Powered by Techcity

Chỉ bổ sung ADN, giọng nói vào dữ liệu căn cước khi người dân tự nguyện cung cấp

Dự thảo Luật Căn cước đã chỉnh lý, bổ sung quy định nguyên tắc việc thu thập và bổ sung thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói vào dữ liệu căn cước chỉ được thực hiện trên cơ sở người dân tự nguyện cung cấp hoặc lưu trữ thông tin có sẵn trong quá trình giải quyết vụ việc hình sự, hành chính.

Quang cảnh phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Căn cước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 25/10. (Ảnh: DUY LINH)

Theo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 6, vào ngày 27/11 tới, Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Luật Căn cước. Trong phiên thảo luận ở hội trường ngày 25/10 vừa qua, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đều tán thành với dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện.

Tại phiên họp giữa 2 đợt của kỳ họp mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có ý kiến thống nhất cao với toàn bộ dự thảo Luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện và kết luận dự thảo Luật Căn cước đủ điều kiện trình Quốc hội biểu quyết thông qua.

Cập nhật ‘tên gọi khác’ và ‘nơi sinh’ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Dự thảo Luật đã bổ sung quy định theo hướng mở rộng, tích hợp nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam trong Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và đem lại nhiều tiện ích, lợi ích cho người dân trong việc khai thác, sử dụng để phục vụ việc thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại và các hoạt động khác theo nhu cầu của mình.

Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung 2 nhóm thông tin được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm ‘tên gọi khác’ và ‘nơi sinh’ cho đầy đủ, bảo đảm lợi ích của người dân.

Nhóm thông tin về hộ tịch và nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại… trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ giúp xác định về thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính, thông tin địa vị pháp lý, quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân…

Bộ trưởng Công an Tô Lâm giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu trong phiên thảo luận về dự án Luật Căn cước ngày 25/10. (Ảnh: DUY LINH)

Thông tin về nhóm máu sẽ phục vụ công tác cấp cứu, xây dựng nguồn máu dự phòng trong khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, xây dựng kế hoạch phát triển, dự phòng y tế…

Trong khi đó, thông tin về số điện thoại di động, địa chỉ thư điện tử nhằm bảo đảm sự liên lạc giữa cơ quan nhà nước với người dân (giải quyết thủ tục hành chính, tuyên truyền chính sách, cung cấp tin tức phòng chống tội phạm, xử lý tình huống đột xuất, phức tạp về quốc phòng, an ninh…); cũng như thực hiện xác thực khi tạo lập, sử dụng căn cước điện tử hoặc thực hiện giao dịch với cơ quan nhà nước…

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hiện là cơ sở dữ liệu duy nhất của nhà nước được Chính phủ đầu tư bài bản từ cơ sở hạ tầng, hệ thống phần mềm, được quản lý, giám sát bởi đội ngũ cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin, an ninh mạng.

Thu thập thông tin mống mắt đưa vào Cơ sở dữ liệu căn cước

Về thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước, dự thảo Luật đã chỉnh lý, bổ sung quy định nguyên tắc việc thu thập thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói chỉ được thực hiện khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc lưu trữ thông tin có sẵn trong quá trình giải quyết vụ việc hình sự, hành chính có trưng cầu giám định thông tin của đối tượng phục vụ cho công tác phòng, chống tội phạm.

Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định rõ về việc chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước cho chặt chẽ, đầy đủ hơn.

Bên cạnh việc thu thập vân tay, dự thảo Luật Căn cước bổ sung quy định thu thập thông tin mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh việc thu thập vân tay, dự thảo Luật bổ sung quy định thu thập thông tin mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người (với các trường hợp khuyết tật hoặc vân tay bị biến dạng do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan…).

Theo cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra, thực tiễn khoa học hiện nay đã chứng minh, cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất đối với mỗi người, không thay đổi nhiều theo thời gian.

Công nghệ nhận diện mống mắt (hay còn gọi là công nghệ cảm biến mống mắt) là phương pháp sử dụng thuật toán, hình ảnh để nhận dạng một người dựa vào cấu trúc các đường vân phức tạp và duy nhất của mống mắt (nơi xác định màu mắt của con người), hiện đã được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực.

Hiện nay, nhiều quốc gia đã áp dụng công nghệ này để phục vụ nhận diện công dân, xác thực hộ chiếu, điền thông tin xác thực qua website… Mặt khác, công nghệ này có độ chính xác cao, đơn giản, dễ sử dụng, không cần thao tác phức tạp.

Lược bỏ vân tay trên thẻ căn cước

Về quy định liên quan đến thẻ căn cước, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú…

Theo cơ quan soạn thảo, việc thay đổi, cải tiến như trên nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân.

Các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ căn cước. Đối với những thẻ căn cước công dân đã cấp thì vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này.

Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật cũng bổ sung, quy định rõ về loại thông tin được mã hoá, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước; việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước; khai thác thông tin tích hợp được mã hoá trong thẻ căn cước; và trường hợp cấp đổi thẻ căn cước do thay đổi nhân dạng, bổ sung thông tin ảnh khuôn mặt, vân tay hoặc khi người được cấp thẻ yêu cầu để điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính…

Trong quá trình xây dựng Luật, có ý kiến đề nghị bổ sung thông tin được in trên thẻ gồm thông tin về dân tộc. Cơ quan soạn thảo nhận thấy, thực tế thông tin “dân tộc” tuy tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện các quyền và lợi ích liên quan có ưu tiên đối với đồng bào dân tộc; nhưng trong một số trường hợp có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/11 vừa qua. (Ảnh: DUY LINH)

Bảo đảm an toàn thông tin trong khai thác dữ liệu từ thẻ căn cước gắn chip

Các thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước sẽ được lưu trữ, khai thác thông qua mã QR code và chip trên thẻ căn cước để bảo đảm bảo mật thông tin của công dân.

Mã QR trên thẻ căn cước chỉ cho phép khai thác những thông tin cơ bản đã in trên thẻ căn cước và thông tin về số chứng minh nhân dân 9 số đã được cấp trước đây của công dân nhằm tạo điều kiện cho công dân khi thực hiện một số giao dịch có liên quan đến thông tin về chứng minh nhân dân 9 số.

Để bảo đảm tính bảo mật của thông tin, thẻ căn cước được chế tạo bằng công nghệ cao đã được mã hóa, bảo đảm chống lại việc làm giả hoặc tiếp cận, khai thác thông tin trái phép nên bảo đảm an toàn việc bảo mật khai thác thông tin trong chip điện tử.

Cơ quan soạn thảo nêu rõ, thông tin được lưu trữ, mã hóa trong chip điện tử trên thẻ căn cước bao gồm 2 phần: Phần thông tin được mã hóa theo tiêu chuẩn ICAO quốc tế và phần thông tin tích hợp theo nhu cầu của người dân.

Để đáp ứng các tiêu chuẩn ICAO 9303 quốc tế về việc xác thực dữ liệu lưu trữ trong chip điện tử, bảo đảm thống nhất giữa các quốc gia, các cơ quan đơn vị cấp các loại giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (hộ chiếu, thẻ căn cước…), cơ quan soạn thảo đã phối hợp với cơ quan thẩm tra là Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, lựa chọn, quy định các thông tin in trên mặt thẻ và thông tin được tích hợp nhằm bảo đảm thống nhất và tuân thủ đúng các điều kiện, tiêu chuẩn của ICAO.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khó chịu khi nghe giọng của Lê trong ‘Đi giữa trời rực rỡ’

Điều tôi khó chịu không phải là thái độ của Pu mà chính là giọng nói khó nghe của nhân vật Lê trong "Đi giữa trời rực rỡ'. * Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Tôi có theo dõi phim Đi giữa trời rực rỡ dù không chi tiết. Vì có ít thời gian nên thi thoảng tôi chỉ lướt qua các trích đoạn ngắn của phim hiện trên trang mạng xã hội. Nhưng thấy ai cũng tò...

Việt Nam là nước cung cấp chuối lớn nhất cho thị trường Trung Quốc

Nửa đầu năm, Việt Nam là nước cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc. Có 420 nghìn tấn chuối của Việt Nam được xuất khẩu vào Trung Quốc, tăng 18,5% so cùng kỳ. Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu chuối của Trung Quốc đạt trên 957 nghìn tấn, trị giá 486 triệu USD, giảm 4,6% về lượng và giảm 22,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong...

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024. Theo Bộ Công Thương, tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc năm 2024 tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 3110 được điều chỉnh là 310,6 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 150,916 tỷ kWh và mùa mưa là...

Thủ tướng: Xóa vùng lõm sóng di động và cung cấp cáp quang tới 100% thôn, bản

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp phải quyết tâm cao hơn nữa, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai Chuyển đổi Số Quốc gia. Chiều 28/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi Số (Ủy ban) chủ trì Phiên họp lần thứ 7 để tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai phương hướng,...

Thủ tướng đề nghị Nhật Bản cung cấp khoản vay ODA cho các dự án chiến lược

Thủ tướng đề nghị Nhật Bản tiếp tục cung cấp các khoản vay ODA thế hệ mới cho các dự án chiến lược về phát triển hạ tầng giao thông như dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, đường sắt đô thị. Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản và tiến hành các hoạt động song phương tại Nhật Bản, chiều 16/12, tại thủ đô...

Cùng tác giả

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Jennie (Blackpink) trở lại vị trí Top 1 danh tiếng

Nhờ màn tái xuất bùng nổ với “Mantra", Jennie (Blackpink) quay trở lại vị trí Top 1 bảng xếp hạng danh tiếng nữ thần tượng Kpop sau 9 tháng. Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc vừa công bố bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu tháng 10 của các thành viên nhóm nhạc nữ Kpop. Bảng xếp hạng được xác định thông qua phân tích mức độ tham gia của người tiêu dùng, phạm vi phủ sóng truyền thông và...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Cùng chuyên mục

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII

Sáng 20/10, tại TP Hạ Long đã diễn ra Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Dự và chỉ đạo tại Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương; Nguyễn Xuân Hiếu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Về phía...

Chính thức khai mạc Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Lễ khai mạc Đại hội đồng AIPA-45 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào). ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào) với sự tham dự...

Thông điệp quan trọng của Chủ tịch Quốc hội tại Phiên toàn thể thứ nhất AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Đây là thời điểm để chúng ta thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ cho một ASEAN tầm vóc, tự cường, năng động, gắn kết và là tâm điểm của tăng trưởng." Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 19/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane (Lào), Đại hội đồng AIPA-45 đã tiến hành Phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung trình kỳ họp thứ 22 của HĐND tỉnh

Ngày 19/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp để nghe và ý kiến về dự kiến một số nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến diễn ra vào 5/11/2024. Nội dung trình tại kỳ họp dự kiến có 16 nội dung do...

Thủ tướng: Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài

Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và nhưng năm tiếp theo. Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các...

Kiều bào tiêu biểu góp phần vào thành công của Đại hội X Mặt trận Tổ quốc

Ông Đỗ Văn Chiến mong muốn mỗi kiều bào tiêu biểu khi là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ ý thức được vinh dự, trách nhiệm lớn để nỗ lực hơn nữa, góp phần củng cố vai trò của Mặt trận. Chiều 18/10, tại Trụ sở Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất