Powered by Techcity

Chế biến sâu gia tăng giá trị xuất khẩu nông sản

Theo khuyến nghị của các chuyên gia nông nghiệp và giới nghiên cứu, để xuất khẩu nông sản trong năm 2024 đạt giá trị cao hơn và thiết lập nhiều kỷ lục mới về kim ngạch xuất khẩu ở một số mặt hàng chủ lực, ngành hàng nông sản Việt cần tập trung đầu tư nhiều hơn về chế biến sâu nhằm nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng được chuỗi ngành hàng chuyên nghiệp và tạo ra những sản phẩm nổi trội, đem lại giá trị cao hơn.

Năm 2023, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 264.094 tấn, trị giá đạt 905 triệu USD, tăng 13,5% về khối lượng, nhưng giảm 8% về giá trị. Ảnh minh họa: Hưng Thịnh/TTXVN

Đơn cử một số ngành hàng, mới đây, báo cáo từ Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho thấy, sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt 170 nghìn tấn, giảm 10,5% so với năm 2023. Tuy nhiên, dự báo xuất khẩu hồ tiêu năm 2024 sẽ có nhiều thuận lợi do giá cả tăng vì sản lượng giảm và tồn kho hiện đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Năm 2023, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 264.094 tấn, trị giá đạt 905 triệu USD, tăng 13,5% về khối lượng, nhưng giảm 8% về giá trị. Điều này cho thấy ngoài vấn đề về giá cả thì việc gia tăng chế biến sâu để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng là vấn đề mà ngành hàng này cần tập trung thúc đẩy và đầu tư. Nhất là cần tăng cao hơn nữa tỷ lệ xuất khẩu hồ tiêu qua chế biến so với mức 30% như hiện nay. Hơn nữa, dù giá tiêu được dự báo sẽ tăng lên trong năm nay, nhưng cây tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ đang chịu áp lực cạnh tranh lớn từ một số cây trồng khác, nhất là cây sầu riêng.

Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch VPSA cho hay, việc nông dân chuyển từ hồ tiêu sang sầu riêng là điều khó tránh khỏi, khi lợi nhuận từ sầu riêng hiện đang cao hơn rất nhiều so với hồ tiêu. Thời gian qua, nhiều vườn tiêu đã bị nông dân chặt bỏ để thay thế bằng loại cây ăn trái này. Thực trạng này ngày càng thôi thúc ngành hồ tiêu phải đẩy mạnh chế biến sâu để vừa tăng giá trị xuất khẩu, vừa giúp nông dân yên tâm với cây hồ tiêu, không còn lo lắng “được mùa mất giá” hay tình trạng khó khăn về đầu ra.

Tương tự hồ tiêu, đại diện Hiệp hội Cà phê, ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết, các nhà nhập khẩu trên thế giới cũng đang tìm về Việt Nam mua cà phê. Năm 2023, các doanh nghiệp gần như đã “vét sạch” kho hàng để xuất khẩu. Hồi tháng 6/2023, lần đầu tiên trong lịch sử, người dân đã không có cà phê bán. Hiện tồn kho của mặt hàng này cũng giảm mạnh. Kết hợp với một số yếu tố khác trên thị trường thì đây là lý do để giá cà phê liên tục lập đỉnh mới trong năm 2024.

Ở góc độ của doanh nghiệp, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Phúc Sinh – đơn vị hàng đầu về xuất khẩu cà phê và hồ tiêu vào những thị trường lớn, khó tính, cũng cho rằng, để ngành cà phê và hồ tiêu của Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới thì rất cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào khâu chế biến sâu. “Chúng ta cần nhìn nhận thẳng vấn đề là không thể mãi kinh doanh theo kiểu thương mại thuần túy mà cần xây nhà máy, đầu tư chế biến sâu và năm nào cũng phải quan tâm đến công nghệ, đến khả năng chế biến sâu hơn nữa. Bởi vì đó là điểm mấu chốt, lợi thế để giúp Việt Nam có thể xuất khẩu nông sản đạt giá trị cao hơn”, ông Sinh chia sẻ.

Sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu của Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Không chỉ nông sản, việc hướng đến chế biến sâu để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và ngành hàng cũng được nhìn nhận rõ ở lĩnh vực thủy sản xuất khẩu, điển hình như mặt hàng tôm. Bà Kim Thu, Chuyên gia thị trường tôm thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho hay, trên chặng đường vượt khó trong năm 2024 ngành tôm Việt cần phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh, bằng cách lựa chọn giải pháp giúp thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động chế biến để nâng giá trị gia tăng cho mặt hàng.

Theo bà Thu, sản phẩm tôm chế biến giá trị gia tăng hiện chiếm 40%-45% tổng giá trị xuất khẩu tôm hàng năm. Trình độ chế biến chung của các doanh nghiệp ngành tôm Việt cũng đang ở mức cao trên thế giới. Đây là một lợi thế cạnh tranh lớn. Với công nghệ chế biến ngày càng phát triển và nhu cầu từ các thị trường ngày càng gia tăng, việc phát triển các sản phẩm tôm giá trị gia tăng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ trong tương lai gần.

Ngành chế biến cũng cần không ngừng tiếp cận xu thế và thị hiếu của người tiêu dùng; cũng như của thị trường để có những sản phẩm mới đáp ứng kịp thời nhu cầu. Người tiêu dùng ngày càng tiết kiệm thời gian, nên các sản phẩm tiện lợi, dễ chế biến sẽ ngày càng được chú ý.

Riêng đối với ngành hàng trái cây, rau quả, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, để đạt trình độ trở thành cường quốc xuất khẩu rau quả ở khu vực Đông Nam Á và của thế giới thì Việt Nam cần cải tiến nhiều vấn đề; trong đó có khâu chế biến sâu. Bởi vì năng lực chế biến rau quả hiện nay của Việt Nam mới chỉ đạt 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia khác có thế mạnh về xuất khẩu rau quả thì tỷ lệ chế biến sâu đang chiếm đến 50%. Thêm vào đó, thực trạng là số lượng đơn vị tham gia chế biến tại Việt Nam có thể lên đến hàng nghìn doanh nghiệp, nhưng vẫn chỉ ở quy mô nhỏ lẻ. Tính số lượng doanh nghiệp có đầu tư lớn cho khâu chế biến rau quả một cách bài bản thì hiện chỉ có khoảng 150 doanh nghiệp và đang nằm ở mức trung bình khá trên thế giới. Do đó, nếu muốn tiến xa hơn, nâng kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị cao hơn, đương nhiên tập trung đầu tư và có cơ chế ưu tiên, khích lệ lĩnh vực chế biến sâu là điều cần thiết.

Có thể thấy rằng, việc kiến tạo không gian phát triển và các động lực tăng trưởng cho ngành nông nghiệp đạt mục tiêu phấn đấu không chỉ riêng năm 2024 mà là cả giai đoạn dài tiếp theo. Do đó, yêu cầu đẩy mạnh việc cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản, gia tăng hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh; đầu tư nhiều hơn vào nhóm ngành chế biến sâu, lấy đó tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành… chính là điều cần tập trung thúc đẩy với kỳ vọng đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất trong năm nay.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nâng tầm giá trị nông sản

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, các nông sản của Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định thương hiệu trên thị trường góp phần nâng tầm giá trị các sản phẩm. Tháng 5/2024, sản phẩm miến dong Bình Liêu của Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu là một trong những sản phẩm tiêu biểu của tỉnh được công nhận là sản phẩm công nghiệp...

Nỗ lực để thương hiệu nông sản vươn xa

Các sản phẩm nông nghiệp của Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng. Hành trình đưa thương hiệu của nông sản vươn xa đang ghi nhận sự chủ động của các hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, HTX và sự vào cuộc tích cực với vai trò đồng hành của các cơ quan, sở, ngành. Tham gia mô hình trồng chè VietGAP được gần 3 năm, gia đình...

Đẩy mạnh triển khai truy xuất nguồn gốc nông sản

Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp Quảng Ninh đã đẩy mạnh việc khuyến khích các đơn vị tham gia Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn của tỉnh, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, văn minh. Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Quảng Ninh đang đứng trước những thách thức và trở ngại lớn khi tiếp...

Xây dựng thương hiệu cho nông sản – cách làm mới trong thương mại điện tử

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là cách thức hiệu quả được doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất làm để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm. Gần 10.000 sản phẩm OCOP được "lên sàn" Khoảng 5 năm trở lại đây, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, việc tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử đã trở thành hướng đi tất yếu giúp người nông dân, các hộ sản...

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Không chỉ nhiều ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm, thời điểm này, có những doanh nghiệp nhận được khoảng 60% đơn hàng của năm sau. Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản tăng cao Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu rau, quả tháng 10 năm 2024 ước đạt 700 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 10 tháng đầu năm...

Cùng tác giả

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh: Triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 28/12, tại TP Hạ Long, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã chủ trì tham mưu thực hiện hiệu quả công tác thu hút đầu tư FDI đảm bảo cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Trong đó, chủ trì, tham mưu làm việc trực tiếp với 6 đoàn doanh nghiệp, nhà đầu...

Cục trưởng Xuân Bắc nửa đêm đăng ảnh tập luyện với Tự Long, fan Táo Quân lại sốt

Khán giả đồn đoán rất có thể NSND Xuân Bắc sẽ đóng Táo Quân năm nay nhờ 1 bức ảnh hậu trường vừa được Cục trưởng "nhá hàng" trên Fanpage 2,6 triệu người theo dõi. Giữa lúc dư luận đang mong chờ Xuân Bắc sẽ tham gia Táo Quân năm nay, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn bất ngờ đăng ảnh hậu trường một buổi tập với NSND Tự Long. Anh viết: "Tập tành với nhau tí mà thái...

Ban Chỉ đạo 35 tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 28/12, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Hồng Dương,...

TP Hạ Long khởi công các dự án hạ tầng thiết yếu tại các xã vùng cao

Chiều 28/12, TP Hạ Long long trọng tổ chức lễ khởi công dự án Đầu tư cải tạo hạ tầng khu vực trung tâm các xã Đồng Sơn, Dân Chủ và dự án Xây dựng hệ thống cấp nước sạch tập trung tại xã Đồng Sơn. Đây là các dự án hạ tầng xã hội thiết yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân khu vực...

Triệu Vy thông báo ly hôn

Triệu Vy khẳng định đã ly hôn với doanh nhân Huỳnh Hữu Long nhiều năm trước. Hiện tại, Huỳnh Hữu Long đang bị nhiều bên đòi nợ. Ngày 28/12, QQ đưa tin trên trang cá nhân Triệu Vy đăng bài viết thông báo đã ly hôn với doanh nhân Huỳnh Hữu Long. "Từ nhiều năm trước, tôi và Huỳnh tiên sinh đã ly hôn. Quan hệ hôn nhân của chúng tôi đã sớm được pháp luật giải trừ. Vì vậy, những...

Cùng chuyên mục

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh: Triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 28/12, tại TP Hạ Long, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã chủ trì tham mưu thực hiện hiệu quả công tác thu hút đầu tư FDI đảm bảo cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Trong đó, chủ trì, tham mưu làm việc trực tiếp với 6 đoàn doanh nghiệp, nhà đầu...

TP Hạ Long khởi công các dự án hạ tầng thiết yếu tại các xã vùng cao

Chiều 28/12, TP Hạ Long long trọng tổ chức lễ khởi công dự án Đầu tư cải tạo hạ tầng khu vực trung tâm các xã Đồng Sơn, Dân Chủ và dự án Xây dựng hệ thống cấp nước sạch tập trung tại xã Đồng Sơn. Đây là các dự án hạ tầng xã hội thiết yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân khu vực...

EU ban hành quy định mới về các biện pháp kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU, Ủy ban châu Âu (EC) vừa ban hành quy định mới về kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu, với những điều chỉnh đáng chú ý liên quan một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, dự kiến sẽ có hiệu lực từ đầu năm sau. Theo đó, ngày 18/12 vừa qua, EC đã ban hành Quy định số 2024/3153 về rà soát áp dụng các...

Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 27/12, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025. Năm 2024, thực hiện các nhiệm vụ được giao, ngành Thuế đã thực hiện tốt việc đôn đốc NNT khai, nộp thuế đúng hạn. Tỷ lệ hồ sơ khai thuế, nộp thuế tiếp tục ổn định ở mức cao. Cụ thể: Tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã nộp/phải nộp đạt 99,88% (cao hơn 4,8%...

Khánh thành Khu chăm sóc sức khỏe người lao động Công ty CP Than Vàng Danh

Sáng 27/12, Công đoàn Công ty CP Than Vàng Danh tổ chức khánh thành Khu chăm sóc sức khỏe người lao động. Đây là công trình chào mừng 60 năm thành lập Công ty (1964-2024) do Công đoàn Công ty đảm nhận. Khu chăm sóc sức khỏe người lao động có tổng diện tích sàn xây dựng 1.278 m², trong đó diện tích xây dựng 667m². Công suất phục vụ 52 người/ngày. Công trình được chia thành nhiều khu vực...

Doanh nghiệp Việt khai phá thị trường Halal

Các quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới như Indonesia, Malaysia, khu vực Nam Á, Pakistan, Bangladesh... sử dụng thực phẩm Halal đang có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam với số lượng lớn. Mở rộng thêm nhà máy, đa dạng sản phẩm nâng cao chất lượng, đầu tư công nghệ chế biến sâu để "chiều" người tiêu dùng... là cách mà các doanh nghiệp Việt đang thực hiện nhằm mở đường...

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Tăng trưởng kinh tế 2024 phục hồi ấn tượng với nhiều điểm sáng về sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu; đây sẽ là nền tảng để nền kinh tế bứt phá. Bức tranh kinh tế với gam màu sáng Bức tranh kinh tế của Việt Nam năm 2024 sắp khép lại với sự ghi nhận ở nhiều kết quả tích cực, cho thấy những biện pháp tháo gỡ về cơ chế chính sách của Chính phủ thời gian...

Đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng

Trang fibre2fashion.com (Ấn Độ) đánh giá kinh tế Việt Nam đang phát triển với những tín hiệu tích cực. Cuộc khảo sát của Hiệp hội Công nghiệp thời trang Mỹ cho thấy, Việt Nam ghi điểm cao hơn một số nước châu Á về sản xuất các sản phẩm có giá trị cao. Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tốt hơn vì đang dẫn đầu về khả năng sản xuất nhanh nhiều loại sản phẩm nhờ đầu tư vào...

Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt kỷ lục gần 18 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023; giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%. Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chia sẻ, cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã...

Gần triệu đồng một kg táo sữa Đài Loan

Táo sữa Đài Loan được các mối buôn nhập, bán gần một triệu đồng mỗi kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một trong loại táo xanh có giá đắt đỏ nhất hiện nay, nhưng vẫn thu hút người tiêu dùng nhờ vị ngọt đậm, giòn và thơm mùi sữa. Theo khảo sát, táo sữa Đài Loan đang bán tại các cửa hàng trái cây nhập khẩu cao cấp ở TP HCM với giá 850.000-995.000 đồng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất