Powered by Techcity

Cần sớm có cơ chế quản lý, bảo vệ di sản thế giới liên tỉnh

Vịnh Hạ Long nằm trong phạm vi ranh giới, tiếp giáp với nhiều địa phương. Các hoạt động kinh tế – xã hội trên vịnh cũng do nhiều sở, ngành, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý. Sau khi di sản thế giới Vịnh Hạ Long mở rộng ranh giới sang khu vực Quần đảo Cát Bà thì phạm vi quản lý càng rộng hơn. Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý di sản đòi hỏi sự phối hợp tốt giữa các đơn vị, ngành, địa phương.




Chia sẻ với chúng tôi về những thách thức trong quản lý di sản liên ngành, liên vùng, ông Vũ Kiên Cường (ảnh), Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, phân tích: Môi trường và các giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long đang chịu sức ép đa chiều ngày càng gia tăng từ các hoạt động đô thị hóa và các hoạt động kinh tế – xã hội trên và ven bờ vịnh.

Cụ thể, trên vịnh là nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế – xã hội đan xen phức tạp liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực như: Du lịch; nuôi trồng, khai thác thuỷ sản; giao thông cảng biển. Khu vực ven bờ vịnh lại tiếp giáp với nhiều địa phương có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ (kinh doanh xăng dầu, khai thác than, cảng biển…) tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường nước và tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái của Vịnh Hạ Long.

– Vậy trong những năm qua, các đơn vị đã chung tay quản lý, bảo vệ di sản gắn với phát triển kinh tế đạt kết quả như thế nào?

+ Thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường biện pháp quản lý các hoạt động kinh tế – xã hội trên và ven bờ vịnh, yêu cầu bố trí lực lượng thường trực 24/24h để nắm bắt thông tin. Cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động trên Vịnh Hạ Long được tăng cường. Ngay từ năm 2001, tỉnh đã chỉ đạo cơ quan quản lý di sản ký kết Quy chế phối hợp quản lý di sản với các địa phương, ngành liên quan; thành lập, kiện toàn tổ công tác liên ngành phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm trên Vịnh Hạ Long hằng năm.

Vịnh Hạ Long bình yên đón khách du lịch trong những năm qua từ làm tốt công tác phối hợp quản lý di sản.

Theo đó, công tác bảo vệ môi trường có sự hợp tác liên vùng, liên ngành để huy động tốt các nguồn lực bảo vệ môi trường, kiểm soát, giám sát các nguồn thải, kịp thời ngăn chặn từ nguồn phát tán chất thải có nguy cơ ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường di sản. Đối với hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, tiếp tục thực hiện quy định không đánh bắt thủy sản trong khu vực vùng lõi di sản và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành của các tổ chức, cá nhân; yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường rà soát, kiểm tra, có biện pháp xử lý các trường hợp nuôi trồng thủy sản trái phép tại khu vực bảo vệ tuyệt đối và vùng đệm thuộc địa giới hành chính TP Hạ Long, Cẩm Phả, huyện Vân Đồn, khu vực giáp ranh với TX Quảng Yên; quyết liệt xử lý các hành vi khai thác, sử dụng ngư cụ cấm tại khu vực giáp ranh Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà.

Công tác phòng chống thiên tai, cháy nổ, tìm kiếm cứu nạn được quan tâm, chú trọng công tác phòng ngừa và nâng cao kỹ năng thực hành. Năm 2017, tỉnh thành lập đội liên ngành thường trực cứu hộ, cứu nạn trên Vịnh Hạ Long, đáp ứng phương châm “4 tại chỗ”; huy động nhiều ngành như Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, Bộ CHQS tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, giao Bộ CHQS tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND TP Hạ Long và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Đội liên ngành thường trực 24/24h, duy trì nghiêm chế độ trực thông tin, kịp thời xử lý tình huống trên vịnh, đảm bảo an toàn, hiệu quả…

Lực lượng vũ trang tham gia thu gom rác thải trên Vịnh Hạ Long sau bão số 3.

– Không chỉ là di sản trong phạm vi Quảng Ninh, giờ đây, Vịnh Hạ Long còn là di sản liên tỉnh khi ranh giới di sản đã mở rộng sang Quần đảo Cát Bà của Hải Phòng. Vậy công tác phối hợp trong bảo vệ di sản Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà hiện nay được thực hiện như thế nào?

+ Ngay từ đầu những năm 2000, chúng tôi đã đẩy mạnh các hoạt động liên kết quản lý vùng thông qua việc ký kết hằng năm Quy chế phối hợp về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long và các vịnh thuộc Quần đảo Cát Bà với huyện Cát Hải (TP Hải Phòng), về công tác quản lý, vệ sinh môi trường, cứu hộ, cứu nạn…

Các cơ quan chức năng của hai địa phương thường xuyên triển khai thực hiện các hoạt động phối hợp tuần tra, giám sát các hoạt động trên địa bàn khu vực giáp ranh để kịp thời phát hiện các hành vi xâm hại đến cảnh quan, tài nguyên môi trường, hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học (săn bắn, buôn bán động vật hoang dã, khai thác trái phép lâm sản, thủy sản, nuôi trồng thuỷ sản trái phép, đổ thải trái phép, hành vi gây ô nhiễm môi trường, sử dụng lồng, bè trái phép gây ô nhiễm môi trường…). Hằng tháng tổ chức các đợt ra quân làm sạch môi trường trên mặt nước và ven các chân đảo tại các khu vực giáp ranh.

Hệ động thực vật trên Vịnh Hạ Long có nhiều loài quý hiếm, đã được bảo tồn tốt trong những năm qua. 

Thường xuyên tổ chức phối hợp tuyên truyền, vận động dân cư sinh sống trên địa bàn nâng cao ý thức, tự giác giữ gìn môi trường. Trong thời điểm Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà xảy ra sự cố môi trường do tháo dỡ, thay thế vật liệu tại các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản và ảnh hưởng của cơn bão số 3 vừa qua, hai bên đã kịp thời huy động lực lượng, kêu gọi sự chung tay vào cuộc của các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng tổ chức thu gom rác thải (bè, mảng, phao xốp…) trôi nổi trên mặt biển.

Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà giờ đây đã trở thành một quần thể Di sản thế giới, cần thiết hướng tới sự thống nhất trong công tác phối hợp quản lý và bảo vệ khu vực biển đảo này, giúp cho công tác bảo tồn, gìn giữ tính toàn vẹn của di sản ngày càng tốt hơn, nhất là trong điều kiện các hoạt động KT-XH trên vịnh ở hai địa phương phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Từ năm 2023, sau khi Vịnh Hạ Long được mở rộng ranh giới sang Quần đảo Cát Bà, tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo chung, yêu cầu các ngành chức năng của hai địa phương ký kết các Quy chế phối hợp riêng trong từng lĩnh vực quản lý, trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà, đặc biệt tại khu vực giáp ranh giữa hai địa phương. Chỉ đạo các cơ quan tham mưu xây dựng quy chế, kế hoạch quản lý di sản liên tỉnh Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà nhằm đảm bảo tính thống nhất trong công tác phối hợp quản lý và bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị di sản.

Việc phối hợp quản lý giữa Ban Quản lý Vịnh Hạ Long với huyện Cát Hải (TP Hải Phòng) đã được thực hiện nhiều năm qua. Ảnh chụp tại khu vực Lờm Bò, giáp ranh giữa Quảng Ninh và Hải Phòng.

– Cùng với quản lý, bảo vệ thì việc kết nối để khai thác du lịch liên vùng của di sản thế giới thời gian qua đã tiến hành ra sao, liệu có sự đột phá, khác biệt nào lớn trong thời gian tới hay không?

+ Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà đã và đang có sự kết nối trong những năm qua, thông qua 3 cách: Thông qua tuyến phà Tuần Châu – bến Gia Luận (Cát Bà, Hải Phòng); thông qua tàu du lịch chạy theo tuyến 5 Cảng tàu (Quảng Ninh), đi qua các điểm động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hòn Chó Đá, hang Ba Hang, hòn Đỉnh Hương, hòn Trống Mái rồi đến vịnh Cát Bà và tới bến Gia Luận; kết nối bằng tàu chuyên tuyến, các tender hiện nay.

Để du lịch liên vùng di sản phát triển mạnh mẽ hơn, gần đây hai địa phương đã chỉ đạo xây dựng tuyến du lịch kết nối giữa Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà nhằm phát triển các sản phẩm du lịch mới, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách, đồng thời quản lý tốt hoạt động du lịch tại khu vực giáp ranh, ngăn chặn các tác động xấu đến giá trị của di sản. Theo đó, các đơn vị đã tham mưu, đề xuất mở thêm hành trình Vịnh Hạ Long 6 từ Hạ Long đi Chân Voi – Vụng Ba Cửa – đảo Tùng Lâm – hòn Cặp Bài (điểm cuối của hành trình tiếp giáp với Gia Luận, vịnh Lan Hạ, Hải Phòng).

Với sự nỗ lực của 2 địa phương, Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà tiếp tục là điểm đến du lịch được đông đảo khách tham quan lựa chọn. Ước tính đến hết năm 2024, Vịnh Hạ Long đón tiếp khoảng 3,1 triệu lượt khách tham quan, Quần đảo Cát Bà đón tiếp trên 1 triệu lượt khách tham quan…

Vịnh Hạ Long ước đón tiếp trên 3 triệu lượt khách tham quan trong năm nay.

– Vậy công tác phối hợp quản lý di sản thế giới hiện còn những khó khăn, thách thức nào cần giải quyết không?

+ Từ thực tiễn công tác quản lý Vịnh Hạ Long những năm qua cho thấy, mặc dù có quy chế phối hợp giữa các đơn vị, địa phương nhưng việc quản lý vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, do cả điều kiện tự nhiên, xã hội có nhiều phức tạp. Hai địa phương trong vùng di sản cũng chưa có cơ chế phối hợp, quản lý di sản liên tỉnh nên một số hoạt động phối hợp chưa được tổ chức kịp thời và thường xuyên…

Giờ đây, những áp lực đối với công tác phối hợp bảo vệ và quản lý di sản sẽ càng lớn hơn sau mở rộng ranh giới. Đó là sự phát triển du lịch trên quy mô lớn, nguy cơ ô nhiễm môi trường, áp lực từ các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, các tác động từ sức hấp dẫn, tiềm năng khai thác kinh tế của di sản… Vì vậy, đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sớm ban hành Quy chế phối hợp giữa tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà. Đồng thời có hướng dẫn cụ thể cơ chế quản lý, bảo vệ di sản thế giới liên tỉnh, thành phố để các địa phương triển khai thực hiện.

– Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!



Nguồn

Cùng chủ đề

Khoảng 40 bãi cát, hang động mới có thể khai thác trên Vịnh Hạ Long

Thực hiện chủ trương của tỉnh trong việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, gia tăng thêm sự trải nghiệm của du khách khi đến với Vịnh Hạ Long, trong tháng 8 vừa qua, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã tiến hành khảo sát các hang động, bãi cát lâu nay chưa được đưa vào khai thác trên vịnh. Nhân dịp này, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có cuộc trao đổi với...

Cùng tác giả

Làm thế nào tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành công nghiệp?

Tình trạng liên kết yếu và chưa chặt chẽ thể hiện qua tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp trong nước vẫn còn thấp. Tỷ lệ nội địa hoá chưa cao Theo Bộ Công Thương, vướng mắc của nền công nghiệp Việt Nam nằm ở việc nội lực còn yếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc quá lớn vào các doanh nghiệp FDI. Đơn cử, các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu...

Phim Việt trăm tỉ đồng của Phương Mỹ Chi khiến bánh xèo đắt khách

Phim "Nhà gia tiên" vượt doanh thu trăm tỉ đồng sau 5 ngày, được khán giả trẻ ủng hộ vì thông điệp gần gũi về gia đình, tình thân. Ngày 24.2, "Nhà gia tiên" do Huỳnh Lập đạo diễn đạt doanh thu 103 tỉ đồng sau 5 ngày phát hành, theo thống kê của Box Office Vietnam. Phim đứng đầu phòng vé với hơn 4.000 suất chiếu, áp đảo các phim còn lại như "Dark Nuns: Nữ tu bóng tối", "Nụ...

Ngày mai (26/2) diễn ra Kỳ họp thứ 25 của HĐND tỉnh khóa XIV

Ngày mai, 26/2, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026, sẽ tổ chức Kỳ họp thứ 25 - Kỳ họp chuyên đề nhằm khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Dự kiến tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh sẽ thảo luận, xem xét, quyết nghị và cho ý kiến...

Giá vàng mua vào cao hơn bán ra

Sáng nay (25/2), giá vàng trong nước bật tăng trở lại lên mốc 92 triệu đồng/lượng. Điều đặc biệt là mức tăng giá mua vào cao hơn giá bán ra. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu… niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 90 - 92 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 400.000 đồng/lượng mua vào, 300.000 đồng/lượng bán ra...

Mở hồ sơ lãi suất huy động sau chỉ đạo ‘nóng’ của Thủ tướng

Từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động tăng tại nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, mức tăng chưa đột biến và cao nhất 7,2% kỳ hạn 24 tháng. Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng, trong 6 tuần (từ 6/1-14/2), bảng lãi suất huy động của 36 ngân hàng ghi nhận 7/36 ngân hàng tăng lãi suất, 3 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất, 2 ngân hàng đồng thời tăng và giảm lãi suất ở một số...

Cùng chuyên mục

Từ 25/2, thực hiện thông quan cho du khách, cư dân biên giới tại cửa khẩu Hoành Mô – Động Trung

Theo UBND huyện Bình Liêu, ngày mai (25/2), UBND huyện Bình Liêu (Việt Nam) và Chính quyền nhân dân khu Phòng Thành (Trung Quốc) sẽ tổ chức Lễ thông quan xuất nhập cảnh cho khách du lịch và cư dân biên giới qua cặp cửa khẩu Hoành Mô (Việt Nam) – Động Trung (Trung Quốc). Buổi lễ sẽ diễn ra tại vạch quản lý cầu thông quan cho du khách cửa khẩu Hoành Mô – Động Trung. Đối tượng được...

Quy định khó ngờ khi khách ngoại đến Triều Tiên

Du khách đến Rason được khuyến cáo không mang theo thực phẩm sản xuất tại Hàn Quốc, danh thiếp và máy ghi âm. Triều Tiên đang cẩn trọng chào đón khách du lịch nước ngoài sau 5 năm đóng cửa biên giới (từ 1/2020) do đại dịch Covid-19. Chính quyền Bình Nhưỡng hiện chỉ chào đón một số lượng hạn chế du khách đến với đặc khu kinh tế Rason, 100% phải thông qua một số công ty lữ hành...

Hơn 170 chương trình, sự kiện quảng bá du lịch Quảng Ninh năm 2025

Theo thông tin từ Sở Du lịch, năm 2025, tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức 24 chương trình, sự kiện quy mô quốc tế, quốc gia, cấp tỉnh và gần 150 chương trình, sự kiện cấp địa phương nhằm thu hút du khách. Có thể kể đến một số chương trình như: Chương trình Carnaval Hạ Long 2025 (diễn ra vào dịp 30/4-1/5), Cuộc thi hoa hậu Biển Việt Nam toàn cầu 2025 (diễn ra vào tháng 5,6), chương trình...

Hợp tác du lịch Quảng Ninh (Việt Nam) – Sùng Tả (Trung Quốc)

Nằm trong các hoạt động của chương trình Gặp gỡ đầu Xuân năm 2025 và Hội nghị Ủy ban Công tác liên hợp lần thứ 16 tổ chức tại Quảng Ninh, ngày 21/2, tại TP Hạ Long đã diễn ra tọa đàm Hợp tác phát triển du lịch giữa Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Sùng Tả, Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc. Tại buổi tọa đàm, đại diện lãnh đạo...

Đóng du thuyền 100 tỷ đồng ngao du sông Mekong

Du thuyền Mekong Lover trị giá 100 tỷ đồng do các doanh nghiệp Việt khởi đóng sẽ hoàn thành sau 18 tháng, hứa hẹn góp phần thúc đẩy du lịch vùng Tây Nam Bộ. Mekong Lover được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, với 32 cabin có ban công, tích hợp các tiện ích như hồ bơi vô cực, quầy bar, nhà hàng, sân khấu. Chủ đầu tư, đơn vị đang khai thác một số tour du thuyền trên...

Hai mặt của du lịch ‘đu trend’

Nhiều trào lưu du lịch theo trend giúp điểm đến nổi tiếng nhưng cũng có thể trở thành nỗi sợ của người địa phương, thậm chí gây nguy hiểm cho khách. Giữa tháng hai, các nền tảng mạng xã hội rộ lên trào lưu check in "dốc Đại Lý". Trào lưu tái hiện bối cảnh tại Thương Nhĩ Đại Đạo - cung đường đẹp nhất thành phố Đại Lý, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với cảnh đường phố nhộn nhịp...

Du lịch Việt Nam thu hút sự quan tâm tại triển lãm ở Hong Kong

Nhằm mang đến các sản phẩm du lịch và chương trình ưu đãi cho những người đam mê du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách về thông tin du lịch, chiều 20/2, Hội chợ triển lãm du lịch Hong Kong năm 2025 đã khai mạc tại Trung tâm hội nghị và triển lãm Hong Kong (Trung Quốc). Hội chợ có 300 gian hàng đến từ nhiều quốc gia và khu vực trên...

Chất liệu quý thúc đẩy du lịch cộng đồng

Xã Bình Dân (huyện Vân Đồn) còn lưu giữ được nhiều nét đẹp, hoạt động mang đặc trưng văn hoá của người Sán Dìu. Đây là chất liệu quý giá góp phần thúc đẩy du lịch cộng đồng đang được khơi dậy trên địa bàn. Cách thị trấn Cái Rồng không xa, xã Bình Dân là nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống nhất của huyện Vân Đồn. Điều đặc biệt, Bình Dân cũng là xã gìn giữ được...

Để khai thác du lịch biên giới qua cửa khẩu Hoành Mô

Thời gian qua, du lịch Bình Liêu đang có sự quan tâm đầu tư, chuyển mình mạnh mẽ. Nơi đây trở thành điểm đến thu hút du khách quanh năm với đa dạng sản phẩm, loại hình du lịch, trong đó có du lịch biên giới qua cửa khẩu Hoành Mô đang rộng mở. Gần đây, việc công bố mở cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) đang mở ra cơ hội lớn...

Vui chơi Sun World Ha Long mùa xuân, không thể bỏ qua những trải nghiệm này

Đến với Sun World Ha Long dịp đầu xuân, du khách không chỉ được hưởng chính sách giá vé hấp dẫn mà còn được tận hưởng nhiều trải nghiệm “chill” hết nấc tại khu “3 Đồi” mới. Từ 14/2 đến 31/3/2025, Sun World Ha Long dành tặng cho du khách Việt Nam mọi lứa tuổi chương trình chính sách giá hấp dẫn chưa từng có, mang đến cơ hội du xuân với những trải nghiệm mới mẻ. Theo đó,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất