Powered by Techcity

Chế biến sâu nâng sức cạnh tranh cho tôm Việt

Công nghiệp chế biến phát triển đã mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Việt Nam; trong đó, có công nghiệp chế biến tôm.

Tuy nhiên, hiện nay, ngành tôm đứng trước nhiều sự cạnh tranh khác nhau. Vì vậy, để phát triển ổn định, tôm Việt Nam đang được các doanh nghiệp hướng tới chế biến sâu.

Sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu của Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Ứng phó cạnh tranh giá thành

Với công nghiệp nuôi và chế biến tôm hiện nay, giá thành góp một phần không nhỏ vào tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngành tôm. Thế nhưng, một thực tế tồn tại trong hơn 5 năm nay là các quốc gia khác cũng đang đầu tư nuôi tôm nguyên liệu giống như Việt Nam như Ecuador và Ấn Độ. Hơn nữa, cách sản xuất tôm nguyên liệu của những quốc gia này lại có giá thành thấp nên năng lực cạnh tranh tôm nguyên liệu cao.

Để nâng cao sức cạnh tranh với con tôm của các quốc gia khác, doanh nghiệp Việt Nam tìm cách sản xuất hiệu quả để duy trì hiệu quả kinh doanh, cũng như nâng giá trị sản phẩm tôm xuất khẩu trên thị trường. Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn thủy sản Minh Phú, tôm nguyên liệu của Việt Nam chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, nguyên liệu sản xuất thức ăn, thuốc phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu nên chi phí sản xuất hiện đang cao hơn khoảng 30% so với Ấn Độ, Indonesia và cao gấp mấy lần so với tôm nguyên liệu của Ecuador.

Ngoài ra, tôm Việt Nam hiện còn đang cạnh tranh với các quốc gia khác ở phân đoạn logistics. Đường đi sản phẩm tôm của Ấn Độ, Ecuador đến các thị trường Mỹ, châu Âu ngắn hơn so với đường vận chuyển của Việt Nam. Gộp các chi phí này lại, tôm Việt Nam phải cạnh tranh gấp đôi so với các quốc gia khác – ông Quang chia sẻ thêm. Do đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm bắt buộc phải đầu tư công nghệ tiên tiến hơn nữa để tạo ra nhiều sản phẩm chế biến sâu, giá trị cao trong chinh phục thị trường quốc tế.

Ông Hồ Quốc Lực – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta cho biết, trong lĩnh vực chế biến tôm, cả thế giới có được 6 quốc gia, thì Việt Nam và Thái Lan là 2 quốc gia đứng đầu về công nghệ chế biến sâu. Cũng nhờ vào sự đầu tư công nghệ hiện đại, nên dù phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ tôm giá rẻ của Ecuador và Ấn Độ, Indonesia, tôm Việt Nam vẫn có thể đứng vững, thậm chí chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường quốc tế so với các quốc gia khác. Chính vì vậy, để giữ được vị thế xuất khẩu và ứng phó với chênh lệch giá thành tôm nguyên liệu, ngành tôm Việt phát huy thế mạnh là chế biến sâu, đa dạng sản phẩm chế biến sâu để duy trì thị phần.

Theo bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tại thị trường Trung Quốc, người tiêu dùng vẫn rất ưa chuộng sản phẩm tôm sú hấp với màu đỏ bắt mắt. Để tạo ra sản phẩm chất lượng và mẫu mã làm hài lòng khách hàng, công nghệ chế biến đóng vai trò rất lớn. Ghi nhận từ VASEP cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam tăng 71% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, thị trường Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) tăng trưởng 275% so với cùng kỳ năm 2023.

Lựa chọn thị trường gần

Sơ chế tôm xuất khẩu. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Sau thời gian dài nỗ lực và dồn tiềm lực cho con tôm, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm cũng đã thu được nhiều kết quả đáng kể. Ông Hồ Quốc Lực cho biết, tôm Việt Nam đã vươn lên, khẳng định vị trí hàng đầu về đẳng cấp chế biến và lần lượt chiếm lĩnh các thị trường, thị phần tôm cao cấp, nhất là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU, Australia… Trình độ chế biến tôm của Việt Nam đang không ngừng tăng, với mặt hàng mới ngày càng phong phú.

Mặc dù công nghệ chế biến hiện đại góp phần nâng cao chất lượng cho con tôm chế biến nhưng cũng cần có những yếu tố như bàn tay khéo léo của đội ngũ lao động mới hoàn thiện sản phẩm. Đây là thế mạnh của Việt Nam. Ngoài yếu tố đẳng cấp chế biến, doanh nghiệp chế biến tôm Việt Nam còn hướng đến sử dụng lợi thế về mặt vị trí địa lý với nhiều thị trường gần.

Theo ông Hồ Quốc Lực, có không ít doanh nghiệp lo ngại rằng tôm Ecuador và Ấn Độ lợi thế hơn Việt Nam khi bán sang Mỹ và châu Âu. Nhất là nhu cầu hàng chế biến trung bình, khá ở hai thị trường này tương đối lớn.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng biết chọn lối đi phù hợp, khi tập trung bán tôm vào Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là hai thị trường có lợi thế địa lý lớn hơn so các nước khác; ngoài việc giữ vững thị trường Mỹ, EU, Australia… Tại những thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, tôm Việt Nam có thu hút về mẫu mã đẹp, đồng đều và chất lượng ổn định và từ đó giữ vị thế đứng đầu.

Hiện cũng có ý kiến cho rằng, Việt Nam đang “bỏ trứng vào một giỏ” khi chỉ tập trung vào chế biến trong khi các mảng khác đều thua thiệt, nhưng ông Hồ Quốc Lực lại cho rằng, ngành tôm Việt Nam đang phát huy được lợi thế cạnh tranh. Bởi ngành sản xuất nào cũng có rủi ro và ngành tôm tránh rủi ro “bỏ trứng vào một giỏ” bằng cách mỗi doanh nghiệp chế biến đừng quá tập trung một thị trường, đừng quá tập trung một sản phẩm, dù đang có lợi thế; đừng quá tập trung một khách hàng. Hơn nữa, thách thức này chỉ là ngắn hạn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy yếu. Khi mọi thứ dần trở lại bình thường, tôm chế biến vẫn giữ vững vị thế của mình.

Thêm vào đó, hiện nay người tiêu dùng thế giới đang hướng đến tiêu dùng xanh và an toàn cho sức khoẻ. Việt Nam đang có thế mạnh nguồn nguyên liệu từ tôm sinh thái cộng với cách chế biến đa dạng kết hợp với rau củ để hình thành sản phẩm “ready to eat” như sản phẩm rau củ trộn, sẽ hỗ trợ nhà nội trợ tối đa, nhà nội trợ sẽ rảnh tay cho công việc khác. Đây cũng là một trong những giải pháp chế biến mang tính cạnh tranh tại cả thị trường gần và thị trường xa.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nghiên cứu chế biến sâu đất hiếm để phục vụ công nghiệp chip bán dẫn

Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, đối với đất hiếm, phải tính việc chế biến sâu, tinh, phục vụ cho công nghiệp như chip bán dẫn; đồng thời nghiên cứu cho xuất khẩu loại khoáng sản đặc biệt này. Tiếp tục hoạt động Kỳ họp thứ 7, trong phiên chất vấn tại Hội trường, nhiều đại biểu quan tâm đến các vấn đề liên quan đến khai thác khoáng sản, sử dụng cát biển để san lấp và...

2 tháng đầu năm: Tôm Việt “chiếm lĩnh” thị trường Trung Quốc và Mỹ

Xuất khẩu tôm Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường Trung Quốc và Mỹ tăng trưởng mạnh. Thông tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, tháng 2/2024, xuất khẩu tôm đạt 173 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ. Tuy nhiên lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm vẫn ghi nhận mức...

Thách thức với tôm Việt trên đường phục hồi

Đà phục hồi cho xuất khẩu tôm Việt Nam đang đối diện nhiều khó khăn ngay từ đầu năm 2024. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), để xuất khẩu tôm năm 2024 đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2023 đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành hàng tôm Việt cần nỗ lực hơn nữa để tiếp tục vượt khó trên chặng đường phục hồi. Với thị trường nhập khẩu...

Gia tăng sức cạnh tranh cho du lịch Quảng Ninh

Với mục tiêu thu hút 7 triệu lượt du khách đến Quảng Ninh trong 6 tháng cuối năm, tỉnh đang tập trung đưa ra nhiều sản phẩm du lịch mới, nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngành Du lịch cũng hướng đến tổ chức khoảng 90 sự kiện văn hóa, thể thao hấp dẫn, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo. Cuối tháng 7 vừa qua, trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều...

Cùng tác giả

Lời hứa đặc biệt của Hà Anh Tuấn với người phụ nữ quét đường đêm giao thừa

Hà Anh Tuấn khiến khán giả xúc động bởi hành động ấm áp và lời hứa đặc biệt dành cho người phụ nữ quét đường trong đêm giao thừa. Mới đây, ca sĩ Hà Anh Tuấn đã chia sẻ một câu chuyện xúc động về một đôi vợ chồng làm nghề quét đường mà anh thường gặp vào mỗi dịp giao thừa. Theo lời kể của Hà Anh Tuấn, vào mỗi đêm giao thừa, sau khi đi chùa, anh đều ghé...

Trung Quốc tìm kiếm động lực kinh tế mới

Trước sự suy giảm của thị trường bất động sản, Trung Quốc đang đẩy mạnh chuyển hướng sang các ngành công nghiệp chiến lược như xe điện, robot và chất bán dẫn. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp nền kinh tế nước này bứt phá, hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao. Theo trang tin Oilprice.com, trong bối cảnh thị trường bất động sản suy giảm, Trung Quốc đang thực hiện chiến...

H’Hen Niê đưa bạn trai về ra mắt gia đình

H"Hen Niê vừa có một cái Tết ấm áp và ý nghĩa khi đưa bạn trai về ra mắt gia đình, đây là lần đầu tiên cô công khai nửa kia với người hâm mộ. Mới đây, H'Hen Niê chia sẻ hình ảnh cùng bạn trai- nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi- lên rẫy ngắm hoa cà phê trong ngày Tết. Cô viết: "Ra mắt bạn với gia đình, bạn bè và cả nhà nhé! Anh là tình yêu của em". Được...

552.000 lượt khách đến Quảng Ninh trong 7 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo thông tin từ Sở Du lịch Quảng Ninh, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ (từ 25 đến 31/1), Quảng Ninh đón 552.000 lượt khách, trong đó có 190.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu ước đạt 1.518 tỷ đồng. Riêng ngày 31/1 (mùng 3 Tết), tổng lượng khách du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt 175.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 34.000 lượt. Khách lưu trú quốc tế đạt gần...

Sau Tết Nguyên đán 2025, lãi suất huy động tiếp tục tăng?

Lãi suất huy động đầu năm 2025 sẽ thế nào sau "làn sóng" tăng liên tục xuất hiện vào dịp cuối năm 2024? Tiếp nối sự gia tăng cuối năm trước, trong tháng đầu tiên của năm 2025 ghi nhận 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động, trong đó có 4 ngân hàng niêm yết lãi suất trên mốc 7%. Theo dự báo của các chuyên gia, lãi suất huy động bình quân có thể tăng thêm khoảng 0,5% trong...

Cùng chuyên mục

Trung Quốc tìm kiếm động lực kinh tế mới

Trước sự suy giảm của thị trường bất động sản, Trung Quốc đang đẩy mạnh chuyển hướng sang các ngành công nghiệp chiến lược như xe điện, robot và chất bán dẫn. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp nền kinh tế nước này bứt phá, hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao. Theo trang tin Oilprice.com, trong bối cảnh thị trường bất động sản suy giảm, Trung Quốc đang thực hiện chiến...

Sau Tết Nguyên đán 2025, lãi suất huy động tiếp tục tăng?

Lãi suất huy động đầu năm 2025 sẽ thế nào sau "làn sóng" tăng liên tục xuất hiện vào dịp cuối năm 2024? Tiếp nối sự gia tăng cuối năm trước, trong tháng đầu tiên của năm 2025 ghi nhận 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động, trong đó có 4 ngân hàng niêm yết lãi suất trên mốc 7%. Theo dự báo của các chuyên gia, lãi suất huy động bình quân có thể tăng thêm khoảng 0,5% trong...

Trên 750 tấn hàng hóa được xuất khẩu tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân II

Sáng 31/1 (tức mùng 3 Tết Ất Tỵ), tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân II (TP Móng Cái), hoạt động xuất nhập khẩu đã sôi động trở lại sau 2 ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Lãnh đạo TP Móng Cái đã trực tiếp đến chúc mừng và lì xì chúc Tết các doanh nghiệp tham gia làm hàng, lái xe chở hàng xuất nhập khẩu qua Trung Quốc. Trong ngày hoạt động trở lại sau 2 ngày nghỉ Tết Nguyên...

Cảng Cái Lân đón 2 tàu vào “xông đất” đầu năm mới

Sáng 31/1 (mùng 3 Tết Ất Tỵ), tại Cảng Cái Lân, Công ty TNHH MTV Cảng Quảng Ninh đón liên tiếp 2 tàu vào làm hàng. Hai tàu vào làm hàng là tàu Sendai Spirit chở 38.000 tấn dăm gỗ xuất khẩu và Tàu Oriental Breeze chở 35.000 tấn dăm gỗ xuất khẩu. Ngay sau khi các tàu cập cảng, Cảng Quảng Ninh đã bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị để bốc xếp hàng hóa nhằm giải phóng tàu...

Giá vàng thế giới lập kỷ lục mới

Nhu cầu trú ẩn kéo giá vàng tăng gần 40 USD, vượt 2.800 USD một ounce, bỏ xa kỷ lục cũ xác lập cuối năm ngoái. Chốt phiên giao dịch 30/1, giá vàng thế giới giao ngay tăng 37 USD lên 2.795 USD một ounce. Trong phiên, giá có thời điểm vượt 2.800 USD, bỏ xa kỷ lục cũ là 2.790 USD thiết lập cuối tháng 10/2024. Thị trường đi lên nhờ nhu cầu trú ẩn khi thời hạn Mỹ áp...

2 phân khúc bất động sản có thể ‘lên ngôi’ năm 2025

Nếu năm 2024 chung cư trở thành "ngôi sao" thì sang 2025, theo các chuyên gia, sẽ có 2 phân khúc thu hút dòng tiền của nhà đầu tư. Đất nền soán "ngôi vương"? Chuyên gia dự báo từ quý II đến quý IV/2025 phân khúc đất nền sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Theo ông Lê Đình Chung, thành viên tổ công tác thị trường của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, đến quý II/2025, thị trường...

Hoạt động mua bán thực phẩm đã sôi động trở lại

Ngày 30/1(mùng 2 Tết Ất Tỵ 2025), một số siêu thị, chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh đã mở bán trở lại để phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đa phần giá cả tất cả các loại hàng hóa không có biến động lớn do nhu cầu mua sắm chưa cao và lượng hàng dự trữ trước đó lớn. Do nhiều người dân không còn tâm lý tích trữ thực phẩm như trước kia, nên...

Tăng tốc và bứt phá để đạt mục tiêu phát triển kinh tế 2025

Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 8% hoặc 10% trong điều kiện thuận lợi, tạo đà tăng trưởng 2 con số. Năm 2025 được coi là thời điểm "tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu cả nhiệm kỳ 2020-2025. Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt trên 8% hoặc 10% trong điều kiện thuận lợi, tạo đà, tạo lực, tạo thế,...

Chuyên gia: Chứng khoán 2025 sẽ ‘sáng cửa’

2025 được dự báo là một năm nhiều biến động đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, tuy vậy các chuyên gia vẫn chỉ ra những điểm sáng rõ nét trong năm tới. Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân, Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định, thông thường theo chu kỳ thì tháng đầu năm là tháng tăng điểm của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tốc độ tăng...

‘Rủng rỉnh’ lương ngân hàng: Chỗ bình quân 49 triệu/tháng, lộ diện nơi vọt lên bất ngờ

Ngành ngân hàng tiếp tục có một năm tăng trưởng tốt về lợi nhuận. Làm ăn "rủng rỉnh", nhiều nhà băng có xu hướng trả thu nhập cho người lao động cao hơn, có nơi tăng bình quân 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, còn có ngân hàng trả thu nhập bình quân cán bộ, nhân viên gần 600 triệu đồng/năm, mua được gần 7 cây vàng SJC cuối năm. Lưu ý, đây là mức thu nhập bình quân ngân hàng và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất