truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Armenia đã được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước vun đắp và xây dựng. Chủ tịch nước chào mừng Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Armenia sang thăm chính...

Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20

Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực hết sức mình cùng phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, đóng góp cho sự phát triển của một thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững. Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 19/11 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro (Brazil), Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu

Thủ tướng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và có bài phát biểu quan trọng, đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 18/11 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và...

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự APEC

Chiều 16/11, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC. Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và...

Bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31

Chủ tịch nước Lương Cường đã dự và phát biểu tại Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 16/11 theo giờ địa phương tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã dự và phát biểu tại Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái...

Cùng tác giả

Rap Việt đánh bại Chị đẹp

Theo bảng xếp hạng 5 chương trình thực tế dẫn đầu tương tác mạng xã hội, "Rap Việt" mùa 4 đã đánh bại "Chị đẹp đạp gió" và giành vị trí số 1. Bước vào vòng Đối đầu, các phần trình diễn dần trở nên kịch tính hơn, thu hút lượng lớn lượt tương tác lớn trên mạng xã hội. Theo Kompa - đơn vị đo lường, phân tích về mạng xã hội, Rap Việt mùa 4 vượt qua nhiều...

Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật các CLB nhiếp ảnh nghệ thuật Quảng Ninh

Sáng 24/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Quảng Ninh lần thứ 2 năm 2024. Triển lãm giới thiệu 57 tác phẩm ảnh nghệ thuật, được tuyển chọn từ Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Quảng Ninh lần thứ 2 năm 2024. Sau 6 tháng phát động, Liên hoan đã nhận được 508 tác phẩm của 43 tác giả đến...

Tập huấn nghiệp vụ lý luận văn học và nhiếp ảnh

Ngày 24/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ lý luận phê bình văn học và nhiếp ảnh nghệ thuật năm 2024. Tham dự chương trình tập huấn có 150 học viên là hội viên Hội VHNT Quảng Ninh, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Hạ Long, những người yêu thích các bộ môn văn học và nhiếp ảnh nghệ thuật. Trong khuôn khổ chương trình, các học...

Phim có em gái Trấn Thành rời rạp

Phim Việt "Cô dâu hào môn" không thể đạt doanh thu 100 tỷ đồng như kỳ vọng. Tác phẩm có Thu Trang, Kiều Minh Tuấn rời rạp sau một tháng công chiếu. Dữ liệu từ Box Office Vietnam - đơn vị thống kê phòng vé độc lập - cho thấy bộ phim Cô dâu hào môn đã rời rạp vào sáng 23/11, sau một tháng công chiếu. Phim đạt mức doanh thu hơn 73 tỷ đồng. Tác phẩm của đạo...

Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Tối 23-11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh trọng thể tổ chức chương trình Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại. Dự chương trình kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên T.Ư...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ đại diện kiều bào tiêu biểu tại các nước ASEAN

Nhân dịp chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 23/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp gỡ đại diện kiều bào tiêu biểu, lãnh đạo hội đoàn, trí thức, doanh nhân người Việt tại các nước ASEAN. Tại buổi gặp, đại diện kiều bào đã báo cáo với Tổng Bí thư về tình hình đời sống, hoạt động của bà con tại các nước sở tại; bày tỏ vui mừng trước những thành quả phát...

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt tại Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn cộng đồng người Việt tại Campuchia luôn phát huy tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau; tuân thủ các quy định pháp luật của sở tại, tự lực vươn lên. Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, chiều 23/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên...

Việt Nam luôn coi thành tựu của Campuchia là nguồn cổ vũ to lớn

Tại buổi tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh Việt Nam luôn coi thành tựu của Campuchia là nguồn cổ vũ to lớn với Việt Nam. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni. Quốc vương Norodom Sihamoni nồng nhiệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam sang thăm chính thức và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên...

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao. Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên...

Tăng cường quản lý hóa chất nguy hiểm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Các loại hóa chất đặc biệt, chất cấm, hóa chất nguy hiểm trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm sản xuất, sử dụng có nguy cơ gây mất an toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người nếu để xảy ra sự cố, do đó, đại biểu Quốc hội đề nghị cần rà soát, xem xét lại các loại hóa chất này để đưa vào danh mục kiểm soát chặt chẽ. Cần siết chặt quản lý hóa chất nguy hiểm Chiều...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được Quốc hội thông qua chiều 23/11, với 413/422 đại biểu tán thành, gồm 9 chương, 95 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 23/11, Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu tán thành. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) gồm 9 chương, 95 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật Di...

Thông cáo báo chí số 24, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ bảy, ngày 23/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 24 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Thứ bảy, ngày 23/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 24 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh góp ý đối với một số dự thảo luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 23/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Công nghiệp công nghệ số. Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh...

“Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”

Đây là chủ đề công tác năm 2025 đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất thông qua tại hội nghị lần thứ 59 được tổ chức vào ngày 23/11. Tại hội nghị này, Ban Chấp hành Đảng bộ đã nghe và cho ý kiến về tình hình, kết quả công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất