Powered by Techcity

Cần thiết xây dựng và ban hành Luật Thương mại điện tử

Thương mại điện tử tại Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ và cần thiết phải xây dựng Luật Thương mại điện tử để có công cụ quản lý hiệu quả hơn hoạt động này.

Thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh mẽ

Báo cáo đánh giá tác động chính sách của đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương phát hành mới đây nêu rõ, trong bối cảnh hội nhập chung vào thương mại toàn cầu, thương mại điện tử Việt Nam đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ.

Doanh số thương mại điện tử B2C Việt Nam năm 2014 chỉ đạt 2,97 tỷ USD, đến năm 2024 đã đạt tới giá trị 25 tỷ USD, tương đương mức tăng trung bình 26,7%/năm, chiếm khoảng 9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Tỷ lệ dân số tham gia thương mại điện tử đạt trên 60% với giá trị mua sắm trung bình khoảng 400 USD/người/năm. Thương mại điện tử đã trở thành một phương thức mua sắm phổ biến, đặc biệt tại những thành phố lớn như: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thương mại điện tử phát triển mạnh tại Việt Nam (Ảnh: MOIT)

Trong những năm qua, Việt Nam đã ban hành chính sách và văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh mối quan giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại điện tử theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người dân, doanh nghiệp từng bước tham gia vào hoạt động thương mại điện tử và làm quen với kinh doanh trực tuyến, tạo tiền đề và cơ sở pháp lý cho sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay.

Tại Việt Nam, năm 2003, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) công bố bản Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam đầu tiên, trong đó, khẳng định, cho đến năm 2003, “chúng ta đã bắt đầu và đi khá nhanh trên chặng đường đầu tiên của Con đường tơ lụa mới”, đây được coi là dấu ấn quan trọng cho hoạt động thương mại điện tử phát triển của nước ta.

Đến nay, Việt Nam đã xây dựng cơ bản hành lang pháp lý về thương mại điện tử. Cụ thể, Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005 chính thức thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch điện tử nói chung, trong đó có lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 về thương mại điện tử.

Để điều chỉnh hoạt động giao kết hợp đồng thương mại điện tử, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 09/2008/TT-BCT ngày 21/7/2008 hướng dẫn Nghị định thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử. Trước sự phát triển của các sàn thương mại điện tử, các website thương mại điện tử, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 46/2010/TT-BCT ngày 31/12/2010 quy định về quản lý hoạt động của các website thương mại điện tử, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ…

Gần đây nhất, ngày 22/6/2023, Quốc hội khóa XV đã ban hành Luật Giao dịch điện tử năm 2023 giúp tạo hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ, thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Ngày 20/6/2023, Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đây là một dự án Luật quan trọng do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo, có ảnh hưởng rộng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có thương mại điện tử.

Ngoài các văn bản trên, các văn bản quy phạm liên quan tới hoạt động thương mại điện tử được quy định trong nhiều văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau. Nhìn chung, có thể nói, trong những năm qua, hệ thống pháp luật liên quan tới thương mại điện tử Việt Nam đã được xây dựng và không ngừng hoàn thiện đã góp phần tạo môi trường thương mại điện tử minh bạch và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tiếp tục củng cố pháp luật về thương mại điện tử

Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, trên thực tế nhiều công nghệ mới, mô hình, loại hình hoạt động thương mại điện tử mới ra đời làm thay đổi nhanh chóng các biểu hiện, sự tồn tại của các quan hệ thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã tổng kết việc thực hiện Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử và Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử và thực tiễn công tác quản lý đã nhận thấy còn tồn tại nhiều khoảng trống pháp lý chế đặt ra yêu cầu bức thiết trong việc củng cố, hoàn thiện hệ thống pháp một cách khoa học, đồng bộ, minh bạch và hiệu lực, hiệu quả.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số diễn ra mới đây, bà Lê Hoàng Oanh – Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nêu rõ, mặc dù Nghị định 85/2021/NĐ-CP đã có các quy định ban đầu về các điều kiện áp dụng cho chủ thể cung cấp dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước còn gặp khó khăn trong công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh với các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.

Bên cạnh đó, nhiều nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa được cấp phép hoặc đang trong quá trình cấp phép vẫn thực hiện cung cấp dịch vụ thương mại điện tại Việt Nam, bán các sản phẩm, hàng hóa xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam với giá cả thấp, gây ảnh hưởng xấu đến thị trường tiêu thụ nội địa, áp lực cạnh tranh với các nền tảng thương mại điện tử nội địa và tác động lớn đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Hoạt động livestreams bán hàng đang là xu hướng phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử song quy định pháp lý về thương mại điện tử mới chỉ điều chỉnh chung giống như một hoạt động quảng cáo đi kèm với bán hàng, mà chưa có quy định riêng rẽ về các chủ thể tham gia livestream, các trường thông tin tối thiểu phải cung cấp cho người xem… Vấn đề kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng… cũng đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước cần có công cụ quản lý hiệu quả hơn.

Việc chỉ đạo công tác hoàn thiện chính sách, pháp luật về thương mại điện tử còn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và quyết liệt từ Quốc hội, Chính phủ. Do đó, Bộ Công Thương đã có tờ trình đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử.

Dự thảo Luật Thương mại điện tử có một số vấn đề được quan tâm, đơn cử, với hoạt động thương mại điện tử bán hàng phải có trách nhiệm cụ thể về chính sách, quy định, thông tin hàng hóa, dịch vụ và phân loại hàng hóa trong nước hay nước ngoài bán trên nền tảng.

Quy định về cung cấp thông tin định kỳ, báo cáo về tình hình kinh doanh trên nền tảng. Với người thực hiện livestream hoặc những người tư vấn bán hàng hóa, dịch vụ thuộc các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cũng được quy định cụ thể.

Đối với người bán trên nền tảng số trung gian thương mại điện tử phải thực hiện định danh theo quy định về định danh và xác thực điện tử trước khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Cung cấp thông tin cho nền tảng trung gian về tên, địa chỉ, mã số định danh và mã số thuế thu nhập cá nhân.

Đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới phải xin cấp phép với Bộ Công Thương và thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc chỉ định đại diện theo ủy quyền của mình là pháp nhân tại Việt Nam. Đồng thời phải có trách nhiệm xác thực người bán nước ngoài và bồi thường người mua khi có vi phạm trên nền tảng.

Trao đổi nhanh với phóng viên Báo Công Thương vào chiều 20/1, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhấn mạnh, thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, hành lang pháp lý cho hoạt động này còn nhiều lỗ hổng, đặc biệt đối với vấn đề quản lý chất lượng, nguồn gốc hàng hoá…

“Trong bối cảnh đó, dự thảo Luật Thương mại điện tử được Bộ Công Thương đề xuất xây dựng là kịp thời, nhanh chóng. Tôi hy vọng dự thảo Luật này sẽ bắt kịp xu hướng phát triển rất mạnh của thương mại điện tử trên thị trường, giúp tạo hành lang đủ mạnh để vừa làm tốt vai trò quản lý nhà nước, vừa tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển mạnh ở Việt Nam” – chuyên gia Vũ Vinh Phú kỳ vọng.




Tại dự thảo Luật Thương mại điện tử, Bộ Công Thương xác định một số chính sách lớn sau đây:Thứ nhất, bổ sung và thống nhất các khái niệm theo các quy định pháp luật hiện hành.Thứ hai, quy định các hình thức hoạt động thương mại điện tử, các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại điện tử, quyền và nghĩa vụ liên quan.Thứ ba, quy định trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử.Thứ tư, quy định về dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại.Thứ năm, quy định về xây dựng, phát triển thương mại điện tử.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xây dựng thương hiệu cho nông sản – cách làm mới trong thương mại điện tử

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là cách thức hiệu quả được doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất làm để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm. Gần 10.000 sản phẩm OCOP được "lên sàn" Khoảng 5 năm trở lại đây, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, việc tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử đã trở thành hướng đi tất yếu giúp người nông dân, các hộ sản...

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về nguyên liệu sản xuất và vật liệu san lấp

Chiều 30/11, đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự chương trình Cà phê Doanh nhân tháng 11/2024 với chủ đề tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về nguyên liệu sản xuất và vật liệu san lấp, do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh tổ chức tại thành phố Đông Triều. Trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn, đại diện các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và nhà thầu thi công...

Giao ban công tác xây dựng cơ bản Quý IV/2024

Chiều 6/11, UBND tỉnh họp giao ban công tác xây dựng cơ bản Quý IV/2024. Đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tính đến ngày 31/10/2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công sau điều chỉnh là 16.152 tỷ đồng, tăng 1.871 tỷ đồng so với Kế hoạch HĐND tỉnh giao đầu năm. Đến nay, tỷ lệ giải ngân chưa đạt được như kỳ vọng, mới chỉ đạt 36% kế hoạch;...

UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam

Trong chương trình thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), sáng 29/10, theo giờ địa phương, tại Thủ đô Abu Dhabi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Saltan Bin Ahmed Al Jaber, Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ cao, CEO Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi của UAE (ADNOC) và các cộng sự. Chào mừng Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm UAE, Bộ trưởng Saltan Bin Ahmed Al Jaber và các...

Giá thép xây dựng trên thị trường tăng đến 460.000 đồng một tấn

Từ giữa tháng 9, giá thép xây dựng trên thị trường được các nhà sản xuất điều chỉnh tăng, trong đó thép thanh vằn Hòa Phát tăng đến 460.000 đồng một tấn. Ngày 8/10, theo SteelOnline.vn, tại thị trường miền Bắc, thương hiệu thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.790 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.530 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300...

Cùng tác giả

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Đại hội Đảng bộ quân sự TP Hạ Long lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 22/2, Đảng bộ Quân sự TP Hạ Long long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đại hội được Tổng Cục Chính trị QĐND Việt Nam chọn làm trước để rút kinh nghiệm trong toàn quân cấp cơ sở khối địa phương. Đây cũng là đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên trong tỉnh tổ chức đại hội. Tới dự đại hội có các đồng chí: Vũ Đại Thắng, Ủy...

Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia hội đàm với Trạm kiểm tra Biên phòng xuất, nhập cảnh Phòng Thành

Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2025) và 36 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2025), Đoàn đại biểu Trạm kiểm tra Biên phòng xuất, nhập cảnh Phòng Thành (Quảng Tây, Trung Quốc) do đồng chí Cảnh đốc cấp 1, Long Trạch Lương, Phó Trạm trưởng làm Trưởng đoàn sang chúc mừng và hội đàm với Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia, BĐBP Quảng Ninh (Việt Nam). Trung tá Vũ Văn Năm, Phó...

Tân Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam chia sẻ gì sau khi đăng quang?

"Tôi muốn lan tỏa những giá trị của nữ doanh nhân hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, đặc biệt là bảo hiểm," Tân Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam 2025 đến từ Hà Nội chia sẻ hậu đăng quang. Mùa giải lần thứ bảy Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam 2025 - Miss VietNam Business 2025 vừa chính thức khép lại tối qua (ngày 21/2), tại Hưng Yên, với chiến thắng thuộc về Hoàng Thu Thủy (SBD 179),...

Khai hội Lễ hội Đình Tràng Y năm 2025

Ngày 22/2 (tức ngày 25 tháng Giêng Âm lịch), xã Đại Bình, xã Dực Yên và xã Tân Lập (huyện Đầm Ha) đã tổ chức Khai hội lễ hội Đình Tràng Y năm 2025. Đình Tràng Y là một trong những di tích văn hóa có từ thế kỷ XVIII, là nơi thờ cúng, tế thần Thành Hoàng và tổ chức các lễ hội văn hóa dân gian của nhân dân xã Đại Bình và các vùng lân cận. Lễ hội...

Cùng chuyên mục

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Giá tiền ảo Pi Network lao dốc, sàn liên tục báo lỗi, ‘Pi thủ’ vỡ mộng

Đồng tiền ảo Pi Network bị mất giá thảm hại chỉ sau 1 ngày lên sàn, ngoài ra sàn giao dịch OKX liên tục báo lỗi khiến những người đầu tư thất vọng nặng nề. Giá giảm hơn một nửa Thời điểm tối 21/2, sau hơn 1 ngày lên sàn OKX (Hong Kong), tiền ảo Pi Network được giao dịch quanh mức 0,6 USD/Pi, đây là mức thảm hại so với giá 2 USD/Pi vào thời điểm mở cửa. Trước đó, ngay...

NHNN: Tiếp tục giảm lãi suất, bám sát chặt diễn biến tỷ giá để điều tiết

Thống đốc kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp chỉ đạo để hài hòa thương mại với các đối tác lớn, tránh rủi ro về thuế vì tỷ giá hiện đang chịu sức ép lớn bởi chính sách thuế của Mỹ. Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế tổ chức sáng nay (21/2), Thống đốc...

Tăng cường các giải pháp kiểm soát thương mại điện tử, phòng chống trốn thuế và các vi phạm pháp luật về kinh tế

Chiều ngày 21/2, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tăng cường giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế, thương mại điện tử, trốn thuế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước theo tinh thần Kết luận số 123-KL/TW, ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.  Tham dự Hội nghị có các đồng chí...

Hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản

Chiều ngày 21/2, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT phối hợp với các địa phương có biển tổ chức hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đối với đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) NTTS trên địa bàn tỉnh. Báo cáo trình bày tại hội nghị của Sở NN&PTNT cho biết, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch khu vực biển NTTS với diện tích 45.146ha. Đến thời điểm này, duy nhất HTX thuỷ...

Giá tôm hùm chạm đáy, người nuôi lỗ nặng

Người nuôi tôm hùm ở Phú Yên, Khánh Hòa cho biết từ năm ngoái đến nay, dù được thu mua đều đặn, giá tôm vẫn chạm đáy khiến họ liên tục thua lỗ. Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc bùng nổ từ năm 2024 và tiếp tục tăng cao trong tháng 1 năm nay, đạt 70 triệu USD (gần 1.800 tỷ đồng), theo VASEP. Mức này tăng gấp 9 lần cùng kỳ năm ngoái, chiếm 98% tổng lượng xuất...

Đẩy nhanh tiến độ giao biển nuôi trồng thủy sản

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, diện tích khu vực biển phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) là 45.146 ha. Để kịp thời cấp phép, giao biển NTTS, ngay sau Tết Nguyên đán 2025, các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ, chủ động gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ, đơn vị, tổ chức nuôi trồng, từ đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn...

Giá cà phê có thể giảm tới 30% trong năm 2025

Hợp đồng tương lai cà phê Arabica dự kiến, giá hợp đồng cà phê Arabica tương lai dự báo có thể giảm tới 30% từ nay đến cuối năm. Mức giá cao kỷ lục gần đây đã gây ra sự suy giảm về nhu cầu, trong khi đang có những dấu hiệu sớm cho thấy một vụ cà phê bội thu ở Brazil. Giá cà phê Robusta cũng có thể giảm với tốc độ tương tự. Theo kết quả cuộc khảo...

Dừa lên cơn sốt, doanh nghiệp ‘đỏ mắt’ tìm mua nguyên liệu

So với cùng kỳ năm 2024, giá dừa khô nguyên liệu đã tăng 40% và so với quý 1 năm 2023, tăng đến 120%, cao nhất từ trước đến nay. Tại Bến Tre, giá dừa khô nguyên liệu canh tác hữu cơ dao động từ 150.000 đến 160.000 đồng/chục (12 trái), trong khi dừa khô canh tác thông thường có giá từ 130.000 đến 145.000 đồng/chục. Giá dừa tươi cũng tăng mạnh, với mức tăng 110% so với cùng kỳ năm...

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm

Tại Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) đã gửi xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và người dân, Bộ Tài chính đã đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm như quy định hiện hành. Theo Bộ Tài chính, quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ lãi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất