Powered by Techcity

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đúc rút những bài học, kinh nghiệm quý từ thắng lợi vĩ đại này, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một là, nắm chắc tình hình, xử lý đúng đắn, linh hoạt, kịp thời nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa: Tháng 9/1953, trên cơ sở nhận định chính xác mục tiêu của Kế hoạch Navarre, Bộ Chính trị đã họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953-1954, chủ trương: “Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở nhằm phân tán binh lực của chúng”; phương châm tác chiến chung là: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”; nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và chỉ đạo tác chiến là: “Tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta; đánh ăn chắc, đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt…”.

Đầu tháng 12/1953, khi Navarre chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với ta, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã đánh giá đúng tình hình địch, ta và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Với Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng, chỉ được đánh khi nắm chắc thắng lợi. Nếu không chắc thắng, không đánh.

Ban đầu, ở Điện Biên Phủ, địch lâm thời phòng ngự, ta đề ra phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Đến đầu năm 1954, nhận thấy địch đã tăng cường binh lực và củng cố vững chắc hệ thống công sự trận địa phòng thủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh; trong khi đó, sự chuẩn bị của ta chưa hoàn tất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Đảng ủy Mặt trận quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đây là quyết định thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, sáng tạo, linh hoạt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trực tiếp góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch lịch sử này.




Để bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng; sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ nền văn hóa và uy tín, vị thế quốc tế của đất nước, chúng ta phải quán triệt, thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Để bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng; sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ nền văn hóa và uy tín, vị thế quốc tế của đất nước, chúng ta phải quán triệt, thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Hai là, tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ đã huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ, tham gia vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Bước vào Chiến dịch Điện Biên Phủ, sức mạnh nội sinh, tinh thần đoàn kết, sức sáng tạo và ý chí kiên cường của nhân dân ta được khơi dậy, tập hợp, phát huy cao độ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân tích cực đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, giải quyết được thành công vấn đề hậu cần trong một chiến dịch dài ngày, ác liệt. Nhờ đó, sức mạnh tổng hợp của dân tộc được quy tụ, góp phần quyết định làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Ngày nay, để tăng cường tiềm lực quốc phòng vững mạnh, chúng ta phải xây dựng, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, tập trung xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh; xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng.

Phát triển toàn diện khoa học quân sự, khoa học-công nghệ, khoa học-xã hội và nhân văn quân sự; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia đầu ngành; ứng dụng các thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến, vận dụng sáng tạo, từng bước đưa ra các giải pháp cho các vấn đề về sửa chữa, cải tiến, chế tạo, sản xuất vũ khí, trang bị hiện đại và bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các hình thái chiến tranh mới. Tập trung làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng và toàn dân, đặc biệt coi trọng xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.

Ba là, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nòng cốt là Quân đội nhân dân Việt Nam “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”: Đến năm 1953, ta đã xây dựng được lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh về tổ chức, chính trị và tinh thần. Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, quân đội ta đã mở các cuộc tiến công chiến lược trên khắp chiến trường Đông Dương, phân tán binh lực địch, phá tan âm mưu tập trung quân cơ động của Kế hoạch Navarre, tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Điện Biên Phủ. Các đại đoàn chủ lực với sự chi viện của hỏa lực pháo binh, phòng không đã vận dụng sáng tạo những kiến thức, kinh nghiệm, từng bước tiêu diệt các ổ đề kháng của địch, góp phần quyết định trực tiếp vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hiện nay, để xây dựng lực lượng vũ trang, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quân sự, quốc phòng, về định hướng xây dựng quân đội trong thời kỳ mới, trọng tâm là Nghị quyết số 05 ngày 17/1/2022 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 230 ngày 2/4/2022 của Quân ủy Trung ương về lãnh đạo thực hiện tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và những năm tiếp theo. Tập trung xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị, tư tưởng, có chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu cao, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Giữ vững nguyên tắc lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với lực lượng vũ trang.

Đẩy mạnh xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tích cực đổi mới nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo, bảo đảm đồng bộ, chuyên sâu, đúng quan điểm, sát thực tế; vận dụng sáng tạo tinh hoa truyền thống nghệ thuật quân sự của dân tộc với tri thức quân sự hiện đại trên thế giới. Tiếp tục tổ chức quân đội tinh, gọn, mạnh, gắn với bố trí lại lực lượng; bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, hợp lý; phù hợp đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân.

Bốn là, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, rộng khắp: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ta đã xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, rộng khắp, là cơ sở để huy động toàn dân đánh giặc, phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân. Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, ta đã thực hiện phối hợp tác chiến giữa các chiến trường ba nước Đông Dương, đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tiến công, đấu tranh, phá thế kìm kẹp của địch, mở rộng vùng giải phóng, tạo điều kiện thuận lợi cho mặt trận chính Điện Biên Phủ.




Ngày nay, để củng cố, phát huy thế trận quốc phòng toàn dân trong tình hình mới, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc những quan điểm của Đảng về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân.

Ngày nay, để củng cố, phát huy thế trận quốc phòng toàn dân trong tình hình mới, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc những quan điểm của Đảng về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân; vận dụng bài học phát huy thế trận chiến tranh nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vào xây dựng thế trận quốc phòng trên từng địa phương, hợp thành thế trận phòng thủ đất nước vững chắc.

Năm là, mở rộng, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo thế, tạo lực bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa: Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, sự giúp đỡ của các nước, đặc biệt là Trung Quốc, Liên Xô đã góp phần giải quyết nhiều nhu cầu chiến đấu cấp thiết trên chiến trường. Đặc biệt, chúng ta đã xây dựng được khối liên minh đoàn kết chiến đấu với cách mạng Lào và cách mạng Campuchia, tạo nên sức mạnh, đánh bại thực dân Pháp xâm lược.

Trước tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải luôn nắm bắt, dự báo chính xác; chú trọng củng cố quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước trong khu vực. Trong quan hệ đối ngoại, vận dụng, thực hiện sáng tạo, hiệu quả đường lối đối ngoại mang bản sắc “cây tre Việt Nam”, giữ vững nguyên tắc chiến lược, mềm dẻo, linh hoạt về sách lược. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế; kiên định chính sách quốc phòng “bốn không”. Tích cực, chủ động tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và các hoạt động nhân đạo quốc tế.

Thời gian đã lùi xa, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn luôn là biểu tượng sáng ngời của ý chí, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, của sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Những bài học, kinh nghiệm rút ra từ Chiến thắng Điện Biên Phủ cần được tiếp tục nghiên cứu, phát triển và vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

ĐẠI TƯỚNG, TIẾN SĨ PHAN VĂN GIANG

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng



Nguồn

Cùng chủ đề

Tiếp tục tăng cường xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện

Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện luôn được Đảng bộ Quảng Ninh coi trọng thực hiện toàn diện, đồng bộ. Hiệu quả từ công tác này đã góp phần quan trọng trong lãnh đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của địa phương trên tất cả các lĩnh vực. Đảng bộ tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, gắn...

Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của Đại tướng, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh": "Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là mốc son chói lọi trong lịch sử hào hùng 4.000 năm dựng nước và giữ nước...

Quán triệt sâu sắc tư tưởng, quan điểm của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham...

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, dù ở bất cứ cương vị, lĩnh vực công tác nào, từ khi còn là một cán bộ trẻ cho đến khi giữ cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đau đáu, trăn trở với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt, với trọng trách là Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về...

Bài học về phương châm lãnh đạo từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bài học về phương châm lãnh đạo từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giúp nhiều địa phương nỗ lực vươn lên, xây dựng quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp. Khắc ghi lời dặn dò của Tổng Bí thư, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân nhiều địa phương đã luôn nỗ lực vươn lên, xây dựng quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp. Chăm lo cho ngư dân bám biển Bồi hồi về những kỷ niệm, lời...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Củng cố vững chắc ‘thế trận lòng dân’ trên biển

Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu tập trung xây dựng Quân chủng Hải quân thực sự trong sạch, vững mạnh, lực lượng nòng cốt nơi đầu sóng ngọn gió bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế đất nước. Sáng 7/6, tại thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm và kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân. Cùng đi với Chủ tịch nước có Đại...

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Thông cáo báo chí số 23 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Thông cáo báo chí số 23 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số dự án luật quan trọng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 22/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cho ý kiến...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các báo cáo trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh

Để chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khoá XIV, ngày 22/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024 của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, Cục Thi hành án dân sự (CTHADS) tỉnh. Theo báo cáo của VKSND tỉnh, năm 2024, ngành kiểm sát hai cấp của tỉnh đã...

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị ICAPP 12

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12). Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và phát biểu tại Trường đại học Quốc gia Malaya (Malaysia)

Sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm và phát biểu tại Trường đại học quốc gia Malaya (Malaysia). Cùng dự, về phía Malaysia có Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Chang Lih Kang; Ban lãnh đạo Trường đại học quốc gia Malaya và giảng viên, sinh viên nhà trường. Phát biểu chào mừng, Giáo sư, Tiến sĩ Dató Seri Noor Azuan Abu Osman, Hiệu trưởng...

Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đa số ý kiến nhất trí với việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam, có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất