Powered by Techcity

Chiến thắng Điện Biên Phủ – bài học về phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, khơi nguồn cho sự vùng dậy mạnh mẽ của các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh tự giải phóng, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.

Ngày 7/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” phấp phới bay trên nóc hầm tướng De Castries. (Ảnh tư liệu TTXVN)

Thắng lợi vĩ đại đó có giá trị lý luận, thực tiễn rất sâu sắc, để lại nhiều bài học quý đối với sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đặc biệt, là bài học về phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc, thể hiện trên một số vấn đề sau đây:

Một là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng; tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân: Trên cơ sở phân tích khoa học, chính xác tình hình, tháng 12/1953, Bộ Chính trị hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến đấu, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, kiện toàn tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy trên các mũi, hướng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thực tế chiến trường, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; trong đó, tập trung quán triệt Chỉ thị của Tổng cục Chính trị “Về công tác chính trị trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”; bộ đội được quan tâm động viên kịp thời, tích cực học tập theo phương pháp: Cán bộ trước, chiến sĩ sau; trong Đảng trước, ngoài Đảng sau.

Phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bài học có tính nguyên tắc, quyết định là phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, “giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân” (1).

Để thực hiện tốt mục tiêu đó, cùng với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, cần quán triệt sâu sắc và vận dụng linh hoạt sáng tạo, cụ thể hóa, tổ chức thực hiện thắng lợi các nghị quyết, chỉ thị, các chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương và cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang trong triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quân sự, quốc phòng; đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 8, khóa XIII “Về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.

Hai là, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích), nòng cốt là Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; huấn luyện sát thực tế chiến đấu: Trải qua tám năm vừa xây dựng vừa chiến đấu, vừa tác chiến vừa huấn luyện, qua các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, các cuộc vận động “luyện quân lập công”, “rèn cán chỉnh quân”, chấn chỉnh tổ chức biên chế… đã giúp bộ đội ta nâng cao bản lĩnh chính trị, nắm vững và sử dụng thành thạo các loại vũ khí, trang bị, nâng cao kỹ thuật, chiến thuật trong các loại hình tác chiến.

Phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng trong chiến dịch, bộ đội ta đã thực hiện triệt để phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, phát triển trận địa, cắt đứt sân bay, đánh lui các trận phản kích, thắt chặt vòng vây tập đoàn cứ điểm…

Đây là nhân tố quan trọng xây dựng bản lĩnh chiến đấu, niềm tin tuyệt đối vào vai trò lãnh đạo của Đảng và chỉ huy các cấp; xây dựng và phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng làm nên thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cần đặc biệt coi trọng công tác xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân cân đối và đồng bộ; xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, trước hết phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ; bảo đảm cho quân đội thật sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, các kế hoạch của Bộ Quốc phòng về điều chỉnh tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam. Các cơ quan, đơn vị, nhà trường cần nghiên cứu, vận dụng xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp huấn luyện, đào tạo phù hợp với vai trò, chức năng của từng lực lượng, đối tượng, loại hình cơ quan, đơn vị và đặc điểm địa bàn.

Ba là, chủ động nắm chắc tình hình, đánh giá, dự báo đúng tình hình, xử lý kịp thời các tình huống, không để bị động, bất ngờ: Chấp nhận giao chiến và giành thắng lợi trên địa bàn mà đối phương có lực lượng mạnh nhất, vũ khí, trang bị hiện đại; đây là một quyết tâm thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Trên khắp các mặt trận, cả ở trong nước và ngoài nước, cả ở hậu phương và tiền tuyến, cấp ủy, chỉ huy, cán bộ các cấp luôn chủ động nắm bắt mọi diễn biến, đặc biệt là tình hình tư tưởng, kịp thời quán triệt, động viên, truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu, đồng thời đấu tranh khắc phục những tư tưởng hữu khuynh, tiêu cực và những biểu hiện bi quan, vô kỷ luật, thiếu niềm tin vào thắng lợi.

Vận dụng bài học từ lịch sử để bảo vệ vững chắc Tổ quốc “từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy”, cùng với các cấp, các ngành, Quân đội cần “nâng cao năng lực dự báo chiến lược, giữ vững thế chủ động chiến lược; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống” (2).

Đây vừa là tư tưởng chỉ đạo, vừa là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, ổn định đất nước, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, nhất là cơ quan cấp chiến lược, chiến dịch cần chủ động nâng cao năng lực nghiên cứu, đánh giá, dự báo chính xác tình hình.

Qua đó, kịp thời tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đề xuất với Đảng, Nhà nước, chủ trương, chính sách, đối sách xử lý thắng lợi các tình huống, tuyệt đối không để đất nước bị động, bất ngờ.

Bốn là, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với sức mạnh thời đại; khơi dậy khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung và trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ nói riêng, bằng việc phát huy sức mạnh nội lực là chủ yếu, kết hợp với sức mạnh thời đại, Việt Nam đã giành được thắng lợi to lớn, có ý nghĩa thời đại.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sức mạnh dân tộc cần phải gắn kết chặt chẽ với sức mạnh thời đại, công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được tiến hành tích cực, chủ động, khôn khéo, linh hoạt, thực chất, hiệu quả; tiếp tục là điểm sáng trong những trụ cột của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân.

Quán triệt định hướng chiến lược, kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy bằng biện pháp hòa bình, trong quá trình triển khai cần nhạy bén, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa đẩy lùi các nguy cơ đối đầu, xung đột, chiến tranh.

Thực hiện nhất quán phương châm vừa hợp tác, vừa đấu tranh; kiên định, kiên trì nguyên tắc chiến lược; linh hoạt, mềm dẻo về sách lược, làm cho đối ngoại quốc phòng trở thành công cụ hữu hiệu, kênh ngoại giao quan trọng của đối ngoại Đảng và ngoại giao nhà nước.

Phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng với tất cả các nước, nhất là các nước láng giềng, các nước ASEAN, các nước lớn, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống, xây dựng lòng tin, tạo sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh xảy ra; mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòng với các nước trên cơ sở kiên định chính sách quốc phòng “bốn không”, tạo thế cân bằng chiến lược trong quan hệ với các đối tác, đáp ứng mục tiêu chiến lược và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Năm là, xây dựng, phát huy nhân tố chính trị tinh thần, là cội nguồn của tinh thần quyết chiến, quyết thắng: Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch, cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chính trị, chỉ huy các cấp đã có những biện pháp tiến hành giáo dục, động viên tinh thần, tư tưởng, kết hợp với giải quyết khó khăn cho bộ đội.

Thông qua quán triệt, học tập, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân kiên định mục tiêu độc lập dân tộc; nhận thức rõ tính khách quan, tất yếu của việc thay đổi phương châm tác chiến; những thuận lợi, khó khăn, qua đó xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu với nhiều biện pháp, cách làm sáng tạo, thiết thực.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, cần đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bảo đảm cho Quân đội luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Cùng với đó, phải chủ động đấu tranh, phản bác các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch; phòng chống hiệu quả những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn, hoạt động “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” quân đội, “dân sự hóa” quân sự, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội.

Tầm vóc, giá trị, ý nghĩa lịch sử và thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đặc biệt là tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân Việt Nam trong trận quyết chiến chiến lược vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Tinh thần đó cần tiếp tục được nghiên cứu và vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.160.

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.159.

ĐẠI TƯỚNG LƯƠNG CƯỜNG

Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam



Nguồn

Cùng chủ đề

‘Tiến về Hà Nội’ – lời tiên tri chiến thắng

Nhạc sĩ Văn Cao viết "'Tiến về Hà Nội'' 5 năm trước dấu mốc lịch sử 10/10/1954, như lời dự báo thắng lợi của quân dân. Trong chương trình Ngày hội Văn hóa vì hòa bình sáng 6/10 tại khu vực Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, hình ảnh các nghệ sĩ tái hiện đoàn quân giải phóng về tiếp quản thủ đô Hà Nội khiến nhiều khán giả xúc động. Trên nền giai điệu của bài hát Tiến về Hà...

Chiến thắng thật sự của Rhyder

Rhyder là cái tên được nhận xét "mạnh toàn diện" ở "Anh trai say hi". Sau hơn 10 năm, nam ca sĩ có sự trưởng thành rõ rệt. Sau đêm chung kết 1 “Anh trai say hi”, 8 màn trình diễn solo thu hút nhiều sự quan tâm. Đi đến top 16, các thí sinh đều tích lũy được kinh nghiệm trình diễn, độ nhận diện tăng, có thêm người hâm mộ theo dõi. HIEUTHUHAI, Anh Tú Atus, Negav là những cái...

Bài học về phương châm lãnh đạo từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bài học về phương châm lãnh đạo từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giúp nhiều địa phương nỗ lực vươn lên, xây dựng quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp. Khắc ghi lời dặn dò của Tổng Bí thư, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân nhiều địa phương đã luôn nỗ lực vươn lên, xây dựng quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp. Chăm lo cho ngư dân bám biển Bồi hồi về những kỷ niệm, lời...

Tuấn Hưng chiến thắng Bằng Kiều và cuộc đua điểm số “khắc nghiệt”

“Anh trai vượt ngàn chông gai” là cuộc hội ngộ của nhiều thế hệ nghệ sĩ. Trong đó, Tuấn Hưng và Bằng Kiều vốn từng hoạt động trong cùng nhóm nhạc Quả Dưa Hấu. Một lần nữa trên sân khấu “Anh trai vượt ngàn chông gai”, Tuấn Hưng trình diễn cùng Bằng Kiều đầy cảm xúc. Cách đây nhiều năm về trước, cả hai từng cùng nhau “tung hoành” với nhóm nhạc Quả Dưa Hấu cùng 2 thành viên còn lại...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: “Hồi chuông cáo chung chủ nghĩa thực dân cũ”

Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết hợp với sức mạnh của quân đội và tinh thần yêu nước của hàng vạn người Việt Nam. "Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm...

Cùng tác giả

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Cùng chuyên mục

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Thông cáo báo chí số 23 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số dự án luật quan trọng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 22/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cho ý kiến...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các báo cáo trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh

Để chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khoá XIV, ngày 22/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024 của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, Cục Thi hành án dân sự (CTHADS) tỉnh. Theo báo cáo của VKSND tỉnh, năm 2024, ngành kiểm sát hai cấp của tỉnh đã...

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị ICAPP 12

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12). Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và phát biểu tại Trường đại học Quốc gia Malaya (Malaysia)

Sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm và phát biểu tại Trường đại học quốc gia Malaya (Malaysia). Cùng dự, về phía Malaysia có Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Chang Lih Kang; Ban lãnh đạo Trường đại học quốc gia Malaya và giảng viên, sinh viên nhà trường. Phát biểu chào mừng, Giáo sư, Tiến sĩ Dató Seri Noor Azuan Abu Osman, Hiệu trưởng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất