Thời gian qua, một số đối tượng sinh vật hại đã xuất hiện trên trà lúa mùa, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 đã phát sinh, gây hại trên diện rộng với mật độ nhiễm và gây hại nhiều hơn so với cùng kỳ những năm trước, đã có những diện tích lúa bị sâu hại gây trắng lá. Theo dự báo của ngành nông nghiệp, trà lúa mùa trung sẽ trỗ tập trung từ ngày 17 đến 25/9, nếu không theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng sinh vật hại sẽ gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng.
Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy hơn 22.420ha. Để phòng chống sinh vậy gây hại lúa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đề nghị Phòng NN&PTNT, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp các địa phương phân công cán bộ tăng cường theo dõi, bám sát đồng ruộng để chỉ đạo nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả; tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân kiểm tra đồng ruộng, phát hiện, xử ký kịp thời sinh vật hại trên cây lúa. Đồng thời, chú trọng quan tâm một số đối tượng có nguy cơ gây hại trên diện rộng như: sâu cuốn lá, khô vằn đạo ôn cổ bông, sâu đục thân 2 chấm…
Trong đó, đối với bệnh đạo ôn cổ bông khi tỷ lệ bệnh từ 2 đến 2,5% số bông hoặc khi lúa bắt đầu trỗ, các địa phương chỉ đạo nông dân phun phòng trừ bằng các thuộc đặc hiệu như: Filia -525SE; Tilbis Super 550SE; Kabum 650WP.
Đối với bệnh sâu đục thân 2 chấm kiểm tra đồng ruộng, nông dân phát hiện trên diện tích lúa trỗ có mật độ ổ trứng sâu từ 0,3 ổ/m2 trở lên hoặc khi lúa chuẩn bị trỗ bông trước 4-5 ngày hoặc trỗ được 5% số bông chỉ đạo, hướng dẫn nông dân ngắt, tiêu hủy các ổ trứng sâu và dùng thuộc đặc hiệu như: Vitako 40WG, Dupon prevathon 5SC để phun phòng trừ.
Đối với lúa mùa nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng nông dân tiến hành phun trừ những diện tích có mật độ từ 1.500 con/m2 và sử dụng một số loại thuốc như: Babsax 400WP, Anavado 100WP, Bassa 50EC để phun trừ.
Ngoài ra, Sở NN&PTNT cũng khuyến cáo nông dân cần quan tâm theo dõi và phun trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 7 trên diện tích lúa mùa muộn. Bọ xít dài, bệnh bạc lá, bệnh đốm nâu…