Powered by Techcity

Chợ truyền thống vắng khách: Thay vì ngồi gà gật, chỉ còn cách đổi thay

Vắng khách, buôn bán ế ẩm ngay trong mùa mua sắm, tại nhiều chợ truyền thống ở TP.HCM, cả chợ sỉ lẫn chợ lẻ đang treo bảng “sang sạp”, “cho thuê sạp” hoặc thậm chí đóng cửa sạp để cắt giảm chi phí điện, nước, nhân công.

Tiểu thương chợ Bình Tây (quận 6) cho biết chưa lúc nào buôn bán ế ẩm như hiện nay, mong được giảm các chi phí mặt bằng thuê sạp để có thể gồng gánh vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn – Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Cùng với việc cắt giảm chi tiêu của người dân do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều tiểu thương thừa nhận hoạt động mua bán hàng qua kênh online phát triển mạnh, chưa kể các siêu thị cũng như cửa hàng tiện lợi mọc lên khắp hang cùng ngõ hẻm, khiến cho nhiều chợ truyền thống không còn nhiều đất sống.

Vắng khách, buôn bán ế ẩm

Bà Nguyễn Thị Oanh – tiểu thương bán quần áo tại chợ Bến Thành (quận 1) – nói bà đã kinh doanh tại chợ từ năm 2012, bà nhận xét chưa năm nào thấy khó như năm nay, buôn bán ế ẩm, tằn tiện cũng chẳng đủ sống.

Vào thời kỳ “hoàng kim” nhiều năm về trước, khách vào “mua nườm nượp, chen chúc lối đi từ sáng cả Tây lẫn ta”, nên gia đình bà đã gom góp gần 2,5 tỉ đồng để mua đứt sạp này sau một thời gian thuê. Thế nhưng với tình cảnh buôn bán ế ẩm hiện nay, giá sang sạp chỉ còn một nửa, trong khi cho thuê chỉ hơn 10 triệu đồng/tháng.

Buôn bán khó khăn, bà Oanh cho hay đã học cách bán hàng trên mạng nhưng chỉ được một thời gian rồi bỏ. “Tôi cũng đăng hình ảnh lên Zalo, Facebook nhưng không ăn thua, chẳng khách nào hỏi. Nghe bọn trẻ nói phải chạy quảng cáo, rồi bán đa kênh gì đó phức tạp quá nên thôi”, bà Oanh kể.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Trí – có sạp cà phê ngay lối chính vào chợ – cũng than thở vì buôn bán khó khăn, ế ẩm. Theo ông Trí, vào thời “hoàng kim”, sạp mặt tiền như này phải thuê tới cả chục nhân viên nhưng vẫn bán không xuể, chẳng kịp ăn trưa. Thế nhưng thời gian gần đây, nhân viên sạp nào cũng ngồi bấm điện thoại, buôn chuyện hết ngày.

Dạo gần đây khách du lịch ghé chợ tuy có đông hơn nhưng toàn xem hàng là chính, ít khách dừng lại mua. Theo ông Trí, khách Nhật, khách Nga… từng rất hào phóng nhưng giờ “vừa keo vừa khó”, chỉ khách Trung Quốc vẫn mua hàng ổn định nhưng cũng chẳng bõ bèn gì.

Khoảng 10 năm trước, ông Trí đã mua sạp này gần 6 tỉ đồng, giá trị bằng căn chung cư cao cấp giữa trung tâm.

“Số tiền đó nếu đem sang quận 9 đầu tư chắc giờ thành đại gia giàu to. Ngày xưa mặt ai cũng hồng hào hừng hực khí thế bán hàng không biết mệt, giờ sức mua giảm chỉ còn bằng 1/10 thời hoàng kim, trông mặt ai cũng xám xịt”, ông Trí bình luận.

Tiểu thương đua nhau sang sạp

Không riêng gì chợ Bến Thành, dạo một vòng các chợ ở TP.HCM, chúng tôi ghi nhận không khí vắng vẻ, ảm đạm tại hầu hết các quầy sạp. Từ chợ lẻ tới chợ sỉ, tiểu thương đua nhau bỏ sạp vì ế ẩm. Các tuyến đường từng buôn bán sầm uất nay chi chít biển sang nhượng, trả mặt bằng.

Bà Nga – tiểu thương kinh doanh quần áo trong chợ Bình Tây (quận 6) – chia sẻ sạp bà chủ yếu bỏ sỉ cho khách các tỉnh. Kinh doanh tại chợ gần 20 năm, chưa bao giờ bà thấy cảnh chợ khó thế này. Khách từ các tỉnh đến lấy hàng ngày càng ít, mối quen cũng mất dần.

“Ế ẩm kéo dài, tôi cũng tính chuyển qua bán lẻ giá rẻ nhưng không cạnh tranh nổi với hàng online, muốn học bán hàng online nhưng tuổi cao, học chậm, nhiều khi sử dụng điện thoại thông minh còn phải mò mẫm, con cháu dạy đi dạy lại còn quên nói chi bán hàng”, bà Nga than thở.

Nhiều tiểu thương thừa nhận thói quen mua sắm qua kênh thương mại điện tử đã phá vỡ kênh kinh doanh truyền thống, hoạt động mua bán tại các chợ ngày càng bị thu hẹp. Thêm vào đó, kinh tế khó khăn khiến sức mua sụt giảm nghiêm trọng, tình trạng ế ẩm kéo dài.

Bà Ý Nhi – có sạp rau tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) – cho hay dù sạp nhà bà ở vị trí đẹp ngay cạnh lối ra vào chợ nhưng sức mua vẫn ì ạch.

“Từ khi bùng dịch COVID-19 người ta đặt đồ ăn tươi trên ứng dụng nhiều, vừa rẻ lại được miễn phí vận chuyển. Tiện mua mấy cũng chẳng thể tiện bằng đặt hàng online giao về tận nhà”, bà Nhi tâm sự.

Trên đường thời trang Nguyễn Trãi (quận 5) – con đường sầm uất tập trung hàng chục shop quần áo lớn nhỏ – cũng trong cảnh vắng vẻ cùng nhiều mặt bằng bỏ trống, tràn ngập rác quảng cáo.

Bà Nguyễn Kiều Trang – chủ một cửa hàng kinh doanh thời trang nữ trên con đường này – cho hay sức mua sụt giảm mạnh, chỉ còn bằng phân nửa so với trước dịch COVID-19.

“Các shop quanh đây đổi chủ liên tục. Chủ nào cũng than gồng lỗ, ráng được chút nào hay chút đó”, bà Trang nói.

Hàng loạt tiểu thương ở chợ An Đông (quận 5) đóng cửa, bỏ sạp (ảnh chụp ngày 15-11) – Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN




Hàng thời trang, giày dép, đồ gia dụng… bán chậm

Trao đổi với PV, đại diện một siêu thị cho biết dù tăng khuyến mãi nhưng sức mua đối với các mặt hàng không thiết yếu như quần áo, giày dép, đồ gia dụng… đang khá chậm so với các ngành hàng thực phẩm, thiết yếu.

“Quần áo, đồ thời trang có bán được nhiều thì tính ra cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp, và thực tế chịu nhiều cạnh tranh về giá ở nhiều kênh bán khác. Do đó chúng tôi đang chọn tập trung kinh doanh nhiều hơn cho nhóm hàng thực phẩm, đồ uống”, vị này nói.

Đòi hỏi tiểu thương phải thay đổi

Trong khi đó, ông Nguyễn Quách Nhi – giám đốc ngành hàng thực phẩm tiêu dùng Tiki – cho biết doanh số ngành thương mại điện tử (TMĐT) trong nước quý 3 năm nay đã tăng khoảng trên dưới 40% so với cùng kỳ năm ngoái, và tốc độ tăng trưởng này giữ ở mức tốt với 25 – 40% mỗi năm.

Tăng trưởng TMĐT và việc sụt giảm ở kênh bán lẻ truyền thống được ông Nhi cho rằng là vấn đề tất yếu và phù hợp xu hướng phát triển.

“TMĐT quá phát triển, người dân chuộng mua hàng qua kênh online hơn vì tiện. Đặc biệt với sản phẩm thời trang, thậm chí ở Việt Nam có thể đặt mua hàng ở nước khác chỉ trong vài click chuột”, ông Nhi lý giải.

Trao đổi với PV, đại diện một sàn TMĐT cho biết chi phí để một sàn TMĐT hoạt động hiệu quả là rất lớn, có thể lên đến cả nghìn tỉ đồng mỗi năm. Nhưng với doanh thu có thể đến 100.000 tỉ đồng/năm, việc chi ra 1.000 tỉ đồng là con số rất nhỏ. Do đó việc đầu tư mạnh TMĐT là điều tất yếu, nếu kênh hoạt động hiệu quả.

“Nhiều doanh nghiệp chỉ bán một sản phẩm thời trang, thực phẩm trên sàn TMĐT nhưng doanh thu cả hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng mỗi năm… Bán hàng online dễ dàng, ít tốn chi phí so với offline, so với sạp chợ, đặc biệt chi phí mặt bằng. Kênh bán hàng này phát triển đồng nghĩa với kênh kia phải giảm lại”, vị này phân tích.

Đồng quan điểm đó, ông Bùi Văn Thành – đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu thời trang tại TP.HCM – cho biết TMĐT chiếm khiêm tốn, với khoảng trên dưới 10% trong tổng doanh số bán lẻ, còn lại chủ yếu vẫn là kênh truyền thống.

Tuy nhiên, với khoảng 500.000 nhà bán hàng trên các sàn TMĐT trong nước và tốc độ phát triển kênh này, việc dịch chuyển là điều dự báo trước, đòi hỏi tiểu thương các chợ truyền thống phải thay đổi.

“Thay vì chỉ bán sỉ, tiểu thương hãy chọn bán lẻ nhiều hơn, hoặc bán những sản phẩm, phụ kiện ít chịu sự cạnh tranh trên chợ mạng, bán vật tư phụ kiện thời trang, dụng cụ cho khối doanh nghiệp sản xuất”, ông Thành gợi ý.




Giới trẻ không mặn mà với chợ

Chia sẻ với PV, chị Mai Kim Chung (30 tuổi, TP Thủ Đức) cho hay từ ngày dịch COVID-19 xảy ra, chị hiếm khi đi chợ truyền thống. Thay vào đó, chị thường đi siêu thị hoặc đặt đồ qua ứng dụng.

“Mình sợ thực phẩm ở chợ không an toàn bằng siêu thị, sợ rau chợ phun thuốc, thịt dùng thuốc tăng trọng, thịt hỏng này kia… Mua tại siêu thị, giá không chênh lệch quá nhiều lại tiện lợi, mát mẻ, sạch sẽ”, chị Chung nói và cho hay thường đi siêu thị chọn mua đồ tươi sống hằng ngày; còn các loại đồ khô như chai dầu, lọ mắm… sẽ được đặt qua các sàn thương mại điện tử.

“Đồ khô chỗ nào cũng như nhau, đặt qua mạng vào những thời điểm có khi vừa được giảm giá lại miễn phí vận chuyển, tính ra rẻ và tiện hơn đi siêu thị nhiều. Trong khi đó, tại nhiều chợ lẻ vẫn còn tình trạng người bán nói thách, thái độ không tốt nên tôi ngại mua”, chị Chung nói.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hoạt động mua bán thực phẩm đã sôi động trở lại

Ngày 30/1(mùng 2 Tết Ất Tỵ 2025), một số siêu thị, chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh đã mở bán trở lại để phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đa phần giá cả tất cả các loại hàng hóa không có biến động lớn do nhu cầu mua sắm chưa cao và lượng hàng dự trữ trước đó lớn. Do nhiều người dân không còn tâm lý tích trữ thực phẩm như trước kia, nên...

Nhiều đổi thay trên thị trường gạo thế giới

Lượng gạo xuất khẩu của Pakistan có thể tăng lên mức cao kỷ lục trong năm tài chính kết thúc vào tháng 6/2024, khi quyết định hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã buộc người mua chuyển sang nhập khẩu nhiều hơn từ Pakistan, với mức giá cao nhất trong gần 16 năm qua. Xuất khẩu gạo cao kỷ lục của Pakistan đang góp phần xoa dịu tình trạng nguồn cung bị thắt chặt sau các quy định...

Chợ truyền thống nên thay đổi thế nào?

Kinh tế có phần khó khăn hơn, bán hàng qua kênh online phát triển mạnh, siêu thị cũng như cửa hàng tiện lợi mọc lên khắp nơi... được xem là những nguyên nhân khiến nhiều chợ truyền thống ngày càng ế khách ngay cả trong mùa mua sắm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của bạn đọc Tuổi Trẻ Online cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân khác và góp ý tháo gỡ khó khăn cho chợ truyền thống. Chợ truyền...

Cùng tác giả

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham gia phát động Tết trồng cây tại TP Uông Bí

Ngày 7/2, tại Khu du lịch cấp tỉnh hồ Yên Trung (TP Uông Bí), tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, dự Lễ phát động. Cùng dự có đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển...

Cua, tôm càng xanh tăng giá gấp đôi trong ngày vía Thần Tài

Hôm nay, mỗi kg tôm càng xanh có giá 500.000 đồng, Cua gạch Cà Mau 600.000 đồng, tăng giá gấp đôi so với hôm qua. Từ sáng sớm 10/1 âm lịch (tức ngày vía Thần Tài), các chợ lớn ở TP HCM như Xóm Mới (Gò Vấp), Bà Chiểu (Bình Thạnh), Tân Định (quận 1) chật kín người mua sắm lễ vật cúng Thần Tài. Dù giá cua, tôm càng xanh tăng gấp đôi so với ngày trước, nhiều sạp...

Đức Phúc bắt tay TikToker trăm triệu view Lê Tuấn Khang

"Ông hoàng Valentine" Đức Phúc chính thức comeback (trở lại), gây bất ngờ với màn hợp tác cùng TikToker Lê Tuấn Khang. Cứ mỗi dịp Valentine đến gần, khán giả lại ngóng đợi sự trở lại của Đức Phúc như một thói quen. Chẳng thế mà sau dòng trạng thái "thả thính" comeback mùa Valentine, Đức Phúc lập tức khiến cộng đồng mạng rần rần về một sản phẩm âm nhạc siêu ngọt sắp được ra mắt. Poster MV "Chăm em...

Sôi động thị trường vàng ngày Vía Thần Tài

Sáng 7/2 (mùng 10 Tết Âm lịch), rất nhiều người dân đã tới các cửa hàng vàng bạc trên địa bàn tỉnh để mua vàng trong ngày Vía Thần Tài cầu một năm làm ăn thuận lợi, gia đình thịnh vượng. Dù giá vàng đang có nhiều biến động nhưng sức mua trong ngày Vía Thần Tài vẫn không hề “hạ nhiệt”. Theo đại diện một số cửa hàng, lượng khách mua vàng năm nay tăng khoảng 20% so với...

Rộn ràng khai hội Đình Vạn Ninh Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 7/2, nhân dân xã Vạn Ninh, TP Móng Cái, rộn ràng tham gia khai hội Đình Vạn Ninh năm 2025. Đây là lễ hội đầu tiên trong chuỗi các lễ hội Xuân truyền thống ở TP Móng Cái. Ðình Vạn Ninh ở thôn Trung, xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 15 để thờ Lý Thường Kiệt, người được tôn là Thành hoàng làng. Ðây còn là nơi thờ Vua Trần Nhân...

Cùng chuyên mục

Cua, tôm càng xanh tăng giá gấp đôi trong ngày vía Thần Tài

Hôm nay, mỗi kg tôm càng xanh có giá 500.000 đồng, Cua gạch Cà Mau 600.000 đồng, tăng giá gấp đôi so với hôm qua. Từ sáng sớm 10/1 âm lịch (tức ngày vía Thần Tài), các chợ lớn ở TP HCM như Xóm Mới (Gò Vấp), Bà Chiểu (Bình Thạnh), Tân Định (quận 1) chật kín người mua sắm lễ vật cúng Thần Tài. Dù giá cua, tôm càng xanh tăng gấp đôi so với ngày trước, nhiều sạp...

Sôi động thị trường vàng ngày Vía Thần Tài

Sáng 7/2 (mùng 10 Tết Âm lịch), rất nhiều người dân đã tới các cửa hàng vàng bạc trên địa bàn tỉnh để mua vàng trong ngày Vía Thần Tài cầu một năm làm ăn thuận lợi, gia đình thịnh vượng. Dù giá vàng đang có nhiều biến động nhưng sức mua trong ngày Vía Thần Tài vẫn không hề “hạ nhiệt”. Theo đại diện một số cửa hàng, lượng khách mua vàng năm nay tăng khoảng 20% so với...

Mở rộng thị trường, giữ vững tăng trưởng xuất khẩu gạo

Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD, tăng 12,9% về lượng và tăng 23% về giá trị so với năm 2023. Để giữ vững đà tăng trưởng trong bối cảnh giá gạo giảm và cạnh tranh gia tăng giữa các nguồn cung, các doanh nghiệp cần có giải pháp hiệu quả nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất...

Tăng trưởng 8% để tạo nền tảng bứt phá

Việt Nam có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng thông qua thúc đẩy đầu tư công, tiêu dùng, du lịch và gia tăng đóng góp của công nghệ cao, chuyển đổi số vào tăng trưởng. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra tháng 1 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và cho ý kiến với các đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm...

Triển vọng lợi nhuận ngân hàng năm 2025

Cùng sự khởi sắc của tín dụng, nhiều ngân hàng thương mại thông báo vượt chỉ tiêu lợi nhuận được cổ đông giao năm 2024, thậm chí, không ít ngân hàng “hé lộ” mức lãi “tỷ USD”. Đây là cơ sở để kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng trong năm 2025 thêm khởi sắc. Theo các chuyên gia kinh tế, tín dụng tăng mạnh tháng cuối năm đã tác động tích cực lên lợi nhuận quý IV cũng như cả...

Giá vàng ngày 7/2: Bảng giá vàng tại các công ty vàng bạc đá quý ngày Thần Tài

Cập nhật bảng giá vàng hôm nay (7/2) tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty Cổ phần Đầu tư vàng Phú Quý, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji. Giá vàng thế giới giảm 1% trong phiên giao dịch 6/2 do đồng USD tăng giá trước khi Mỹ công bố báo cáo việc làm quan trọng. Các nhà đầu tư cũng đẩy mạnh chốt lời sau khi kim loại...

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh ngày vía Thần tài

Sáng nay (7/2), giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh xuống mốc 89 triệu đồng/lượng đúng ngày vía Thần tài. Nhiều cửa hàng mở cửa giao dịch từ 5h để đón khách mua vàng. Vào lúc 5h, các doanh nghiệp kinh doanh vàng như Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Doji, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu… giảm giá vàng miếng SJC về mức 86,4 - 89,6 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra,...

Siết chặt quản lý thị trường mùa lễ hội

Dịp lễ hội xuân, các điểm di tích, danh thắng, du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút đông đảo du khách về tham quan, trẩy hội, lễ đền chùa. Để đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, văn minh, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, tạo ấn tượng đẹp cho người dân, du khách. Khu di tích lịch...

Thuế, lạm phát sẽ tác động lớn đến thị trường năm 2025?

Các nhà giao dịch thế giới dự báo rằng, thuế quan và lạm phát sẽ là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường toàn cầu trong năm 2025. Theo một cuộc khảo sát thường niên với khách hàng giao dịch tổ chức do Ngân hàng JPMorgan Chase (JPM.N) công bố ngày 5/2, các nhà giao dịch trên khắp thế giới dự báo rằng, thuế quan và lạm phát sẽ là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất...

Họp triển khai kế hoạch thu chi ngân sách tháng 2/2025

Ngày 6/2, đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe báo cáo kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương tháng 1 năm 2025 và kế hoạch chi tiết thu, chi ngân sách tháng 2 năm 2025. Tháng 1 năm 2025, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 5.242 tỷ đồng, bằng 9% dự toán trung ương và tỉnh giao,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất