Powered by Techcity

Chiến dịch Hồ Chí Minh – Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhân dân thành phố Sài Gòn míttinh chào mừng Ủy ban Quân quản Thành phố ra mắt 7/5/1975. (Ảnh: Lâm Hồng Long/TTXVN)
Nhân dân thành phố Sài Gòn míttinh chào mừng Ủy ban Quân quản Thành phố ra mắt 7/5/1975. (Ảnh: Lâm Hồng Long/TTXVN)

Gần 50 năm đã trôi qua, Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30/4/1975) vẫn là đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như những trang vàng chói lọi nhất.

Chiến dịch Hồ Chí Minh chính là chiến dịch quyết chiến chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Thời cơ đã chín muồi

Vào cuối tháng 3/1975, quân ta liên tiếp giành thắng lợi to lớn trong các Chiến dịch Tây Nguyên (4-24/3/1975), Huế-Đà Nẵng (5-29/3/1975) khiến quân địch bị tổn thất nặng về cả quân số lẫn vật chất, giảm sút nghiêm trọng về tinh thần chiến đấu.

Trong khi đó, các đơn vị bộ đội chủ lực của ta đã tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm, thu được thêm nhiều vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật của địch, sức mạnh chiến đấu của các binh đoàn chủ lực của ta tăng lên.

Cùng với đó, lực lượng vũ trang địa phương của ta cũng phát triển về cả số lượng và chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.

Chiến dịch Huế-Đà Nẵng là một chiến dịch tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, diễn ra trong một thời gian ngắn, giành được thắng lợi lớn. Trong ảnh: Quân giải phóng tiến vào cửa Ngọ Môn (Huế), sáng 26/3/1975. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Trong bối cảnh đó, ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị họp và đưa ra nhận định: “Về chiến lược, về lực lượng quân sự, chính trị, ta đã có sức mạnh áp đảo, địch đang đứng trước nguy cơ sụp đổ và diệt vong… thời cơ để mở tổng tiến công và nổi dậy tại Sài Gòn-Gia Định đã chín muồi.”

Từ đánh giá đó, Bộ Chính trị quyết định: “Chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay, không để chậm. Phải hành động “thần tốc, táo bạo, bất ngờ.

Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp gửi điện lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.”

Quyết tâm chiến lược, tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo của Đảng, của Quân ủy Trung ương được quán triệt đến toàn quân, toàn dân. Cả nước sôi nổi không khí ra trận.

Các quân đoàn binh chủng hợp thành cùng nhiều đơn vị công binh, pháo binh, phòng không, xe tăng, đặc công ào ạt tiến quân về chiến trường trọng điểm; vừa đi, vừa đánh địch, vừa mở đường, bắc cầu.

Ngày 6/4/1975, Bộ Tư lệnh chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được thành lập gồm các đồng chí: Văn Tiến Dũng, Tư lệnh; Phạm Hùng, Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy; Trần Văn Trà, Phó tư lệnh Thứ nhất kiêm Tham mưu trưởng; Lê Đức Anh, Phó tư lệnh (ngày 22/4 bổ sung đồng chí Lê Trọng Tấn, Phó tư lệnh, đồng chí Lê Quang Hòa, Phó chính ủy).

Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh tại căn cứ Tà Thiết-Lộc Ninh (tháng 4/1975). (Ảnh: TTXVN)

Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua lần cuối kế hoạch Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định.

Kế hoạch xác định cuộc tiến công sẽ diễn ra đồng thời trên 5 hướng: Tây-Bắc, Đông-Bắc, Đông, Đông-Nam, Tây và Tây-Nam; thực hiện đánh nhanh, đánh dứt điểm, tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn quân địch, bảo vệ dân, bảo vệ các cơ sở kinh tế, văn hóa trong thành phố.

Bộ Chính trị chỉ rõ: “Ta có đầy đủ điều kiện và khả năng để giành toàn thắng trong thời gian ngắn với nhịp độ nhanh.”

Cùng ngày 14/4/975, thể theo nguyện vọng của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên chiến trường, trong đó có quân và dân thành phố Sài Gòn-Gia Định, Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị của Bộ tư lệnh Chiến dịch đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn-Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Tin chiến dịch được mang tên Bác Hồ đến với toàn dân, toàn quân đã tạo nên sức mạnh mới, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quân dân ta.

Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, quân ta nổ súng bắt đầu tiến công lớn vào Sài Gòn, mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Từ 5 hướng Tây-Bắc, Đông-Bắc, Đông, Đông-Nam, Tây và Tây-Nam, các binh đoàn thọc sâu có xe tăng dẫn đầu, đập tan các khu vực phòng thủ vòng ngoài của địch, tiếp cận Sài Gòn.

Ngày 28/4/1975, các trận địa pháo của ta nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, phải tới 14 giờ ngày 30/4, sân bay Tân Sơn Nhất mới thực sự im tiếng súng. (Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN)

Địch bị rối loạn hoàn toàn về chiến lược. Từ chiều 28/4, các cánh quân ngụy không còn nhận được lệnh từ Tổng hành dinh và các tướng chỉ huy nữa vì họ đã tháo chạy ra nước ngoài.

Đêm 28/4/1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho các cánh quân của ta ở 5 hướng tiến công đồng loạt vào Sài Gòn, đồng thời chỉ thị cho các Quân khu 8 và 9 ở đồng bằng Nam Bộ phối hợp tiến công giải phóng đồng bằng Nam Bộ.

5 giờ sáng ngày 29/4/1975, các cánh quân của ta cùng đánh vào các căn cứ phòng ngự của địch để tiến vào nội thành Sài Gòn.

Những khẩu hiệu động viên ngắn gọn và thiết thực như: “chậm trễ là có tội với lịch sử,” “thời cơ là mệnh lệnh” của Bộ Chính trị được nêu lên.

Tất cả các đơn vị bừng bừng khí thế tiến công, quyết đánh chiếm các mục tiêu được phân công.

Trong suốt trường kỳ kháng chiến, sức mạnh của lòng yêu nước, của đoàn kết thống nhất dân tộc và sức mạnh của chiến tranh nhân dân không ngừng được nhân lên khiến quân và dân ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.

Sau hơn 3 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, quân đội ta đã đánh chiếm được nhiều căn cứ, vị trí, đập tan tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, tiêu diệt và làm tan rã phần lớn các sư đoàn 5, 25, 22, 18, 7 của quân địch.

Lúc này, cả nước hướng về Sài Gòn-Gia Định. Toàn bộ lực lượng tiến công Sài Gòn đã sẵn sàng. Cán bộ, chiến sỹ sục sôi khí thế quyết thắng. Trên mũ, trên tay áo, trên báng súng, trên nòng pháo, trên thành xe đều ghi lời của Bác Hồ kính yêu: “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”

Sáng sớm ngày 30/4/1975, từ khắp các hướng, quân đội ta ào ạt tiến vào Sài Gòn. Quân ta nhanh chóng chiếm được Bộ tư lệnh không quân và Bộ tư lệnh sư đoàn dù của địch làm chủ sân bay Tân Sơn Nhất.

10 giờ 45 phút cùng ngày, ta tiến đánh vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn-Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng!

Sáng 30/4/1975, từ khắp mọi hướng, hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp cùng bộ binh đồng loạt thẳng tiến Phủ Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng Sài Gòn. (Ảnh: Mai Hưởng/TTXVN)

Từ thủ đô Hà Nội đến những bản làng hẻo lánh, các hải đảo xa xôi đều vang tiếng reo mừng.

Cả dân tộc vang khúc khải hoàn “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng,” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Với thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ bộ máy chiến tranh to lớn hiện đại của chính quyền tay sai Mỹ ở miền Nam và quét sạch bộ máy ngụy quyền mà đế quốc Mỹ đã ra sức xây dựng hơn 20 năm, giải phóng toàn bộ miền Nam, thống nhất đất nước; đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên toàn quốc.

Chiến dịch Hồ Chí Minh đã tiếp tục phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam lên tầm cao mới. Đó là nghệ thuật tập trung lực lượng quân sự lớn nhất, hình thành ưu thế áp đảo địch ở ngay trung tâm đầu não của chúng; hình thành thế trận bao vây chặt dựa trên lực lượng mạnh cả quân sự và chính trị, trong đó lực lượng vũ trang chủ lực cơ động chiến lược giữ vai trò nòng cốt, quyết định và đi trước một bước; thực hiện hiệp đồng các quân binh chủng, các hướng tiến công, các binh đoàn chủ lực với lực lượng địa phương.

Đó là nghệ thuật đánh dứt điểm nhanh, kết hợp chặt chẽ phòng thủ vòng ngoài với thọc sâu của các binh đoàn cơ giới và đột kích vào trung tâm thành phố Sài Gòn, chiếm mục tiêu quan trọng nhất. Đây là chiến dịch tiến công lớn chưa từng có trên chiến trường Việt Nam, vượt xa các chiến dịch lớn trước đó cả về quy mô lực lượng, cường độ, nhịp độ tiến công, nội dung tác chiến hiệp đồng quân binh chủng, mức độ hoàn thành triệt để nhiệm vụ chiến lược, cũng như mục đích chính trị của chiến tranh cách mạng Việt Nam.

Cờ giải phóng tung bay trên sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)

Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh là thành quả tổng hợp của các nhân tố: Đó là sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ; là sức mạnh của truyền thống bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, là ý chí kiên cường, bất khuất, ý thức làm chủ vận mệnh đất nước của cả dân tộc Việt Nam với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do;” là cuộc chiến đấu dũng cảm, thông minh của cả nước mà nòng cốt là lực lượng vũ trang ba thứ quân; là tình đoàn kết và liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương; là sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ của các lực lượng cách mạng và hoà bình trên thế giới.

Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh còn là thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong suốt trường kỳ kháng chiến, sức mạnh của lòng yêu nước, của đoàn kết thống nhất dân tộc và sức mạnh của chiến tranh nhân dân không ngừng được nhân lên khiến quân và dân ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.

Và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong hơn 20 năm trường kỳ kháng chiến được dồn lại cho thời khắc lịch sử trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng – Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Dân tộc ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Đó cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết dân tộc thời đại Hồ Chí Minh.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay./.




Nguồn

Cùng chủ đề

Ký ức hào hùng về ngày thống nhất

Mỗi dịp 30/4 hằng năm, âm hưởng tự hào của ngày toàn thắng lại vang lên trên dải đất hình chữ S. Gần nửa thế kỷ đi qua nhưng thời khắc non sông đất nước liền một dải vẫn không thể nào quên, nhất là với những người con Vùng mỏ tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975. Họ đã làm nên mùa xuân đất nước Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc,...

Cùng tác giả

Những câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng và đảng viên

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài nói, bài viết chứa đựng những giá trị sâu sắc, bền vững về Đảng, vai trò, nhiệm vụ của Đảng và mỗi đảng viên trước nhân dân, Tổ quốc, dân tộc. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Người có nhiều bài nói, bài viết về Đảng, vai trò, nhiệm...

Mùng 5 Tết, một khách hàng may mắn trúng giải Jackpot hơn 152 tỉ

Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo có một khách hàng đã trúng giải Jackpot trị giá hơn 152 tỉ đồng vào tối nay 2/2, tức mùng 5 Tết Ất Tỵ. Cụ thể, tại kỳ quay số mở thưởng thứ 01310 sản phẩm xổ số tự chọn Mega 6/45 ngày 2-2, Vietlott xác định có một vé trúng thưởng giải Jackpot trị giá 152.678.407.000 đồng. Bộ số trúng giải Jackpot này là 15-20-22-29-32-36. Hiện tại, Vietlott chưa...

Thêm 1 tỉ phú USD đầu năm Ất Tỵ, người giàu Việt Nam ở đâu so với khu vực?

Ông Nguyễn Đăng Quang - chủ tịch Tập đoàn Masan - vừa trở lại danh sách tỉ phú USD, theo cập nhật mới nhất đến ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) từ Forbes. Việt Nam đón năm mới với 6 tỉ phú USD Danh sách tỉ phú Việt Nam, theo cập nhật mới nhất (ngày 2-2, tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) của Forbes ghi nhận có 6 người, gồm: ông Phạm Nhật Vượng - chủ tịch Vingroup, ông...

Than Hà Tu phát động thi đua sản xuất đầu xuân

Với khí thế đầu xuân mới, mừng Đảng mừng Xuân Ất Tỵ, sáng ngày 1/2 (mùng 4 Tết) tại mức +50, khu vực phía Tây, Công trường Khai thác 1, Công ty CP Than Hà Tu đã phát động thi đua sản xuất đầu năm 2025. Tại lễ phát động, Than Hà Tu kêu gọi tập thể người lao động phát huy truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” quyết tâm vượt khó, thích ứng linh hoạt, ổn định sản...

Gần 970.000 lượt khách đến Quảng Ninh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo thông tin từ Sở Du lịch, trong 9 ngày (từ 25/1-2/2, tức từ 26/12 Âm lịch đến hết ngày mùng 5 Tết), Quảng Ninh đón gần 970.000 lượt khách du lịch, tăng 21% so với cùng kỳ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn. Trong đó, khách quốc tế đạt gần 230.000 lượt, khách nội địa đạt trên 740.000 lượt. Khách lưu trú quốc tế đạt gần 140.600 lượt. Tổng thu du lịch đạt 2.600 tỷ đồng, tăng 43% so với...

Cùng chuyên mục

Những câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng và đảng viên

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài nói, bài viết chứa đựng những giá trị sâu sắc, bền vững về Đảng, vai trò, nhiệm vụ của Đảng và mỗi đảng viên trước nhân dân, Tổ quốc, dân tộc. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Người có nhiều bài nói, bài viết về Đảng, vai trò, nhiệm...

Rạng rỡ Việt Nam – Báo Quảng Ninh điện tử

Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời. Một mùa Xuân mới đang...

Đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong suốt 95 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là nhận định của Tiến sĩ Daosavan Kheuamixay, Phó Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Lào nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025). Tiến sĩ Daosavan Kheuamixay khẳng...

95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Ngọn đuốc soi sáng đường dân tộc

Ngày 3/2/1930, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; là bước ngoặt vĩ đại, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt...

Thủ tướng đôn đốc thi công các dự án hạ tầng giao thông khu vực phía Nam

Ngày 1/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, động viên, đôn đốc thi công các dự án hạ tầng giao thông khu vực phía Nam. Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết Ất Tỵ 2025), sau khi dự Lễ khởi công dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng...

Lãnh đạo các chính đảng chúc mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập ĐCS Việt Nam

Lãnh đạo các chính đảng đã gửi thư, điện chúc mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Chủ tịch Đảng Nhân...

Thủ tướng dự khởi công cao tốc TP Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Dương phát huy truyền thống, tự lực, tự cường, sáng tạo, đổi mới, là tỉnh kiểu mẫu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ. Sáng 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ 2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ khởi công dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Dương do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, hướng tới Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025), sáng 31/1 (tức ngày 3 tháng Giêng, năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dâng hương tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Đền thờ Vua Lê Đại Hành, tưởng nhớ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây ‘Đời đời nhớ ơn Bác Hồ’

Sáng 31/1 (tức mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Tham dự Lễ phát động có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng ban Nội Chính Trung ương Phan Đình Trạc, Chủ tịch Ủy ban...

Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Ninh

Cách đây 95 năm, tại Mạo Khê, Đông Triều đã diễn ra một sự kiện hết sức quan trọng, đó là sự ra đời Chi bộ đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Khu mỏ vào ngày 23/2/1930 – chỉ 20 ngày sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3/2/1930. Sự ra đời Chi bộ đầu tiên của Đảng đã mở ra bước ngoặt quan trọng trong phong trào công nhân mỏ ở...

Tin nổi bật

Tin mới nhất